Biến độc lập
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Mức ý nghĩa Thống kê đa cộng tuyến B Sai số
chuẩn Beta Toreance VIF
(Constant) 0,375 0,140 2,687 0,007 HI 0,234 0,027 0,24 8,525 0,000 0,712 1,404 SD 0,378 0,020 0,498 18,827 0,000 0,808 1,238 TL 0,205 0,028 0,205 7,379 0,000 0,734 1,363 RR -0,059 0,017 -0,084 -3,438 0,001 0,941 1,062 TT 0,060 0,020 0,072 2,985 0,003 0,98 1,02 XH 0,088 0,024 0,097 3,697 0,000 0,826 1,211
a. Biến phụ thuộc: Ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking (YD)
Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu bằng SPSS 26 của tác giả
Dựa vào bảng 4.10, ta thấy giá trị sig. hệ số 𝛽 của sáu biến rất nhỏ (cao nhất là của Ảnh hưởng xã hội (XH) có sig. = 0,003). Tất cả các giá trị sig. của sáu biến đều thỏa mãn nhỏ hơn 0,05 nên có độ tin cậy cao và sáu hệ số hồi quy trên đều có ý nghĩa trong mơ hình.
53 Các hệ số 𝛽 đều có dấu dương đúng như kỳ vọng, có nghĩa là các yếu tố Nhận thức sự hữu ích (HI), Nhận thức dễ sử dụng (SD), Điều kiện thuận lợi (TL), Sự tin tưởng (TT), Ảnh hưởng xã hội (XH) có tác động đều có tác động thuận chiều lên Ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking (YD). Riêng yếu tố Nhận thức rủi ro (RR) có hệ số 𝛽 có dấu âm, có tác động ngược chiều lên Ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking (YD).
Mơ hình hồi quy tuyến tính bội thể hiện yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Vũng Tàu là:
𝑌𝐷 = −0,375 + 0,234 ∗ 𝐻𝐼 + 0,378 ∗ 𝑆𝐷 + 0,205 ∗ 𝑇𝐿 − 0,059 ∗ 𝑅𝑅 + 0,060 ∗ 𝑇𝑇 + 0,088 ∗ 𝑋𝐻 + µ𝑖
Trong đó:
● YD: Biến phụ thuộc (Y) thể hiện ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Vũng Tàu.
● Các biến độc lập (𝑋𝑖): Nhận thức sự hữu ích (HI), Nhận thức dễ sử dụng (SD), Điều kiện thuận lợi (TL), Nhận thức rủi ro (RR), Sự tin tưởng (TT), Ảnh hưởng xã hội (XH).
● µ𝑖: biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai khơng đổi 𝜎2.
Qua phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội, 6 yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Vũng Tàu được thể hiện theo mơ hình dưới đây:
54
Hình 4.1 Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Vũng Tàu
Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu bằng SPSS 26 của tác giả
4.6. Các kiểm định về độ tin cậy của kết quả hồi quy 4.6.1. Kiểm định về liên hệ tuyến tính 4.6.1. Kiểm định về liên hệ tuyến tính
Kiểm tra bằng biểu đồ phân tán Scatter cho phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đốn chuẩn hóa.
Hình 4.2. Biểu đồ Scatter cho phần dư chuẩn hóa
55 Đồ thị phân tán Scatter cho thấy các giá trị dự đoán và phần dư phân tán ngẫu nhiên xung quanh đường đi qua tung độ 0 và khơng thành một hình dạng cụ thể nào. Như vậy, giả định về liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau khơng bị vi phạm.
4.6.2. Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), để kiểm tra giả định về phân
phối chuẩn của phần dư là xây dựng biểu đồ tần số của phần dư. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng biểu đồ tần số Histogram của phần dư đã được chuẩn hóa và biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot để kiểm tra giả định này. Kết quả hình 4.3 từ tần số Histogram của phần dư cho thấy: Giá trị trung bình (Mean) = 1,64*10−15 và độ lệch chuẩn (Std.Dev.) = 0,995 (gần bằng 1), phần dư xấp xỉ chuẩn. Điều này có nghĩa là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm. Quan sát đồ thị P-P Plot của phần dư (biểu đồ 2 - phụ lục 6), các điểm quan sát của phần dư tập trung khá sát với đường thẳng kỳ vọng, do đó phân phối phần dư có dạng chuẩn và thỏa yêu cầu về phân phối chuẩn của phần dư.
Hình 4.3. Biểu đồ Histogram của phần dư chuẩn hóa
56
4.6.3. Kiểm định về tính độc lập của sai số (khơng có tương quan giữa các phần dư)
Để kiểm định giả định này, tác giả sử dụng đại lượng thống kê Durbin – Watson.
Giả thuyết 𝐻0: Hệ số tương quan tổng thể của các phần dư = 0 ( khơng có tương quan chuỗi bậc nhất)
𝐻1: Hệ số tương quan tổng thể của các phần dư # 0.
Dựa vào bảng 1 (phần phụ lục 5, trang 82), chỉ số hệ số Durbin – Watson (1< 1,933< 3) cho biết khơng có hiện tượng tự tương quan, nên ta chấp nhận giả thuyết 𝐻0, có nghĩa là khơng có tương quan giữa các phần dư.
4.6.4. Kiểm định về mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập
Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả dùng hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF), VIF phải thỏa mãn điều kiện VIF < 2, nếu không thỏa mãn là dấu hiệu của đa cộng tuyến. Dựa vào kết quả ở bảng 3 (phần phụ lục 5, trang 82), cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) nhỏ hơn 2 (VIF < 2). Vì vậy, kết luận khơng có đa cộng tuyến trong mơ hình.
Với các kết quả kiểm định trên, thì các giả thuyết 𝐻1, 𝐻2, 𝐻3, 𝐻4, 𝐻5, 𝐻6 của mơ hình đều được chấp nhận.
Các hệ số hồi quy mang dấu dương là Nhận thức sự hữu ích (HI), Nhận thức dễ sử dụng (SD), Điều kiện thuận lợi (TL), Nhận thức rủi ro (RR), Sự tin tưởng (TT), Ảnh hưởng xã hội (XH) thể hiện năm yếu tố trong mơ hình hồi quy đều có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Vũng Tàu, riêng hệ số hồi quy của yếu tố Nhận thức rủi ro (RR) mang dấu âm thể hiện tác động ngược chiều đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại Vietcombank Vũng Tàu.
57