Phong tục, tập quán

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 53)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Phong tục, tập quán

2.2.1. Hôn nhân

Trước đây, hôn nhân của dân tộc Thái mang tính chất phụ quyền, một vợ, một chồng. Sau này bọn quý tộc lấy vợ lẽ trong trường hợp vợ cả không còn. Cũng từ đó người trong dòng họ quý tộc được lấy nhau để quyền thống trị của gia đình, dòng họ mình không rơi vào tay dòng họ khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cho đến nay người Thái vẫn quan niệm rằng chỉ có người vợ cả lấy lần đầu mới được coi là vợ chính thức, khi chết sẽ được sống bên cạnh chồng mãi mãi. Vì vậy khi chồng chết (nếu có nhiều vợ) thì người vợ cả dù ở vậy hay tái giá vẫn giữ lại chiếc áo của người chồng cũ. Khi chết bỏ vào quan tài hoặc thiêu xác. Người Thái cho rằng có làm như vậy thì vợ chồng mới được sum họp ở thế giới bên kia.

Việc dựng vợ gả chồng chủ yếu phụ thuộc vào sự quyết định của bố mẹ đôi trẻ và sự đồng ý của hai họ, nhất là những người già cả trong họ.

Theo tính chất hôn nhân của người Thái xưa kia, theo một nghĩa nào đó thì đây là một dịp mua bán đầy tính toán. Nhà trai là người mua, còn nhà gái là người bán, người con gái là sản phẩm nên mới có câu “Trai của mua, gái của bán” (Nhinh khong khai, chai khong sự).

Cưới xin là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần. Ở dân tộc Thái Thuận Châu còn lưu lại không ít những nét cổ truyền từ xa xưa.

Ttrước Cách mạng tháng Tám, đám cưới của người Thái rất phức tạp và tốn kém. Từ lúc hai người thanh niên nam nữ quen nhau và tìm hiểu cho tới khi cưới nhau nên vợ nên chồng phải trải qua nhiều giai đoạn, hai bên họ hàng phải đi lại rất nhiều lần và công việc này diễn ra trong nhiều năm: “Pay vay” (Dặm hỏi), “Sống khươi” (Đưa rể về), “Sú phả, tẳng cảu”, “Au pựu ma dam hươn” (công ơn, đưa dâu về thăm nhà chồng), “Sống pay hươn phua” (đưa dâu về nhà chồng)... Cụ thể các giai đoạn đó như sau:

2.2.1.1. Giai đoạn tìm hiểu

Thanh niên nam nữ Thái quen nhau trong những ngày chợ phiên, ngày hội, mùa xuân, mừng lúa mới, và nhất là trong ngày hội ném còn, sinh hoạt văn nghệ “Hạn Khuống”... Người con trai Thái biết thổi sáo, thổi khèn, đặc biệt là gõ sàn (chọc sàn) để gọi người yêu xuống nói chuyện hay đi chơi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Không chỉ có người Thái mà có lẽ tất cả các dân tộc khác cũng đều quan niệm rằng thời gian đẹp nhất của tình yêu chính là thời gian nam nữ tìm hiểu nhau. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám (khi chưa bị giặc Pháp đô hộ), người Thái thường lấy vợ, lấy chồng muộn, con trai thường từ 25 đến 30, con gái là từ 20 -25, hoặc có thể sơm hơn một chút. Nhưng từ khi kinh tế hàng hóa phát triển, sự phân hóa giai cấp rõ rệt, bọn quý tộc thống trị thường dùng uy quyền để bắt các cô gái đẹp về làm vợ. Nhất là từ khi thực dân Pháp xâm lược, với chính sách chia rẽ dân tộc, chúng đã cho lính hãm hiễm phụ nữ dân tộc, bắt các cô gái đẹp để thành lập các đội xòe mua vui cho chúng. Từ thực tế đó các gia đình có con gái lớn thường rất lo, phải tìm mọi cách gả chồng sớm cho con để tránh con mắt nhòm ngó của bọn thống trị. Bên cạnh đó bọn thống trị và bọn thực dân Pháp còn câu kết với nhau bắt đàn ông, thanh niên đi phu cho chúng, vì vậy nhiều ông bố có con gái mới lớn muốn tránh đi phu đã gả con gái lấy rể đi phu thay mình. Với lí do đó, dưới thời Pháp thuốc, người Thái lấy vợ, lấy chồng rất sớm, nữ thường từ 13 đến 14 tuổi, nam là 15 – 16 tuổi. Các cô gái Thái 11 – 12 tuổi đã biết thêu khăn Piêu, làm chăn đệm để chuẩn bị lấy chồng. Họ rất ít và gần như là không được tiếp xúc với xã hội bên ngoài nên tầm nhìn còn rất hạn chế. [27;26]

Mùa cưới của người Thái thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4 theo lịch Thái (tức tháng 9, tháng 10 của người Kinh). Cũng như người Kinh và các dân tộc khác, người Thái cũng xem tuổi của đôi thanh niên nam nữ có hợp nhau không. Người Thái lấy vợ, lấy chồng không có sự chênh lệch quá lớn về tuổi tác, thường là từ 3 – 4 tuổi đến 7 – 8 tuổi. Cũng có trường hợp vợ hơn tuổi chồng nhưng rất ít.

2.2.1.2. Giai đoạn cƣới xin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khi đôi trai gái qua giai đoạn tìm hiểu đã yêu nhau, người con trai sẽ về thưa với bố mẹ để nhờ người đi dạm (pay dam, pay dử) và xin tuổi để so. Bên nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt cho bà mối gọi là “sứ lam” hay “me lam” đi dạm hỏi. Bà mối phải là người phúc hậu, khéo ăn, khéo nói, có mối quan hệ thân thiện với cả hai bên.

Lễ dạm hỏi có ý nghĩa đánh tiếng, thưa chuyện nên lễ vật rất đơn giản, gồm một ít hoa quả, vài bó măng khô, một ít trầu cau. Nhà gái làm cơm đãi khách, song không trả lời ngay. Nếu một vài ngày không thấy nhà gái đem trả lễ vật, có nghĩa là đã đồng ý. Sau đó bà mối cùng với người trong họ nhà trai đem trầu cau sang nhà gái nói chuyện mong nhận được sự trả lời dứt khoát, cùng bàn bạc chọn ngày đến ăn hỏi, đưa chàng trai sang ở rể và tiền “ca hua” tức giá người con gái. Đến đây vai trò của bà mối đã hoàn thành.

Giá người con gái phụ thuộc vào hai yếu tố: Đẳng cấp, sự giàu sang của nhà gái và tài năng đức hạnh của người con gái. Con gái quý tộc, nhà giàu đắt hơn con gái thường dân nhà nghèo. Con gái có phẩm hạnh, biết làm ăn đắt hơn con gái không có phẩm hạnh, lười biếng. Giá con gái (ca hua) được trả bằng tiền và thời gian ở rể. Con quý tộc, nhà giàu giá từ 1 đến 2 cân bạc trắng và thời gian ở rể từ 8 đến 10 năm. Con gái nhà nghèo thường từ 2 đến 5 lạng bạc và thời gian ở rể từ 2 đến 4 năm. [78]

Lễ ăn hỏi và ở rể

Lễ vật ăn hỏi gồm có trầu cau, rượu, xôi, cá sấy và một đôi gà. Trong lễ này nhà gái sẽ tổ chức một bữa cơm đón tiếp nhà trai.

Đúng ngày lành, tháng tốt lễ đưa rể được tiến hành, tức là đưa người con trai đến nhà gái “làm rể”. Lần này nhà trai nhờ một ông mối “Po lam” cùng đi với chú rể, anh em và bạn bè của chú rể, đồng thời mang theo một con lợn, một con gà, một cái hòm đựng chiếu, chăn đệm, quần áo, dao... tới nhà gái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nếu như lúc ở nhà trai ra đi không theo một trật tự nào cả, nhưng đến gần nhà gái thì họ phải tập trung lại, “Po lam” đi trước dẫn đầu đoàn nhà trai. Tới nơi lợn, gà để dưới đất, chiếu, chăn đệm... để yên

Tiếp đó “Po lam” sẽ nói với bố mẹ nhà gái mục đích chính của mình, nếu được họ nhà gái đồng ý lúc đó đoàn nhà trai mới mang các thứ ra quản để làm cơm thiết đãi và ra mắt họ hàng nhà gái. Khi đó nhà gái cũng có một “Po lam” ra trả lời cảm ơn lòng tốt của nhà trai. Sau đó họ tổ chức ăn uống và hát đối đáp nhau.

Bên nam hát: “Tôi ở xa trông thấy khói, thấy nước, thấy nước muốn uống

nhưng ở xa không uống được, thấy khói mà không được sưởi, nay tới đích rồi, tôi đã được uống, được sưởi, hôm nay tôi tới đây xin làm con rể”.

Bên nhà nữ sẽ hát đáp lại rằng: “Chúng tôi rất vui mừng nhưng con tôi mặt xấu, mặt nhọ, chưa biết làm, chưa biết ăn nói, sợ gả thì chưa biết làm vợ chăng...”. [79]

Khi mọi người hát, con rể lạy bố mẹ vợ, anh chị vợ chưa cưới.

Bố mẹ nhà gái nhận lễ vật và dặn dò: “Nhà không có ai, bố mẹ thì già, em thì còn bé, mọi khó khăn con phải khắc phục, cứ ăn ở nếu được thì là vợ là chồng, còn nếu không thì là anh em...” [78]. Cuộc vui cứ như vậy diễn ra từ

đêm tới sáng. Ngày hôm sau con rể bắt đầu “ngủ quản” (non quản) tức “ở rể tạm thời” ở phòng bên bếp đầu hồi tiếp khách đàn ông.

Hạn “non quản” thời xưa của người Thái là từ 1 đến 3 năm, nhưng thời gian gần trước Cách mạng tháng Tám thì chỉ khoảng 1 năm hoặc lâu hơn một chút. Trong thời gian này anh con rể phải ngủ ở gian quản, không được ngủ với cô gái và phải làm mọi việc trong gia đình: làm nương, gánh nước, bổ củi, đan lát... Với họ hàng nhà vợ thì phải thật khéo léo kính trên nhường dưới để mong chóng hết hạn “ngủ quản” sẽ được nhận làm rể chính thức. Cũng trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thời gian này, người vợ tương lai vẫn có quyền yêu người khác và được phép vui chơi tự do, chàng rể tương lai không được phép ghen tuông. [77]

Trong quá trình tập làm rể nếu người con gái hoặc bố mẹ vợ tương lai không ưng ý chàng rể thì có quyền bảo chàng rể trở về nhà. Tuy nhiên nhà gái phải đền vải cho người con trai vì trong thời gian ở rể, do công việc làm cho nhà gái, quần áo đã bị rách, đền tiền để trả lại lễ vật, mâm cơm nhà trai mang sang lúc làm lễ “Sống khươi”. Nếu trường hợp chàng rể không chịu nổi sự vất vả hoặc không ưng người vợ chưa cưới của mình mà tự ý bỏ về nhà thì nhà gái không phải đền bù gì cả. Vì “cây gẫy, cây khắc đổ, rể lười rể tự về nhà” (mạy hắc mạy kạn, khươi chạn hak kín).

Sau thời gian “non quản” để thử thách thấy anh con trai có đủ điều kiện làm rể, bố mẹ cô gái sẽ cho làm lễ “Sú phả - Tẳng cảu”

Lễ búi tóc ngược lên đỉnh đầu (Sú phả - tẳng cảu)

Lễ có nhiều tên gọi như: Khửn cẩu, khắt cẩu, au cẩu, chọng cẩu. Song Tẳng cẩu là tên gọi phổ biến nhất và thông dụng nhất. Cho dù gia đình giàu

hay nghèo, lễ Tẳng cẩu vẫn được chuẩn bị đầy đủ và tổ chức trang trọng tại

gia đình nhà gái, trước khi làm lễ đón dâu về thăm nhà chồng.

Trước hôm làm lễ, bố mẹ cô gái sẽ cho “me lam” sang nhà trai báo tin: Hết hạn “non quản”, ngày hôm sau sẽ làm lễ “Sú phả” để nhà chồng mừng dâu. Sáng hôm sau nhà trai mang lễ vật sang gồm: một con lợn, rượu, gạo, trầu cau và các vật dụng tặng cô dâu để làm lễ “Sú phả - Tẳng cảu” (lễ búi tóc ngược lên đỉnh đầu). Điều này chứng tỏ rằng người phụ nữ Thái đen đã có chồng. Chỉ khi nào người con gái búi tóc ngược lên đỉnh đầu thì hai bên mới được chung chăn gối.

Sáng ngày làm lễ Tằng cẩu, nhà trai cử một đoàn sang nhà gái gồm 3 - 5 thiếu nữ trẻ đẹp và thiếu phụ khoẻ mạnh, tháo vát, am hiểu sâu sắc phong tục,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tập quán và thông thạo động tác búi tóc ngược cho cô dâu mới. Phía nhà gái cũng có số người tương ứng , trong đó có hai thiếu nữ làm phù dâu, thường là bạn thân của cô dâu.

Lễ Tằng cẩu được thực hiện theo từng bước rất cụ thể, chặt chẽ và độc

đáo. Trước tiên là phần gội đầu cho cô dâu mới.

Vào một buổi sáng đẹp trời, khi sương đã tan, ánh mặt trời đã trải rạng rỡ trên khắp núi rừng thì tại “Ta bản” (Bến nước của bản bên bờ suối), hai cô gái phù dâu sẽ giúp cô dâu xõa tóc và gội đầu bằng “nặm khảu má” (nước ngâm gạo nếp) đựng sẵn trong ống tre nứa cùng với nước đun lá bưởi, lá xả, tre ngà, hương nhu, long não.

Dưới làn nước trong mát của dòng suối, cô dâu “xák phôm” (rũ tóc) với ý niệm nước suối cuốn trôi đi tất cả những gì mòn cũ của ngày quá khứ để được nhẹ nhàng, thanh sạch bước qua một cuộc sống mới. Những hạt nước long lanh văng tung trong nắng sớm khi cô dâu quay tròn vồng tóc trên không. Mái tóc đã ráo nước thoảng mùi hương nếp và lá thơm lan tỏa ngào ngạt trong nắng sớm. Cô dâu vấn tóc quanh đầu, lên bờ chỉnh tề váy áo, rồi cùng đoàn chúng bạn trở về bản.

Từ chân cầu thang, cô dâu được đón rước và bước chậm rãi từng bậc lên nhà sàn. Đến “tang chan” (ngoài sàn) cô ngồi vào giữa một hàng ghế mây, hướng về phía mặt trời mọc. Hai thiếu nữ phù dâu cùng phụ nâng khay đựng đồ trang sức do nhà trai mang sang gồm có: 1 sải piêu, 1 sải khít, 1 đôi vòng tay và hoa tai, nhẫn vàng hoặc bạc, trâm cài tóc, 1 chiếc gương nhỏ, 1 chiếc lược sừng và 1 lọn độn tóc đem sang nhà gái tặng cô dâu trong lễ Tẳng cẩu.

Người được chọn để Tằng cẩu cho cô dâu được gọi là “Nai cẩu” (Chủ

cẩu). Chủ cẩu là người do bên chồng chọn, người đó phải có đủ cả vợ chồng, con cái đuề huề, sống hòa thuận, làm ăn khá giả và biết “Tẳng cảu” đẹp. Nai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cẩu đứng ở phía sau lưng cô dâu, nhẹ nhàng chải tóc rồi dùng hai tay vuốt

ngược tóc từ phía sau gáy lên kèm theo lọn tóc độn và búi cuốn chặt lại từ trái sang phải hoặc ngược lại.

Khi búi tóc đã hoàn chỉnh, Nai cẩu sẽ nâng chiếc trâm bằng bạc xuyên

búi tóc để giữ cho “cẩu” không thể xổ rối tung và chiếc trâm bạc xinh xắn nổi bật trên nền đen óng mượt của búi tóc cô dâu mới.

Lễ Tẳng cẩu xong, Nai cẩu khẽ hát những lời dặn dò yêu thương và chúc mừng hạnh phúc cho tình yêu đôi lứa:

“Mái tóc dài, chải cho mượt

Búi ngược lên thành "Tằng cẩu” Từ nay về sau, người đã có chồng Nước không đổi dòng

Lòng không đổi hướng, con ơi”.

[39;45-46]

Lễ trải chăn đệm

Sau khi làm lễ Tẳng cẩu xong, đến giờ tốt, bốn người thiếu phụ đã được chọn là những phụ nữ đảm đang, khỏe mạnh và hạnh phúc trong cuộc sống, nhiều con cháu, gia đình vẹn toàn... tiến hành thủ tục trải chăn đệm cho cô dâu chú rể tại gian buồng của cô dâu, theo thứ tự: trải chiếu cô dâu trước đến chiếu chú rể trải lên trên, đệm cô dâu đến đệm chú rể, ga đệm cô dâu đến ga đệm chú rể, hai gối của cô dâu và chú rể đặt sát vào nhau.

Bốn bà vừa làm thủ tục trải đệm, vừa có lời cầu may hạnh phúc cho cô dâu chú rể: “Trải đệm cho dày. Trải chăn cho rộng. Trải đệm rộng lấy con gái

con trai nhé!” Cuối cùng bốn bà mắc màn cưới rồi buông xuống trùm kín cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau khi các nghi lễ làm xong thì mổ lợn, gà, làm cơm để tổ chức hôn lễ cho cô dâu chú rể. Sau đám cưới nếu người con gái không chịu búi tóc ngược hoặc chốn đi nơi khác thì nhà gái phải đền bù gấp đôi cho nhà trai về tổ phí cưới xin và công lao động của chàng rể. Trong trường hợp này người con gái vẫn được coi như có chồng.

Kết thúc lễ “Sú phả - tẳng cảu”, người con rể vẫn ở bên nhà vợ. Thời gian ở rể là từ 6 – 8 năm, cũng có thể ngắn hơn nếu nhà trai neo người muốn đón dâu sớm. Ngoài ra trong thời gian ở rể, con rể và nhà trai phải tổ chức lễ

“Kăm kin công ơn” để báo hiếu bố mẹ vợ, xin bố mẹ vợ chấp nhận. Nếu

không tổ chức lễ này thì bị coi như là bất hiếu, không biết ơn bố mẹ đã dạy bảo, nuôi nấng mình và bị họ hàng, làng xóm chê cười. [79]

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)