Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 75 - 78)

4.2. Đánh giá thực trạng áp dụng ESG tại các NHTM Việt Nam

4.2.3.2. Kết quả khảo sát

Hoạt động tích hợp ESG của các NHTM Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu tiếp nhận và tham khảo các sáng kiến tài chính hay chuẩn mực quốc tế. Trên thực tế, khái niệm ESG còn tương đối mới mẻ. Kết quả khảo sát mức độ nhận biết của nhân viên ngân hàng cho thấy, có khoảng 62% số người tham gia khảo sát biết đến thuật ngữ ESG, trong khi 38% còn lại chưa biết đến thuật ngữ này (chi tiết ở hình 4.4). Điều này phần nào phản ánh chiến lược phát triển bền vững hay các cam kết ESG chưa được truyền thơng rõ ràng trong tồn bộ hệ thống ngân hàng.

38%

62%

18%

55%

27%

Hình 4.4. Nhận biết về thuật ngữ ESG

Có biết đến thuật ngữ ESG Không biết đến thuật ngữ ESG

(Nguồn: Kết quả khảo sát nhân viên ngân hàng, 2022)

Bên cạnh đó, mức độ nhận biết về các phòng ban, hay bộ phận chuyên trách ESG trong NHTM vẫn còn thấp. Qua khảo sát, có 55% nhân viên khơng rõ ngân hàng đang cơng tác có bộ phận chun quản lý các vấn đề ESG hay không; trong khi 27% cho rằng ngân hàng không có bộ phận chun trách (chi tiết ở hình 4.5). Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam, phê duyệt bởi NHNN, đã nêu rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 10-12 ngân hàng có đơn vị/bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường và xã hội (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2019). Do đó, các NHTM cần nỗ lực tinh chỉnh bộ máy, xây dựng phòng ban phát triển bền vững, đẩy mạnh truyền thông để nâng cao mức độ nhận diện về chức năng này của NHTM.

Hình 4.5. Nhận biết về phịng ban, bộ phận chuyên trách ESG trong NHTM

Có phịng ban, bộ phận chun trách Khơng có phịng ban, bộ phận chun trách Khơng rõ

(Nguồn: Kết quả khảo sát nhân viên ngân hàng, 2022)

Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực đáng ghi nhận đó là, các NHTM đã có nhận thức nhất định về tầm quan trọng của các vấn đề xoay quanh ESG. Phần lớn người tham gia khảo sát (chiếm 65%) cho rằng việc tích hợp ESG là quan trọng hoặc rất quan trọng (chi tiết ở hình 4.6). Trong đó, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, gia tăng

27%

3% 6% 4%

lợi ích dài hạn được xem là những tác động tích cực đáng kể nhất. Hơn nữa, việc sớm áp dụng ESG cũng được cho là cần thiết để NHTM chuẩn bị tâm thế đón đầu các chuẩn mực quốc tế và quy định của NHNN trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan (như khách hàng và nhà đầu tư). Đồng thời, giúp NHTM cải thiện danh tiếng, thu được lợi ích từ các sản phẩm và dịch vụ mới liên quan.

Hình 4.6. Đánh giá về tầm quan trọng của việc tích hợp ESG trong hoạt động của ngân hàng

61%

Khơng quan trọng Ít quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng

(Nguồn: Kết quả khảo sát nhân viên ngân hàng, 2022)

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người tham gia khảo sát (chiếm khoảng 35%) chưa đánh giá cao tầm quan trọng của việc tích hợp ESG. Trong đó, thực trạng thiếu các quy định bắt buộc từ cơ quan quản lý cũng như yêu cầu từ các bên liên quan (như khách hàng và nhà đầu tư) chính là nguyên nhân căn cơ nhất khiến cho các NHTM chưa có nhiều động lực áp dụng ESG. Ngồi ra, còn tồn tại các mối lo ngại về gia tăng chi phí (cho đào tạo, đầu tư công nghệ, dữ liệu), trong khi năng lực cạnh tranh của NHTM có thể bị hạn chế khi phải sàng lọc danh mục phù hợp với tiêu chí ESG. Đây đều là những vướng mắc cần phải được tháo gỡ, đòi hỏi sự hợp tác từ cả cơ quan quản lý và các NHTM.

Trong giai đoạn đầu tích hợp ESG, vai trị của cơ quan quản lý được đặc biệt quan tâm. Theo kết quả khảo sát về các yếu tố được mong đợi để thúc đẩy áp dụng ESG trong ngân hàng (chi tiết ở hình 4.7), vai trị của NHNN được nhấn mạnh thông qua nhu cầu xây dựng bộ tiêu chuẩn chung về ESG, gắn liền với các hướng dẫn thực hiện và lộ trình áp dụng. Bộ tiêu chuẩn chung về ESG sẽ là nền tảng để hình thành cơ sở dữ liệu, cơng cụ liên quan phục vụ cho việc đánh giá và xếp hạng ESG giữa các NHTM, nhằm cải thiện chất lượng thông tin và đảm bảo tính minh bạch. Ngồi ra,

để giảm thiểu lo ngại về chi phí và năng lực cạnh tranh, cần có các cơ chế và chính sách đặc thù dành cho NHTM tiên phong áp dụng ESG có thể hưởng lợi.

Hình 4.7. Các yếu tố được mong đợi để thúc đẩy tích hợp ESG trong ngân hàng Có bộ tiêu chuẩn chung về ESG

Có hướng dẫn thực hiện và lộ trình áp dụng Có chương trình đào tạo, nâng cao kiến thức Có khung pháp lý và quy định bắt buộc Có cơ sở dữ liệu, cơng cụ đánh giá và xếp hạng Có thêm thơng tin liên quan đến các vấn đề ESG Có cơ chế, chính sách khuyến khích áp dụng Có u cầu từ các bên liên quan

66% 59% 56% 52% 49% 46% 41% 76%

(Nguồn: Kết quả khảo sát nhân viên ngân hàng, 2022)

Tóm lại, từ góc nhìn khảo sát nội bộ, có thể thấy khái niệm ESG vẫn còn tương đối mới mẻ, nhận thức về tầm quan trọng vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc. Đáng chú ý, vai trò của cơ quan quản lý được đặc biệt nhấn mạnh trong việc thúc đẩy tích hợp ESG thơng qua xây dựng bộ tiêu chuẩn chung và thống nhất về cam kết ESG trên toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w