Kinh nghiệm tích hợp ESG trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 60 - 64)

3.2. Thực trạng áp dụng ESG của các ngân hàng ASEAN

3.2.2. Kinh nghiệm tích hợp ESG trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng

hàng Singapore

Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) đã cơng bố tầm nhìn chuyển đổi Singapore trở thành trung tâm tài chính xanh hàng đầu ở châu Á và đang thực hiện các bước tích

cực để thúc đẩy tài chính bền vững. Theo đó, MAS đặc biệt nhấn mạnh vai trị của ngân hàng trong việc phát triển các khoản cho vay bền vững (sustainability-linked loan). Trước yêu cầu từ cơ quan quản lý, các ngân hàng lớn của Singapore, cũng là ngân hàng lớn nhất ASEAN theo giá trị tài sản (gồm DBS, OCBC và UOB), đã thực hành tích hợp ESG trong hoạt động cấp tín dụng theo 3 hướng tiếp cận:

Thứ nhất, giảm hoặc dừng tài trợ cho dự án vi phạm tiêu chuẩn bền vững, ví

dụ như sử dụng lao động trẻ em, khai thác gỗ bất hợp pháp, sản xuất hàng hóa quân sự. Tiêu biểu, cả 3 ngân hàng hiện tại đã cam kết ngừng tài trợ cho các dự án nhiệt điện than mới, chỉ tiếp tục thực hiện những cam kết trước đó. Đối với riêng ngành dầu cọ, DBS cũng đã hạn chế tài trợ cho các dự án này và chỉ cân nhắc tài trợ đối với các trường hợp đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế như RSPO (Roundtable on Sustainable Palm Oil) và NDPE (No Deforestation, No Peat, No Exploitation); trong khi đó, UOB cơng bố sẽ dừng cấp tín dụng cho các đồn điền trồng cây cọ để giảm thiểu nguy cơ phá rừng và mất đa dạng sinh học (OCBC Investment Research, 2021).

Hình 3.9. Thống kê các khoản cho vay bền vững của DBS trong năm 2021

(Nguồn: DBS, 2022)

Thứ hai, đẩy mạnh các khoản cho vay thỏa mãn các tiêu chí bền vững, chiếm

khoảng 2-3% tổng danh mục cho vay của ngân hàng vào cuối năm 2019 (Fitch Ratings, 2020). Con số này dự kiến tiếp tục tăng lên trong tương lai khi nhiều ngân hàng xây dựng chiến lược mở rộng khoản vay bền vững, tiêu biểu, OCBC đặt mục

tiêu danh mục tài chính bền vững là 25 tỷ SGD vào năm 2025 (OCBC, 2020 A). Các ngân hàng đẩy mạnh các khoản vay “xanh”, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản và năng lượng tái tạo. Điển hình, vào năm 2020, DBS cùng với OCBC & ICBC chi nhánh Singapore phát hành khoản vay xanh trị giá 730 triệu SGD để xây dựng khu dân cư & phát triển thương mại sang trọng, đảm bảo các tiêu chí xanh về cảnh quan, tiết kiệm nước và năng lượng (OCBC, 2020 B). Các số liệu về khoản vay bền vững được các ngân hàng công bố rõ ràng trong báo cáo phát triển bền vững hàng năm. Như trường hợp của DBS (chi tiết ở hình 3.9), ngân hàng này đã cơng bố tỷ trọng và giá trị của khoản vay bền vững chia theo ngành và quốc gia nhận tài trợ.

Thứ ba, tích hợp quản trị rủi ro ESG trong việc thẩm định dự án, như một bước tất yếu trong quy trình phê duyệt cấp tín dụng. Những cơng ty hay dự án thuộc các ngành hoặc lĩnh vực nhạy cảm với các vấn đề ESG (như nơng nghiệp, kim loại và khai thác mỏ, hóa chất, cơ sở hạ tầng, lâm nghiệp, quốc phòng, năng lượng, quản lý chất thải) buộc phải gia tăng trách nhiệm giải trình theo khung chính sách và quy định được đề ra bởi các ngân hàng cấp tín dụng. Đối với trường hợp của DBS, riêng trong năm 2021, ngân hàng này đã tiến hành tổng cộng 8.927 đánh giá rủi ro ESG trong quy trình thẩm định tín dụng, đánh giá hàng năm hoặc trong trường hợp có một số tin tức tiêu cực về bên đi vay. Trong số đó, có khoảng 7,3% trường hợp được thẩm định lại do có vấn đề về lượng phát thải, chính sách với người lao động hay khiếu nại cộng đồng, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực như quần áo - giày dép - dệt may, khai mỏ và kim loại (DBS, 2022).

Trên thực tế, NHTM ở các nước đang phát triển như Việt Nam đã bắt đầu có những động thái đẩy mạnh tín dụng bền vững (chủ yếu là tín dụng xanh - thỏa mãn các tiêu chí về mơi trường). Do đó, kinh nghiệm tích hợp ESG trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng lớn ở Singapore sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích và đối chiếu thực tiễn dành cho các NHTM ở các nước này. Nhìn chung, có một số điểm cần lưu ý từ kinh nghiệm cấp tín dụng bền vững ở Singapore như sau:

Thứ nhất, NHTM cần xây dựng khung quy định về cho vay theo tiêu chí bền

vững, trong đó có danh mục các ngành có rủi ro ESG cao. Từ đó, phân loại danh mục loại trừ hay hạn chế cấp tín dụng. Đồng thời, xây dựng lộ trình cụ thể để hạn chế cho

vay, yêu cầu khách hàng doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nhạy cảm phải xây dựng kế hoạch chuyển đổi và loại bỏ dần hoạt động kinh doanh có tác động tiêu cực đến mơi trường và xã hội.

Thứ hai, NHTM đẩy mạnh chính sách hỗ trợ cấp tín dụng cho các ngành hay

dự án thỏa mãn tiêu chí bền vững. Tuy nhiên, cần đối chiếu với đặc điểm phát triển kinh tế trong nước. Ví dụ, các ngân hàng Singapore đẩy mạnh tín dụng bền vững cho các nhóm ngành bất động sản hay năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, khi cơ sở hạ tầng còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, có thể điều chỉnh tỷ trọng cấp tín dụng phù hợp hay ưu tiên các nhóm ngành khác vẫn đảm bảo tiêu chí ESG.

Thứ ba, tích hợp quản trị rủi ro ESG trong quy trình thẩm định tín dụng. Hay

nói cách khác, cần xây dựng quy trình và logic phân loại, sàng lọc các dự án thỏa mãn tiêu chí ESG. Đồng thời, kết hợp quy trình tái thẩm định đối với dự án có rủi ro ESG cao, tăng cường giám sát sau khi cấp tín dụng.

Tóm lại, thực hành tài chính bền vững trong hệ thống ngân hàng đang được đẩy mạnh trên phạm vi tồn cầu. Kinh nghiệm tích hợp ESG ở các khu vực và quốc gia tiên phong như châu Âu hay Singapore sẽ là căn cứ để NHTM ở các thị trường tài chính đang phát triển đối chiếu và tham khảo, góp phần đẩy nhanh q trình chuyển đổi bền vững.

CHƯƠNG 4 - THỰC TRẠNG ÁP DỤNG ESG Ở CÁC NHTM VIỆT NAM

Trong chương 4, tác giả đánh giá thực trạng tích hợp ESG ở các NHTM Việt Nam dựa trên dữ liệu từ tổ chức quốc tế (WWF, FFI), kết quả khảo sát nhân viên ngân hàng và các nguồn thông tin cơng khai khác. Đồng thời, phân tích kinh nghiệm thực thi ESG của VPBank – một ngân hàng được đánh giá có bước tiến nhất định trong chuyển đổi bền vững theo xếp hạng của tổ chức quốc tế.

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w