Sự gia tăng các quy định về ESG

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 33 - 34)

2.4. Động lực thúc đẩy ngân hàng áp dụng ESG

2.4.1. Sự gia tăng các quy định về ESG

Ngày càng có nhiều quy định và chính sách liên quan đến việc thực thi ESG trong hoạt động kinh doanh, đầu tư. Các quy định này được thiết lập bởi các hiệp định và chuẩn mực quốc tế, chính sách của chính phủ nước sở tại, hay yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Hình 2.3. Số lượng tích lũy của các chính sách về đầu tư bền vững trên thế giới qua các năm

(Nguồn: UN PRI, 2021 B)

Theo cập nhật của UN PRI vào tháng 03/2021, số lượng các cơng cụ, chính sách về đầu tư có trách nhiệm trên tồn cầu khơng ngừng gia tăng. Vào năm 2020, có hơn 120 cơng cụ chính sách mới hoặc được sửa đổi - đây là con số cao nhất từng được ghi nhận và tăng hơn 30% so với năm 2019 (UN PRI, 2021 B). Sự tăng trưởng này cho thấy, ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng, các cơ quan quản lý cũng không loại bỏ đầu tư có trách nhiệm ra khỏi khung chính sách, ngược lại, còn nhấn mạnh tầm quan trọng của xu hướng đầu tư này đối với sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Trước sự nhân rộng và siết chặt yêu cầu tích hợp ESG trong hoạt động kinh doanh, đòi hỏi các ngân hàng phải tuân thủ và cập nhật liên tục những đổi mới trong quy định và chính sách. Bởi lẽ, hậu quả của việc khơng tn thủ là rất lớn, đối với cả ngân hàng lẫn khách hàng và đối tác. Ví dụ như, rủi ro pháp lý tiềm ẩn, tiền phạt hay

thiệt hại tài chính khi vi phạm, các biện pháp trừng phạt phi tài chính và thiệt hại về danh tiếng. Châu Âu là thị trường có những quy định nghiêm ngặt nhất về việc đo lường và công bố rủi ro ESG trong danh mục cho vay và các hoạt động khác của ngân hàng. Vào tháng 11/2020, Ngân hàng trung ương châu Âu (European Central Bank) đã “cảnh cáo” các NHTM rằng hầu hết trong số họ đã không thực hiện tốt báo cáo về rủi ro môi trường và khí hậu (Strategyand, 2021). Cụ thể, về quản trị, chỉ 1/3 số ngân hàng báo cáo sự giám sát của hội đồng quản trị về các rủi ro hoặc cơ hội liên quan đến khí hậu. Về quản lý rủi ro, chỉ một nửa số ngân hàng mơ tả quy trình xác định, đánh giá và quản lý rủi ro liên quan đến khí hậu. Ngân hàng trung ương châu Âu tiếp tục gia tăng áp lực về cơng bố rủi ro khí hậu, dự kiến tiến hành kiểm tra sức chịu đựng (stress testing) của hệ hống ngân hàng vào năm 2022, khi quy định bắt buộc về báo cáo và công bố rủi ro khí hậu trong danh mục cho vay có hiệu lực.

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w