6. Bố cục của luận văn
2.5.1. Văn học thành văn
Người Thái là một dân tộc có chữ viết riêng từ lâu đời. Họ có những pho sách cổ. Đây là tài sản vô giá trong việc khôi phục lịch sử dân tộc Thái. Qua nghiên cứu, khảo sát tại kho lưu trữ của bảo tàng tỉnh Sơn La, những cuốn sách viết bằng chữ Thái cổ có thể chia thành những loại sau:
Những tác phẩm mang nội dung lịch sử xã hội Quam tô mương (Truyện kể Bản Mường)
Ở mỗi mường Thái đều có Quam tô mương của mường mình, ghi lại các
sự kiện lịch sử, gia phả của dòng họ thủ lĩnh (phìa, tạo, án nha) cha truyền con nối, hết thế hệ này đến thế hệ khác.
Trong Quan tô mương của người Thái ở Mường Muổi (Thuận Châu), phần mở đầu và giai đoạn thế kỷ XII về trước cơ bản giống như các mường Thái khác. Đoạn mở đầu mang tính thần thoại kể về quá trình hình thành thế giới và loài người. Giai đoạn bắt đầu được ghi chép là từ khi Tạo Xuông – Tạo Ngần đưa dân Thái từ Mường Ôm, Mường Ai phía đầu nguồn sông Hồng vào khai khẩn đất Mường Lò. Từ đất Mường Lò, Lạng Chương – người em út của Tạo Lò tiếp tục dẫn những người anh em đồng tộc đi tìm bản mường mới (thế kỷ XII). Họ đã đi qua rất nhiều nơi, từ tả ngạn sông Đà, đoàn người vượt qua sông Đà (Liệp Tè – Mường Muổi) đến mường Bú, mường Chùm, rồi vượt Khâu Pha kéo về mường La (thị xã Sơn La ngày nay), rồi tiếp theo là Mường Muổi (Thuận Châu), mường Mụak (Mai Sơn)... men theo các khe sông, suối đến sông Mã, sau đó là Mường Then (Mường Thanh – Điện Biên). Cuối cùng ông đã ở lại Mường Then huyền thoại.
Bản Quan tô mương của người Thái Thuận Châu ngoài phần mở đầu như trên thì chủ yếu ghi chép từ khi Lạng Chượng tìm ra đất Mường Muổi, tiếp đến cháu đời thứ 12 của Lạng Chượng là Lò Lẹt (hiệu là Ngu Háu) đã trở lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mường Muổi và phát triển Mường Muổi thành trung tâm của người Thái. Đến cháu Lò Lẹt là Tạ Ngần đã tiếp tục sự nghiệp cha ông, đưa Mường Muổi thực sự trở thành trung tâm thu hút các mường anh em khác. Từ khoảng thế kỷ XIII – XIV, Mường Muổi trở thành mường lớn, đóng vai trò trung tâm, các mường khác trong đó có Mường Thanh là mường nhỏ, được triều đình phong kiến trung ương thừa nhận. [48]
Giai đoạn tiếp sau sách ghi chép các sự kiện lịch sử của mường mình, nhưng vẫn ghi cả sự kiện quan trọng cùng thời diễn ra ở các mường Thái anh em khác. Bản Quam tô mương ghi chép trên 40 đời thủ lĩnh.
Đây là tác phẩm sử dụng lối kể chuyện thông thường của người Thái, kết hợp giữa văn xuôi với cách nói vần, vè như tục ngữ, thành ngữ. Tác phẩm đã nêu lên những sự kiện lịch sử của từng châu, mường trong suốt một thời gian dài từ thế kỉ XI – XII đến năm 1945. Đọc tác phẩm chúng ta có thể nắm bắt một cách chắc chắn những mô hình tổ chức bản mường của người Thái nói chung, của người Thái Thuận Châu nói riêng, biết về mối quan hệ chằng chịt giữa các dòng họ quý tộc của châu mường này với châu mường kia; giữa quý tộc với chức dịch trong bộ máy thống trị bản mường, giữa bộ máy mường với bản và nhân dân; về những cuộc chiến tranh; về sự lập bản dựng mường vv... Bởi vậy nó vừa có tính chất gia phả của quý tộc nhưng lại mang màu sắc của một tập sử biên niên.
Quan Tô Mương có giá trị vầ mặt lịch sử. Ta có thể coi đây là một tập tư liệu lịch sử, cung cấp những tư liệu cần thiết trong việc dựng lại lịch sử dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Về hình thức, tác phẩm này có giá trị nghiên cứu về mặt nghệ thuật, ngôn ngữ, nghiên cứu sự phát triển văn xuôi của người Thái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Quam phanh mương (hoặc Phiết mương): Thực chất là lịch sử diễn ca
(hay truyện thơ lịch sử), nên nó được sử dụng như thể thơ chính thống của dân tộc Thái, người ta có thể ngâm hát. Quam phanh mương có hai loại:
Phanh mương nọi (lịch sử diễn ca nhỏ): Là diễn ca lịch sử kể khá tỷ mỷ về một sự kiện lịch sử nổi bật hoặc những sự kiện lịch sử ở những vùng cát cứ khác nhau mà Quam tô mương không thể nói chi tiết được.
Phanh mương luông (lịch sử diễn ca lớn): Thực chất là một hình thức thể
hiện khác của Quam tô mương (diễn ca hoá). Về hình thức giống Phanh mương nọi nhưng nội dung của nó là diễn ca lịch sử toàn dân tộc Thái.
Bản Quam phanh mương của người Thái Thuận Châu dài tới 2.375 câu, kể từ thời Pú chảu Ngu Háu đến thời Bạc Cầm Quý làm Tri Châu. Quam phanh mương chắc chắn xuất hiện sau Quam tô mương, nó phát triển từ Quam tô mương mà ra. Có thể nó mới xuất hiện vài ba thế kỷ gần đây, vì thấy xuất hiện những từ tiếng Việt trong đó. Tuy vậy nó cũng đã đủ thời gian cho sự truyền bá rộng rãi, đến nay các vùng Thái khác nhau vẫn còn lưu giữ nhiều bản sao chép Quam phanh mương.
Quan Tay Pú xấc
Đây là tập sử thi nổi tiếng của người Thái đen, viết về những bước đường chinh chiến của cha ông. Tác phẩm ca ngợi công lao của lớp quý tộc trong cuộc thiên di xuống phía nam tìm vùng đất mới của người Thái xưa kia. Tác phẩm bao gồm hai phần: Mở đầu là những trang ghi chép về lịch sử chinh chiến và di dân Thái đen từ Mường Ôm, Mường Ai, xuống chiếm và khai phá đất Mương Lò thành cánh đồng trồng lúa. Rồi đên lượt “Pú Xấc” dẫn đoàn quân chinh chiến mở đường tiến sâu vào lưu vực sông Đà, sông Mã, Nặm U, chiếm Mường Thanh (Mường Then). Các Pú Xấc nối tiếp nhau đưa đoàn quân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chinh chiến của mình từ đất Mường Then trở về xây dựng trung tâm Mường Muổi (Thuận Châu). [65;466]
Các truyện lịch sử bằng thơ như Út Ỏ, Phanh Mường Nọi, Xước Hán co lương (Lá cờ vàng), đây là một tập thơ nói về công cuộc đánh thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX.
Những tác phẩm phục vụ cho luật tục
Đây là những văn bản cổ có giá trị nghiên cứu về văn hóa xã hội của người Thái. Những tác phẩm này nhằm phục vụ cho các thể chế, các nghi thức, các quy định của tập quán và tiêu chuẩn đạo đức, thường tập trung ở một số mặt sau:
Phục vụ cho cưới xin: Gồm có các tập xướng có vần điệu của người đứng làm mối trong các hôn lễ. Ở người Thái, nếu là người thuộc dòng họ bình dân thì có các tập có nhan đề là “Đường dâu gia” (Cái puông hặc, puông chau) và nếu thuộc dòng họ quý tộc thì có “Quan xo nang” hoặc “Xử nang”.
Tất cả những tập mối xướng như thế đều mang nội dung: Một là nói lí do hoặc đặt vấn đề xin làm dâu hoặc làm rể. Hai là nói về quá trình nuôi nấng, dạy bảo con cái và công lao của bậc cha mẹ. Ba là lời xướng và đáp tỏ rõ sự đồng ý và vui mừng trước hạnh phúc của lứa đôi.
Phục vụ cho việc dựng nhà và khai trương nhà mới có những tập thơ là “Quam khả khẩu khấu hươn” (Lời tống điều ác thu điều lành). Thông qua tập thơ này ta có thể biết cách nhìn nhận của họ về ngôi nhà của mình, đó là ngôi nhà không chỉ chứa đựng thể xác mà còn chứ đựng cả linh hồn. Hồn có thể gặp điều xấu nếu như nhà đó chứa đựng toàn điều ác. Trái lại hồn đó sẽ gặp nhiều may mắn nếu như nhà đó chứa đựng nhiều điều lành. Những vần thơ “khả khấu hướn” chủ yếu nhằm vào việc đuổi tà ác, cầu mong nhiều điều may mắn cho ngôi nhà mới:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“Những điều tai quái đừng đế với trâu sừng cong chuyên làm ruộng Đừng đến với “đôi má hồng”của bạn ta
Đừng đến với nàng dâu ngủ ở gian giữa Đừng đến với con gái ngủ ở gian bếp Con gái trong nhà khỏi chết khi nằm ngửa Con trai trong nhà khỏi chết trong vũng máu...”
Tập thơ nói về tiêu chuẩn đạo đức của con người như “Quan xon khuôn” (Lời khuyên người). Nội dung chính của tác phẩm này là giáo huấn về cách xử thế của người đời, phân biệt thế nào là người tốt, người xấu, việc tốt, việc xấu. Trên cơ sở đó khuyên răn con người nên làm việc tốt, tránh làm điều xấu.
Trong các phong tục, tín ngưỡng và tôn giáo có các cuốn sách sau: “Hịt dệt pang heo Tay Đăm” (Lệ làm lễ tang của người Thái), sách ghi hàng chục nghi thức bắt buộc và nội dung đầy đủ về nghi thức của một đám tang người Thái, kể từ giờ phút người quá cố tắt thở đến khi làm đủ các thủ tục chôn cất theo đúng tập quán của dân tộc.
Những tập sách về tôn giáo, tín ngưỡng có các văn bản cúng hồn, bao gồm: “Páo Khuôn” (Báo hồn), “Hịak Khuôn” (Gọi hồn), “Tam Khuôn” (Khấn hồn). Ngoài ra còn có những văn bản ghi chép về luật lệ cúng bản, cúng mường (Xên Mường)... nhằm phục vụ cho việc cúng hồn, thế giới của linh hồn được miêu tả bằng bằng những câu thơ vần, nhờ đó con người biết được cuộc sống của thế giới bên kia.
Những tác phẩm viết về luật tục trên còn là công cụ đắc lực để giai cấp thống trị – quý tộc duy trì trật tự xã hội, truyền bá thế giới quan duy tâm, gây cho người ta “tâm lý phải tin vào một sự vật hư vô nào đó”. [65;471]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tình ca: Phải kể đến hai tập thơ khuyết danh “Xống Chụ Xôn Xao” và
“Tản Chụ Xiết Xương”. Có thể nói đay là hai tác phẩm đặc sắc của dân tộc Thái, là niềm tự hào của dân tộc Thái nói chung, người Thái Thuận Châu nói riêng.
Truyện thơ Tiễn dặn người yêu (Sống Chụ Xon Xao) là một thiên trường ca trữ tình kết hợp giữa truyện dân gian và thơ ca dân gian. Theo truyền thuyết, đây là câu chuyện tình của một đôi trai gái ở bản Panh và bản Sái thuộc xã Tranh Đấu, huyện Thuận Châu (tức Mường Muổi, Sơn La ngày nay). Sống Chụ Xôn Xao là đỉnh cao của văn học Thái (Tây Bắc Việt Nam) biểu trưng cho ngôn ngữ Thuận Châu. Ra đời trong xã hội thịnh trị của thế kỷ XVII ở vùng Tây Bắc Đại Việt, ngôn ngữ thơ đã đạt đến trình độ điêu luyện, hầu hết các thể thơ Thái thông dụng đã được sử dụng trong Sống Chụ Son Sao, từ thể “Khắp Bắc” câu dài 11, 12 chữ, đến thể “Khống khái” câu ngắn 5, 6 chữ. Các thể thơ này được dùng xen kẽ với nhau khá nhuần nhuyễn
Về nội dung của truyện thơ Sống Chụ Xôn Xao – áng thơ tuyệt diệu xin được tóm tắt như sau : Một đôi nam nữ sinh ra cùng lứa. Khi đến tuổi cập kê, họ bén duyên nhau, chàng trai sắm lễ vật sang nhà dạm hỏi. Nhưng bố mẹ không ưng, chê nghèo, ép gả cô cho người khác giàu ở một bản xa. Chàng trai thất tình, đeo nặng nỗi buồn thương, phẫn chí bỏ sang Lào đi buôn mong kiếm đủ bạc vàng chuộc lại người yêu. Nhưng ở đời đâu dễ kiếm tiền, chàng trai phải lam lũ, vật lộn với gian nan. Ở quê nhà, người con gái đau buồn vẫn không vượt qua bức tường lễ giáo, cam chịu cho số phận an bài, buộc phải lấy một kẻ xa lạ. Thấm thoắt sáu bảy năm trời, đã hết hạn ở rể của chồng, sau nhiều lần cố trì hoãn chờ người yêu trở về, cô đành nhắm mắt đưa chân bước đi đến người nhà làm dâu. Đúng ngày vu quy, thình lình người yêu cũ về đến nhà. Bao ước vọng tan tành. Không thể xoay chuyển tình thế, chàng đành cải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trang thành khách đưa tiễn dâu về nhà chồng để dọc đường tranh thủ than thở tâm tình với người yêu cho vơi nỗi cay đắng. Chàng và nàng đau khổ hẹn thề rằng không lấy được nhau thời trẻ sẽ tìm mọi cách để lấy cho được nhau lúc về già. Cuối cùng, cái ngày ước nguyện định mệnh đã thành. Họ gặp nhau trong cảnh ngộ bi thương. Sau hai đời chồng, nàng bị người chồng thứ hai đem ra chợ bán và buồn thay được người tình xưa tình cờ đổi lấy bằng một nắm lá dong gói bánh. Anh mua về làm kẻ hầu, nhưng nhờ kỷ vật cũ, anh đã nhận ra người yêu cũ của mình. Anh đã cho chị về kết duyên. Từ đó, họ mới được thật sự sống trong hạnh phúc vợ chồng. Tình yêu của họ thật đẹp và cao thượng:
“Đôi ta lấy nhau không hề chi phận lỡ Không quản chi tình ế duyên ôi”.
Thông qua mối tình đẫm đầy nước mắt của hai nhân vật chính, những phong tục tập quán bao đời chi phối nhân duyên, bao nỗi lao đao thăng trầm, những buồn vui, sướng khổ… được dồn nén trong thiên tình sử này và nó đã trở thành bộ từ điển bách khoa của đời sống tinh thần dân tộc Thái. Người Thái thuộc và hát “Tiễn dặn người yêu” trong những cảnh huống giống như người Kinh thuộc và bói Kiều vậy. Họ hát những khúc ca này trong tâm trạng khi gặp hoàn cảnh éo le, chuyện tình duyên dang dở, hay trong lúc yêu nhau mà phải xa nhau...
Ngoài ra tác phẩm còn ghi lại một số phong tục, tập quán, đạo lý làm người của người Thái, là tiếng nói phẫn nộ chĩa mũi nhọn đấu tranh vào tập quán hôn nhân dựa trên quan hệ của cải và đồng tiền. Tác phẩm đã làm cho người đọc có một rung cảm đặc biệt về cuộc sống của những kiếp người nghèo khổ trong quá khứ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đây là thể loại truyện thơ, mang tính chất anh hùng ca. Tác phẩm tiêu biểu là tập sách mang tựa đề “Chương Han”. Để thực hiện mưu đồ dùng lực lượng quân sự để phá tan các thế lực cát cứ, thống nhất thành mường lớn, Chương Han đã thổi lá cây thành triệu binh đi chinh chiến khắp nơi, đánh đâu thắng đó. Về sau Chương Han đã được phong làm “Then” để điều khiển việc chiến tranh của thiên hạ.