Khuyến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 87 - 90)

Có thể đúc kết từ bài học kinh nghiệm quản lý của châu Âu hay Singapore, cơ quan quản lý có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi bền vững của hệ thống ngân hàng. Đối với châu Âu, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Cơ quan giám sát ngân hàng châu Âu (EBA) đã thúc đẩy mạnh mẽ các yêu cầu về ESG thơng qua khung chính sách và luật định hướng đến yêu cầu “bắt buộc” công bố thông tin hay thực hiện bài kiểm tra sức chịu đựng trên toàn hệ thống. Riêng đối với Singapore, Hiệp hội các ngân hàng tại Singapore (ABS) và Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) là những cơ quan quản lý đầu tiên trong khu vực ASEAN đặt ra những kỳ vọng tồn diện đối với việc cơng bố và quản lý rủi ro ESG. Điểm chung giữa châu Âu và Singapore nằm ở chỗ, các cơ quan quản lý đều đóng vai trị dẫn dắt trong việc xây dựng khung pháp lý và chính sách liên quan, đưa ra hướng dẫn và kế hoạch hành động cụ thể, đồng thời có hoạt động giám sát và báo cáo đánh giá để chỉ điểm NHTM chưa thực hiện tốt ESG. Nhờ đó, hệ thống ngân hàng ở các nước này đã có những bước tiến đáng kể và dẫn đầu trong hành trình chuyển đổi bền vững.

Nhìn từ góc độ của Việt Nam, NHNN đã có những bước khởi đầu nhất định trong nỗ lực thúc đẩy hệ thống tài chính hướng tới phát triển bền vững. Tuy nhiên,

để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, NHNN cần phát huy nhiều hơn vai trò của cơ quan quản lý. Dưới đây là một số khuyến nghị dành cho NHNN:

5.2.1. Phát triển khung chính sách và quy định về ESG

Để tạo điều kiện cho việc áp dụng các tiêu chí ESG trong ngành ngân hàng, NHNN Việt Nam hiện chủ yếu xây dựng và ban hành các chỉ thị, đề án định hướng phát triển ngân hàng xanh và tài chính tồn diện cho các tổ chức tín dụng. Tuy vậy, ở cấp độ quản lý, khung chính sách này chưa phản ánh tổng thể và toàn diện về các yếu tố ESG, phần lớn theo định hướng chỉ đạo và không phải là khung pháp lý bắt buộc. Đây cũng là lý do khiến cho các NHTM chưa có nhiều động lực để thực hiện tích hợp ESG trong hoạt động kinh doanh. Do đó, NHNN cần có các quy định yêu cầu NHTM công bố thông tin và báo cáo việc thực hiện các yếu tố ESG. Đồng thời, lồng ghép một cách thích hợp các yếu tố, tiêu chí cụ thể về ESG vào các chính sách của ngành ngân hàng, bao gồm quyết định, chỉ thị và quy định liên quan tới hoạt động đầu tư, cho vay và các dịch vụ tài chính khác, cũng như hệ thống quản trị của NHTM.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, các khung quy định hướng đến tích hợp ESG vào hoạt động của ngân hàng cần được xây dựng thành lộ trình cụ thể, chia thành các giai đoạn để NHTM có thể dần nâng cao nhận thức, điều chỉnh bộ máy, tuyên truyền với khách hàng doanh nghiệp, và cuối cùng hướng đến áp dụng “bắt buộc” một khi hệ thống NHTM đã xây dựng đầy đủ bộ máy vận hành cũng như cơ sở dữ liệu. Ví dụ như, NHNN có thể đề xuất mức độ áp dụng trong các NHTM từ mức khuyến khích trong các năm đầu, sau đó chuyển sang áp dụng có điều kiện hay bắt buộc ở các năm tiếp theo. Ngồi ra, NHNN cần có cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ cho các ngân hàng tiên phong hay thực hiện tốt quy định về ESG, nhằm giúp các NHTM nâng cao năng lực cạnh tranh và tiềm lực tài chính trong q trình chuyển đổi bền vững.

5.2.2. Xây dựng bộ tiêu chuẩn chung về ESG dành cho các NHTM

Hiện tại, vẫn chưa có một bộ tiêu chuẩn chung về thực thi ESG dành cho các NHTM. Đây cũng chính là lý do khiến cho các ngân hàng thực hiện chưa nhất qn, khơng có cơ chế để so sánh hay đánh giá chất lượng và tiến độ tích hợp ESG trong hoạt động kinh doanh giữa các ngân hàng hay trung bình ngành. Do đó, một trong

những yếu tố tiên quyết cần phải được đảm bảo là có bộ tiêu chuẩn chung về ESG dành cho các NHTM tại Việt Nam. Nhìn nhận từ kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển như châu Âu hay Singapore, NHNN cần xây dựng bộ tiêu chuẩn chung về ESG dành cho các NHTM dựa trên các tiêu chuẩn và công ước quốc tế; đồng thời, tinh chỉnh phù hợp với điều kiện và đặc điểm của hệ thống tài chính trong nước. Ví dụ như, đối với các tiêu chuẩn về môi trường liên quan cụ thể đến sử dụng năng lượng hiệu quả, ngân hàng các nước phát triển đã đưa ra tiêu chuẩn đo lường và loại bỏ cấp tín dụng cho các dự án về nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, khi đối chiếu với tình hình trong nước, tiêu chuẩn dành cho các NHTM Việt Nam cần phải được điều chỉnh theo hướng hạn chế “dần dần” trong bối cảnh nhiên liệu hóa thạch chiếm tỷ trọng lớn, và năng lượng tái tạo vẫn còn đang trong bước đầu phát triển.

Việc chuẩn hóa các yếu tố ESG giúp việc triển khai được đồng bộ trên toàn hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện để cơ quan quản lý đánh giá và giám sát hiệu quả thực thi ESG. Ngồi ra, các NHTM cũng dễ định hình cần thực hiện những gì, cơng bố thơng tin và lập các báo cáo phù hợp với yêu cầu chung. Sau khi xây dựng bộ tiêu chuẩn chung về ESG, NHNN cần đưa ra các hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện, quy định về báo cáo, đánh giá, giám sát. Đồng thời, tăng cường các khóa đào tạo về tài chính bền vững và quản trị rủi ro ESG (đặc biệt trong hoạt động cấp tín dụng) dành cho các NHTM.

5.2.3. Xây dựng công cụ đánh giá và xếp hạng ESG

Ngoài việc ban hành bộ tiêu chuẩn chung về ESG dành cho các NHTM trên toàn hệ thống, NHNN cần xây dựng công cụ đánh giá và xếp hạng mức độ cam kết và thực thi ESG. Việc đánh giá và xếp hạng chỉ có ý nghĩa và khả thi khi NHTM tăng cường công bố thông tin, xây dựng và tổng hợp cơ sở dữ liệu liên quan đến các vấn đề ESG trong hoạt động nội bộ của ngân hàng cũng như khách hàng doanh nghiệp.

NHNN có thể tham khảo cơng cụ đánh giá từ các chuẩn mực quốc tế, các tổ chức xếp hạng ESG độc lập nổi tiếng trên thế giới, hoặc kết hợp với các tổ chức quốc tế có nhận diện tại Việt Nam (như WWF, FFI) để đánh giá chuyên sâu các NHTM trong nước. Q trình đánh giá cần có sự tham vấn minh bạch với các tổ chức xã hội,

viện nghiên cứu cũng như chuyên gia, nhà hoạt động xã hội,… để có cái nhìn khách quan, tồn diện và kịp thời. Từ đó, hàng năm, NHNN có thể xếp hạng 10 NHTM tốt nhất gắn với thực hiện trách nhiệm ESG, bên cạnh xếp hạng dựa trên tăng trưởng tín dụng, quy mơ tài sản. Điều này sẽ giúp định hình hoạt động của NHTM hướng đến các mục tiêu tích hợp ESG để tăng trách nhiệm môi trường và xã hội cũng như vị thế và thương hiệu. Về lâu dài, khi cơ sở dữ liệu về ESG được hình thành đầy đủ và hệ thống tài chính minh bạch, đây sẽ là điều kiện để các tổ chức đánh giá và xếp hạng độc lập ESG phát triển tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w