Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 35 - 38)

2.4. Động lực thúc đẩy ngân hàng áp dụng ESG

2.4.3. Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro

Kể từ khi khái niệm phát triển bền vững được giới thiệu và biết đến rộng rãi trong lĩnh vực tài chính, một loại rủi ro mới cũng xuất hiện – đó là rủi ro bền vững hay cịn gọi là rủi ro ESG. Rủi ro ESG phản ánh tác động tiềm ẩn mà các bên liên quan của một tổ chức có thể gây ra; và ngược lại, tác động mà tổ chức có thể gây ra đối với các bên liên quan, mơi trường và xã hội do hoạt động của chính tổ chức đó. Khi rủi ro ESG xảy ra, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị tài sản, tình hình tài chính hoặc uy tín của ngân hàng.

Hình 2.5. Một số ví dụ về rủi ro ESG

(Nguồn: KPMG, 2021)

Rủi ro ESG bao gồm rủi ro môi trường, rủi ro xã hội và rủi ro quản trị. Tuy nhiên, hiện nay, quản trị rủi ro ESG đang tập trung chủ yếu vào rủi ro môi trường (xoay quanh chủ đề biến đổi khí hậu). Cụ thể, rủi ro môi trường được phân loại thành hai nhóm: rủi ro vật chất và rủi ro chuyển đổi. Theo bản hướng dẫn về rủi ro mơi trường và biến đổi khí hậu được cơng bố bởi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB, 2020), rủi ro vật chất và chuyển đổi lần lượt được định nghĩa như sau:

 Rủi ro vật chất (physical risk) phản ánh tác động tài chính do các sự kiện môi trường, bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan tức thời (như hạn hán, lũ lụt, bão) hay các thay đổi dần dần và kéo dài (như biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học). Điều này trực tiếp dẫn đến thiệt hại về tài sản, giảm năng suất hoạt động; hoặc gián tiếp dẫn đến các hệ lụy như gián đoạn chuỗi cung ứng.

 Rủi ro chuyển đổi (transition risk) phản ánh các tổn thất tài chính phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ quá trình chuyển đổi của một tổ chức nhằm hướng tới nền kinh tế carbon thấp và bền vững hơn. Ví dụ, rủi ro này có thể phát sinh từ việc siết chặt đột ngột các chính sách về khí hậu và mơi trường, cải tiến công nghệ, thay đổi trong tâm lý và thị hiếu của người tiêu dùng hay thị trường.

KPMG (2021 A) đã từng chỉ ra điểm tương đồng giữa COVID-19 và rủi ro ESG lên hoạt động của ngân hàng. Điều này tạo cơ hội cho ngân hàng quan sát cuộc khủng hoảng COVID-19 ở thời điểm hiện tại để đối phó tốt hơn với rủi ro ESG trong tương lai. Tương tự như rủi ro ESG, COVID-19 tác động đến ngân hàng ở nhiều mức độ khác nhau. Trước hết, ngân hàng bị ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố như:

 Tỷ lệ ca nhiễm cao, dẫn đến suy giảm trong lực lượng lao động

 Lệnh đóng cửa và giãn cách ở nhiều quốc gia, yêu cầu làm việc tại nhà  Lệnh cấm đi lại cản trở hoạt động kinh doanh quốc tế

Những vấn đề này dẫn đến rủi ro hoạt động của ngân hàng, và thậm chí là rủi ro danh tiếng khi khơng đáp ứng được kỳ vọng của các bên liên quan. Từ đó, kéo theo rủi ro kinh doanh và thanh khoản khi có sự sụt giảm trong nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng và khách hàng có thể rút tiền gửi. Ngồi ra, COVID-19 cịn tác động đến nhóm khách hàng doanh nghiệp, cụ thể như lệnh đóng cửa doanh nghiệp, gián đoạn chuỗi cung ứng, nhu cầu tiêu dùng giảm. Các tác động này làm tăng rủi ro tín dụng đối với ngân hàng khi khách hàng bị ảnh hưởng khả năng thanh tốn.

Hình 2.6. Xác định và đánh giá tác động của rủi ro ESG

Có thể thấy, việc xác định và đánh giá rủi ro ESG không phải là một vấn đề đơn giản, bởi lẽ ngân hàng cần phải xem xét đầy đủ các rủi ro trực tiếp (phát sinh trong hoạt động của chính ngân hàng) và gián tiếp (thơng qua quan hệ với các bên liên quan). Hơn nữa, rủi ro ESG không đứng độc lập hay tách biệt, mà còn liên đới với các rủi ro tài chính (như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản) và phi tài chính khác (như rủi ro hoạt động, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng). Do đó, các phương pháp và quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng cần được sửa đổi, xem xét quan hệ nguyên nhân - kết quả phức tạp giữa các loại rủi ro.

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w