Lễ tết Nguyên đán

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 79)

6. Bố cục của luận văn

2.4.1. Lễ tết Nguyên đán

Trong năm quan trọng nhất là ngày tết Nguyên đán. Đặc trưng điển hình của tết Nguyên đán của người Thái đó chính là tính cộng đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ những ngày trước Tết, người dân trong bản đã nô nức đi chợ mua sắm những vật dụng cần thiết, chung nhau mổ lợn, gói bánh trưng. Gần tết, cả bản dọn dẹp quang cảnh xung quanh bản, mọi nhà đều tổ chức tắm rửa, giặt đồ với quan niệm tẩy rửa, rũ bỏ tất cả những điều xui xẻo của năm cũ để bước sang năm mới với hi vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tối 29, các gia đình bắt đầu gói bánh chưng. Họ gói bánh bằng gạo nếp, bột đậu xanh, lá rong, gói tròn dài tượng trưng cho trời. Người Thái thường gói hai loại bánh chưng màu đen và màu trắng, chiếc bánh chưng được người Thái gói nom gù như dáng núi. Và cũng chính người Thái nơi đây đã khéo léo "thiên biến vạn hoá", để chế ra món bánh chưng đen "Khẩu tủm đăm" đặc trưng với nhân được trộn gia vị của rừng là thảo quả chứ không phải hạt tiêu như bánh chưng của người Kinh, còn hạt gạo thì đã được nhuộm đen nhánh bởi bột than của cây núc nác. Để làm bánh chưng đen, họ đốt cây núc nác, lấy than giã nhuyễn thành bột trộn lẫn gạo nếp rồi sàng sẩy sạch muội tro mà vẫn giữ lại màu đen của than cây núc nác. Còn khi gói bánh, gạo nhất thiết không được đem ngâm, chỉ rẩy nước vừa đủ ướt hạt, như thế bánh mới mềm dẻo và không nát. Nhiều nơi không cho nhân bánh. Người ta quan niệm hương vị của Tết ở trong bánh chưng chủ yếu thể hiện ở hương vị của lá dong, và đó cũng là vật chủ yếu để dâng lên tổ tiên “Phi hươn” (ma nhà).

Sáng 30, các nhà luộc bánh chưng và thịt lợn. Tối 30 là bữa cơm tất niên, có sự góp mặt của bà con, bạn bè, rồi cả đêm người ta thức uống rượu, nhang không bao giờ tắt. Sau lễ cúng giao thừa bằng thịt, bánh, các đồ thổ cẩm, bạc nén..., nhà nào có chiêng hay cồng thì mang ra gõ tại nhà. Tết đến mọi người dù ở xa cũng rủ nhau về họp mặt cùng gia đình, chúc tụng nhau khỏe mạnh, làm ăn phát đạt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cũng không thể không nhắc tới phong tục gọi hồn của người Thái. Vào tối 28, 29 hoặc 30, gia đình người Thái thịt hai con gà, một để cúng tổ tiên, con còn lại dùng để gọi hồn cho mọi người trong nhà. Để gọi hồn, thầy cúng lấy của mỗi người một chiếc áo, bó lại một đầu với nhau, vắt lên vai, tay thầy cầm một thanh củi đang cháy, rồi mang ra đầu làng gọi hồn hai ba lần, sau đó về chân cầu thang lại gọi một lần nữa. Xong việc, thầy cúng đích thân buộc một sợi chỉ đen vào tay mỗi thành viên gia đình để trừ tà, sợi chỉ đó phải để tự đứt, nếu dứt đứt thì chủ nhân dễ bị ốm.

Sáng mùng một người Thái dậy sớm, múc nước luộc bánh chưng cho mỗi người uống một ít. Phụ nữ trong nhà hôm mùng 1 được đem xôi đã đồ ra quạt ở giữa gian cúng ma nhà (bình thường họ không được đến khu vực đó). Sau đó người ta dọn ra hai hoặc ba mâm cúng, mâm đặt trên cao là để cúng tổ tiên nhà chồng, còn mâm thấp cúng tổ tiên nhà vợ.

Cúng xong, tất cả con trai lui vào trong để cho phụ nữ ăn trước, và chỉ như thế mỗi ngày mùng một Tết (hàng ngày, phụ nữ ăn cùng hoặc ăn sau đàn ông). Bữa cơm Tết của người Thái có một món không thể thiếu, đó là cá, với các món nướng, chua, khô...

Người Kinh mùng 1 kiêng đến nhà, nhưng người Thái thì mùng 1 Tết đã nườm nượp đến nhà nhau chúc Tết. Họ chỉ kiêng vứt lá dong xuống gậm sàn, kiêng quét nhà vào ngày mùng 1. Tối ngày mùng 1 họ đã làm lễ tạ. Từ chiều mùng 1, thanh niên bắt đầu đi chơi, và muốn đi chơi đến bao giờ thì đi, đến làng nào ăn uống ở làng ấy, có khi đi đến qua cả mùng 10 mới về.

Không khí tết của đồng bào Thái thật nồng ấm tình người. Mọi người trong bản đến nhà nhau chúc tết, cùng ngồi quanh mâm cơm với đĩa bánh trưng, rượu ngon, đĩa “nhứa giảng” (thịt khô)... Ngày lễ tết Nguyên đán thường kéo dài từ 12 đến 15 ngày. Họ tổ chức thăm viếng, vui chơi, ca hát,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ném còn, đi cà kheo, đua ngựa, bắn nỏ, bắn súng kíp cùng nhiều trò chơi dân gian khác.

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 79)