Những biến đổi về phong tục, tập quán của ngƣời Thá iở huyện

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 120)

6. Bố cục của luận văn

3.1. Những biến đổi về phong tục, tập quán của ngƣời Thá iở huyện

Thuận Châu (Sơn La) hiện nay

Những gì được coi là văn hoá truyền thống, nó đều có sự biến đổi theo thời gian và không gian. Qua sự biến đổi ấy nó đã tự gạn đục khơi trong để có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giá trị văn hoá đích thực phù hợp với thời đại mà con người đang sống, làm ra nó, hưởng thụ nó và tôn vinh để nó trường tồn, bất diệt.

Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, đặc biệt từ những năm 90 của thế kỷ trước trở lại đây, trong nền kinh tế thị trường, dưới sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc diễn ra mạnh mẽ và thường xuyên đã làm cho diện mạo văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam nói chung và dân tộc Thái ở Thuận Châu có sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ.

Trong hôn nhân: Người Thái rất coi trọng việc dựng vợ, gả chồng cho con cái, đó là công việc hệ trọng của một đời người. Chính vì vậy việc cưới xin của họ phải thực hiện đầy đủ các thủ tục như: Dạm hỏi, ăn hỏi, ở rể, làm lễ “Tẳng cẩu”... Ngày nay do việc tiếp xúc, giao lưu, học tập những tiến bộ trong lối sống văn hóa mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, nhiều đám cưới của người Thái đã được thực hiện theo cách thức của đời sống văn hóa mới, các thủ tục, lễ nghi có phần gọn nhẹ và tiết kiệm hơn trước:

Lễ Dạm hỏi không cần phải nhờ đến ông bà mối nữa mà bố mẹ hoặc chú bác bên nhà trai trực tiếp làm chủ lễ dạm hỏi. Sau khi đôi nam nữ tìm hiểu đi đến hôn nhân, đoàn nhà trai gồm đủ thành phần cả họ bố, họ mẹ đến làm lễ ăn hỏi và hẹn ngày làm đăng ký kết hôn, làm lễ “Tằng cẩu”. Việc này được thực hiện ngay tại Ủy ban Nhân dân xã, đôi vợ chồng trẻ được nghe một đoạn về luật hôn nhân, gia đình…

Ngày nay do thực tế đời sống người con trai không thể ở rể như trước bởi họ là cán bộ công nhân viên chức, làm nghĩa vụ quân sự… hoặc do phong trào giãn hộ tách bản để làm kinh tế theo hộ gia đình, nên việc ở rể tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, có khi chỉ là một, hai tháng, một hai tuần và việc cưới xin chỉ thực hiện 1 lần, chú rể chỉ đến nhà vợ ở một tháng hay một tuần người ta tổ chức lễ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cưới đón cô dâu về nhà chồng, nghi lễ cũng ngắn gọn hơn, những hình thức vẫn là nhà trai đem vật phẩm đến tặng nhà gái. Việc cúng lễ tổ tiên chấp nhận cô dâu mới ngắn gọn, việc ăn uống tuy đông đúc nhưng không xa hoa lãng phí mà mang một nét ẩm thực độc đáo, một tục lễ uống rượu cần và rượu chai hết sức văn hoá, tuy có say nhưng người ta chỉ hát, múa, thể hiện sự mừng vui, thắt chặt tình làng xóm, họ tộc, không làm điều sai trái.

“Ca hua” (giá của người con gái) được đặt ra không nhiều so với trước. Tục thách cưới bằng bạc trắng đã bỏ hẳn. Tuy nhiên đây là vấn đề rất tế nhị, vì người Thái quan niệm rằng “Ca hua” chính là sự trả công nuôi dạy người con gái, vì vậy dù ít hay nhiều thì vẫn phải có.

Sau khi thành vợ chồng, việc “Tẳng cảu” cũng không còn bắt buộc. Quà tặng của người con dâu đối với nhà chồng ngày nay cũng không còn là gánh nặng và nỗi lo toan của người con gái trước khi đi lấy chồng. Quà tặng bây giờ có thể mua sắm ở chợ mà không mất thời gian thêu dệt. Việc tổ chức ăn uống linh đình cũng đã giảm và thời gian tổ chức một đám cưới cũng rút ngắn, có khi chỉ còn nửa ngày hoặc một ngày.

Qua việc cải biến về tục cưới xin của người Thái ở Thuận Châu, ta thấy: việc cưới hỏi không chỉ nhằm vào một mục đích duy nhất và làm cho trai gái thành vợ thành chồng gắn bó sinh sống, nối dõi tông đường, mà nó còn nhằm vào một mục đích cao cả nữa là giúp cho đôi vợ chồng ấy có đủ cơ sở vững chắc về kinh tế, khing phải chịu những gánh nặng nợ nần, đủ bản lĩnh và thói quen, kinh nghiệm sản xuất, văn hoá ứng xử sao cho trọn vẹn đạo lý làm người, mà sống suốt đời hạnh phúc góp phần xây dựng họ tộc và cộng đồng, duy trì những giá trị tập quán văn hoá. Đồng thời cũng thể hiện rõ nét tinh thần trách nhiệm của cha, mẹ họ tộc trước hôn nhân của thế hệ trẻ, mà không hề mất đi tính tự do trường tồn cho đế tận ngày nay, những cải biến chỉ là để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phù hợp với thời đại chứ không mang tính thị trường, thương mại, lai căng làm giảm giá trị nhân văn của họ.

Trong phong tục tang ma: Tang ma của người Thái về cơ bản vẫn giữ được những nghi lễ cổ truyền, tuy nhiên cũng có một số thay đổi sau: Trước kia nhất thiết phải mổ trâu, ăn uống linh đình để đưa hồn người chết về thế giới bên kia nhưng nay chỉ cần có gà, lợn là được. Lời mo trước kia nhất thiết phải 3 ngày, 3 đêm mới xong, nay đã được tóm tắt ngắn gọn, thời gian tổ chức tang lễ cũng chỉ còn hơn một ngày không để lâu như trước kia gây mất vệ sinh.

Hiện nay, chủ đám tang thường là Trưởng bản. Trưởng bản sẽ phân công công việc cho mọi người. Một số đi bắt rể gốc (Khươi cốc), rể thứ về chịu tang. (Khươi cốc: thông thường trước khi qua đời, người ta sẽ chọn cho mình trong số các con rể một người làm nhiệm vụ đưa đường. Nếu không kịp chọn thì sẽ cử ra một trong số các con rể mà người quá cố yêu quý nhất).

Khi có người chết hay lúc đưa tang không còn nổ súng để báo hiệu như trước. Một số yếu tố mới hiện đại cũng đã xâm nhập vào trong tang lễ của người Thái, đó là tục đi phúng viếng trước kia bằng của cải vật chất như thóc, gạo, rượu, lợn... nay chủ yếu đi phúng viếng bằng tiền.

Ngày nay, tục hoả táng vẫn được duy trì ở một số bản xa trung tâm. Với một số trường hợp đặc biệt không hoả táng, thầy mo vẫn phải dùng lửa hơ dưới quan tài như đã hoả thiêu.

Việc cưới xin, tang ma xưa kia là những tập quán nặng nề, nay đã trở nên nhẹ nhàng, đơn giản và tiết kiệm theo lối sống mới nhưng vẫn giữ được sự trang trọng, thể hiện tình cảm đầm ấm giữa những người đồng tộc và ý thức cộng đồng của bà con thôn bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ sau 1945 đến nay, dưới tác động nhiều mặt của đời sống xã hội, gia đình nhiều thế hệ không còn phù hợp. Vì thế ngày nay cơ cấu gia đình hạt nhân thành phổ biến trong cộng đồng người Thái ở Thuận Châu.

Mấy chục năm gần đây, nam giới người Thái mặc Âu phục khá phổ biến, nhưng phụ nữ vấn gắn bó với bộ áo, váy, khăn cùng lối trang sức theo truyền thống dân tộc.

Một phần của tài liệu văn hóa tinh thần của người thái ở huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)