Chấm điểm và xếp hạng ESG

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 43 - 45)

Áp lực công bố thông tin và báo cáo bền vững đã gia tăng nhu cầu về dữ liệu ESG, với mục đích sử dụng đa dạng. Ví dụ, đối với các nhà đầu tư và công ty quản lý quỹ, họ thường tham khảo dữ liệu ESG để so sánh các doanh nghiệp, đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định đầu tư. Trong khi đó, doanh nghiệp sử dụng dữ liệu ESG để đảm bảo tuân thủ các cam kết và quy định liên quan, xác định cơ hội và rủi ro từ phát triển bền vững, hay so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. Trước nhu cầu này, thị trường dữ liệu ESG toàn cầu đang bùng nổ, dự kiến sẽ đạt 1 tỷ USD vào cuối năm, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 20% (Substantive Research, 2021).

Hình 2.10. Tổng hợp và phân loại một số tổ chức cung cấp dữ liệu ESG

(Nguồn: Everest Group, 2021)

Theo (KMPG, 2021 B), có hơn 600 tổ chức cung cấp dữ liệu liên quan đến ESG trên toàn cầu (tham khảo một số tổ chức nổi bật ở hình 2.10). Các sản phẩm và dịch vụ rất đa dạng, bao gồm: cung cấp dữ liệu thô, xếp hạng ESG, công cụ sàng lọc, cảnh báo thông tin tiêu cực, tư vấn và hỗ trợ làm báo cáo bền vững (IOSCO, 2021).

Nhiều tổ chức độc lập sử dụng các mục tiêu phát triển bền vững làm cơ sở đánh giá hiệu quả tích hợp ESG. Các câu hỏi và phương pháp luận của họ có thể là nguồn tham khảo và hướng dẫn cho các ngân hàng muốn điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, phương pháp, độ bao phủ và tiêu chí chấm điểm rất khác nhau phụ thuộc vào bên đánh giá.

Hình 2.11. Đánh giá và xếp hạng ESG của Deutsche Bank từ các tổ chức độc lập

(Nguồn: Deutsche Bank, 2022)

Các ngân hàng trên thế giới thường tham chiếu các đánh giá và xếp hạng từ tổ chức độc lập trong thơng cáo báo chí, báo cáo thường niên hay báo cáo bền vững. Ví dụ, trong báo cáo phi tài chính 2021 (non-financial report), Deutsche Bank (một trong những ngân hàng hàng đầu ở Đức) đã tham chiếu các số liệu ESG từ các tổ chức xếp hạng ESG lớn để chứng minh những bước tiến trong hành trình phát triển bền vững (chi tiết ở hình 2.11). Cụ thể, CDP đã nâng xếp hạng của ngân hàng từ C lên B. Dữ liệu từ S&P cũng cho thấy sự gia tăng trong điểm của Deutsche Bank - từ 56 lên 60 trên thang điểm 100. Trong khi đó, theo Sustainalytics, xếp hạng rủi ro ESG của ngân hàng cũng được cải thiện, từ mức rủi ro cao (30) xuống trung bình (27,4).

CHƯƠNG 3 - THỰC TRẠNG ÁP DỤNG ESG Ở CÁC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Trong chương 3, tác giả phân tích khung chính sách và thực trạng tích hợp ESG trong hoạt động ngân hàng ở các nước phát triển, cụ thể là châu Âu (hiện đang là khu vực dẫn đầu toàn cầu trong việc thực hành ESG với những quy định nghiêm ngặt nhất) và Singapore (một trong những nước tiên phong về phát triển bền vững ở Đơng Nam Á). Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w