Xu hướng ESG trong lĩnh vực tài chính, đầu tư

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 27 - 31)

Thuật ngữ ESG được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực đầu tư. Thậm chí “đầu tư ESG” đang dần trở thành một xu hướng khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư, nhà quản lý tài sản và công ty quan tâm đến yếu tố này. Về bản chất, việc xem xét các vấn đề liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị trong phân tích đầu tư khơng phải

là một hiện tượng mới. Từ lâu, nhiều nhà đầu tư đã xem xét các vấn đề như vậy trong phân tích đầu tư cơ bản bằng cách đánh giá rủi ro danh tiếng, sự phát triển của khung chính sách, hay sự tác động của các xu hướng lớn (ví dụ như già hóa dân số) đến hoạt động của doanh nghiệp. Một số phân tích liên quan ESG cũng được xây dựng trong các mơ hình truyền thống, chẳng hạn như mơ hình 5 áp lực cạnh tranh (Porter’s Five Forces). Tuy nhiên, các phương pháp phân tích hiện đại xem xét và tổng hợp các vấn đề ESG một cách hệ thống và mang tính định lượng nhiều hơn, thay vì chỉ đề cập sơ lược một số ít vấn đề trong số đó (CFA Institute, 2015).

Có nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng để mô tả khoản đầu tư xem xét các vấn đề ESG: từ thuật ngữ tương đối truyền thống là “đầu tư có trách nhiệm với xã hội” (socially responsible investment), cho đến các thuật ngữ phổ biến gần đây như “đầu tư có trách nhiệm” (responsible investment) hay “đầu tư bền vững” (sustainable investment). Theo Blaine Townsend (2020), việc thực hành đầu tư cân nhắc các yếu tố ESG bắt đầu nhen nhóm từ thế kỷ 18 với tư cách là “đầu tư có trách nhiệm với xã hội”, khi các nhóm người theo tơn giáo đặt ra tiêu chuẩn đạo đức trong đầu tư, cụ thể là loại trừ cổ phiếu của các cơng ty có hoạt động kinh doanh “trái đạo đức” ra khỏi danh mục đầu tư (ví dụ như các cơng ty kinh doanh sản xuất thuốc lá, rượu, vũ khí). Tới những năm 1960 – 1970, xu hướng đầu tư này chuyển đổi mạnh mẽ với sự trỗi dậy của phong trào phản đối chiến tranh, ủng hộ bình đẳng chủng tộc, quyền của phụ nữ, bảo vệ người tiêu dùng và môi trường. Về sau, xu hướng đầu tư ESG đã mở rộng ra các tập đoàn lớn và tổ chức tài chính. Đáng chú ý, trong năm 2006, khi Nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm (PRI) do Liên Hợp Quốc đề xướng được công bố, 63 tổ chức đầu tư (nhà quản lý tài sản, quỹ đầu tư, nhà cung cấp dịch vụ đầu tư) quản lý 6.500 tỷ USD đã ký cam kết tích hợp ESG vào quyết định đầu tư của mình. Tính tới tháng 12/2021, con số này đã tăng lên hơn 4.600 tổ chức với tổng giá trị tài sản quản lý đạt hơn 121 nghìn tỷ USD (UN PRI, 2021 A).

Theo số liệu từ Morningstar (2021), xu hướng đầu tư ESG đang phát triển ngày càng mạnh mẽ khi tổng tài sản của các quỹ đầu tư bền vững toàn cầu tăng cao kỷ lục, lên mức 2 nghìn tỷ USD vào cuối quý 1 của năm 2021 - tăng 19% so với quý trước đó (chi tiết ở hình 2.1). Hơn nữa, dịng vốn rịng đổ vào các quỹ này cũng khơng

ngừng gia tăng. Trong đó, các quỹ đầu tư bền vững của châu Âu chiếm thị phần lớn nhất (khoảng 79,2%), tiếp đến là Mỹ (chiếm 11,6%) và châu Á (chiếm 6,4%, chủ yếu nhờ vào sự gia tăng dịng vốn đổ vào Nhật Bản và Trung Quốc).

Hình 2.1. Tài sản của các quỹ đầu tư bền vững trên toàn cầu (đơn vị: tỷ USD)

(Nguồn: Morningstar, 2021)

Các quỹ đầu tư ESG ngày càng gia tăng về số lượng, đồng thời xây dựng tiêu chuẩn hoạt động ngày càng rõ ràng và nghiêm ngặt. Trong đó, các nhà đầu tư tại châu Âu thường có quan điểm rõ ràng hơn về ESG, họ sẵn sàng thối vốn khỏi các dự án khơng đáp ứng được nguyên tắc ESG. Tiêu biểu, 230 tổ chức đầu tư trên toàn cầu (với tổng giá trị tài sản quản lý lên đến 16,2 nghìn tỷ USD) đã ký một lá thư kêu gọi các công ty hành động khẩn cấp trước đám cháy kinh hoàng ở Amazon năm 2019, một phần do nạn phá rừng đang diễn ra ở mức báo động ở Brazil và Bolivia. Trong đó, 7 cơng ty đầu tư lớn của châu Âu (bao gồm Storebrand, AP7, KLP, DNB Asset Management, Robeco, Nordea Asset Management và LGIM) đã có hành động quyết liệt hơn khi đưa ra “lời đe dọa” thối vốn khỏi các nhà sản xuất thịt bị, ngũ cốc và thậm chí cả trái phiếu chính phủ ở Brazil nếu họ khơng thấy tiến triển trong việc giải quyết nạn tàn phá rừng nhiệt đới Amazon đang gia tăng (Reuters, 2020). Theo báo cáo cập nhật tháng 09/2021 của Viện Kinh tế năng lượng và phân tích tài chính (IEEFA), tại châu Á, nhiều định chế tài chính (chủ yếu ngân hàng và công ty bảo hiểm đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc) đã cơng bố chính sách thối vốn khỏi ngành khai thác than đá và nhiệt điện than. Điều này có thể ảnh hưởng đến một số dự án điện than lớn tại Việt Nam khi phụ thuộc phần lớn vào

nguồn vốn hỗ trợ song phương. Ví dụ như, các dự án nhà máy điện Nam Định 1, Sông Hậu 2, An Khánh Bắc Giang, Công Thanh và Vĩnh Tân 3 vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhưng có chủ đầu tư hoặc cam kết về vốn vay từ các ngân hàng Trung Quốc.

Sự phát triển nhận thức về các vấn đề mơi trường - xã hội trên tồn cầu như biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19, bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc,… đã thúc đẩy xu hướng đầu tư theo tiêu chí ESG hay đầu tư bền vững trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã định hình rõ hơn xu hướng đầu tư ESG khi làm thay đổi động lực của nền kinh tế toàn cầu. Theo KPMG (2020), COVID-19 không chỉ chứng minh mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa doanh nghiệp và cộng đồng mà còn làm nổi bật vai trò của các yếu tố ESG trong việc đóng góp vào khả năng phục hồi của doanh nghiệp và nền kinh tế. Kết quả khảo sát của JP Morgan (2020) cũng cho thấy, COVID-19 có thể được xem là chất xúc tác cho sự phát triển của đầu tư ESG trong 3 năm tới, khi ý kiến này được đa số (khoảng 55%) nhà đầu tư tham gia khảo sát đến từ 50 tổ chức toàn cầu ủng hộ (chi tiết ở hình 2.2).

Hình 2.2. Kết quả khảo sát tác động dự kiến của COVID-19 đối với xu hướng đầu tư ESG trong 3 năm tới

(Nguồn: JP. Morgan, 2020)

Nhìn nhận trên phạm vi thế giới, xu hướng chuyển đổi hoạt động kinh doanh dựa trên tiêu chí ESG đang được nhiều nước hướng tới. Các chỉ số và báo cáo ESG nhanh chóng trở thành một phần “tất yếu” trong hoạt động của doanh nghiệp, trước sự gia tăng giám sát và thay đổi khẩu vị của nhà đầu tư, cập nhật trong khung chính sách và quy định của luật pháp, cũng như xu hướng và thông lệ trên thế giới. Các doanh nghiệp đang đẩy mạnh tích hợp các mục tiêu bền vững vào chiến lược kinh doanh;

đồng thời, đo lường và công bố thông tin về ESG nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan. Nhiều tổ chức trên toàn cầu, đặc biệt ở các thị trường tài chính phát triển như châu Âu đã xây dựng khung tiêu chuẩn và hướng dẫn tích hợp ESG trong từng lĩnh vực cụ thể, trong đó, có bao gồm lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w