3.2. Thực trạng áp dụng ESG của các ngân hàng ASEAN
3.2.1. Khung chính sách và quy định về ESG dành cho ngân hàng ASEAN
ASEAN hiện đang là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới, dự kiến vươn lên vị trí thứ 4 vào năm 2050 với tốc độ phát triển dân số và cơng nghiệp hóa nhanh chóng (US-ASEAN Business Council Institute, 2019). Tuy nhiên, khu vực này đang đối diện với những tác động không mong muốn từ môi trường và xã hội, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như tỷ lệ đói nghèo cao ở một số quốc gia, hoạt động sinh kế phụ thuộc vào khí hậu. Các quốc gia như Myanmar, Philippines, Việt Nam và Thái Lan nằm trong danh sách 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong giai đoạn 1999-2018 (ASEAN Secretariat, 2021). Thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu có thể làm giảm tổng sản phẩm quốc nội trong khu vực khoảng 11% vào năm 2100 (Asian Development Bank, 2016).
Mặc dù vậy, các hoạt động hướng đến phát triển bền vững ở ASEAN vẫn còn chậm trễ và nhiều hạn chế. So với châu Âu, ASEAN hiện chưa có nhiều khn khổ hướng dẫn và quy định áp dụng ESG trong lĩnh vực ngân hàng ở cấp độ khu vực. Gần đây nhất, vào tháng 11/2021, Hội đồng phân loại tài chính bền vững ASEAN
đã cơng bố Phân loại ASEAN cho tài chính bền vững (ASEAN Taxonomy) phiên bản 1 nhằm
hướng dẫn nguồn vốn và tài trợ cho hoạt động thúc đẩy sự chuyển đổi hệ thống cần thiết cho khu vực. Tuy nhiên, phiên bản này mới chỉ trình bày về các cấu phần chính của ASEAN Taxonomy, cần thêm thời gian để hồn thiện và cập nhật chi tiết hơn.
Thay vào đó, khn khổ áp dụng ESG ở các ngân hàng ASEAN hiện đang được áp dụng ở cấp độ quốc gia. Nhiều ngân hàng trung ương đã có những bước tiến nhất định trong hành trình chuyển đổi ESG (tham khảo chi tiết ở bảng dưới đây).
Bảng 3.2. Tổng hợp một số khuôn khổ và quy định áp dụng ESG đối với các ngân hàng ở các nước ASEAN
Quốc gia Khuôn khổ, quy định áp dụng ESG đối với ngân hàng
Singapore
- Hiệp hội các ngân hàng tại Singapore (ABS) đã ban hành Hướng dẫn về tài trợ có trách nhiệm vào năm 2015 và cập nhật vào năm 2018. Tài liệu nhằm mục đích hỗ trợ tích hợp các tiêu chí ESG vào quá trình ra quyết định cho vay và đánh giá rủi ro của ngân hàng (ABS, 2018).
- Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) đã xuất bản Hướng dẫn về quản lý rủi ro môi trường cho các ngân hàng vào tháng 12/2020, bao gồm các nội dung hướng dẫn về chiến lược, quản lý rủi ro và công bố thông tin rủi ro môi trường (MAS, 2020).
- Vào tháng 01/2021, Nhóm chun trách về tài chính xanh (GFIT), được thành lập bởi MAS, đã ban hành một tài liệu tham vấn về Phân loại tài chính bền vững (taxonomy) nhằm cung cấp một bộ tiêu chí tiêu chuẩn phân loại các hoạt động kinh tế “xanh” cho các tổ chức tài
chính (MAS, 2021).
Philippines
- Ngân hàng trung ương Philippines (BSP) đã ban hành Khung tài chính bền vững vào năm 2020, yêu cầu ngân hàng kết hợp các nguyên tắc ESG vào chiến lược, hoạt động và quản lý rủi ro. Các ngân hàng có 3 năm để tuân thủ đầy đủ các quy định của khung này và phải trình
Thái Lan
- Hiệp hội ngân hàng Thái Lan (TBA) đã ban hành Hướng dẫn ngân hàng bền vững - cho vay có trách nhiệm. Tài liệu đóng vai trị hướng dẫn ngân hàng thiết lập chiến lược cho vay có trách nhiệm để quản lý rủi ro môi trường và xã hội. Chiến lược bao gồm việc phát triển chính sách cho vay kết hợp các tiêu chí ESG, thiết lập kiểm sốt nội bộ hiệu
Malaysia
- Năm 2019, Ngân hàng trung ương Malaysia (BNM) thành lập Ủy ban hỗn hợp về biến đổi khí hậu (JC3) nhằm đảm bảo các định chế tài chính có đầy đủ biện pháp đo lường, giảm thiểu rủi ro khí hậu. Gần đây, vào đầu năm 2022, JC3 đã công bố dự thảo áp dụng TCFD cho các ngân hàng Malaysia (JC3, 2022).
- Trước đó, vào tháng 04/2021, Ngân hàng trung ương Malaysia đã công bố Climate Change and Principle-based Taxonomy (CCPT), đưa ra 5 nguyên tắc hướng dẫn tổ chức tài chính đánh giá và phân loại các hoạt động kinh tế theo hướng đáp ứng các mục tiêu khí hậu và thúc
đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp (BNM, 2021).
Indonesia
- Cơ quan dịch vụ tài chính Indonesia (Otoritas Jasa Keuangan) đã ban hành Quy định về thực hiện tài chính bền vững cho các cơng ty dịch vụ tài chính, nhà phát hành và cơng ty đại chúng vào đầu năm 2017, chính thức áp dụng với các ngân hàng lớn từ năm 2019, và dự kiến có hiệu lực đối với tất cả tổ chức tài chính vào năm 2025 (WWF, 2019 A). Quy định thúc đẩy việc xem xét các tiêu chí bền vững trong các sản phẩm ngân hàng, hệ thống quản lý rủi ro và quản lý nội bộ,
công bố thông tin dưới dạng báo cáo bền vững.
(Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn)
So với các nước khác trong khu vực, Singapore luôn đi đầu trong việc phát triển tài chính bền vững với các bước chuyển đổi ngày càng gần với các thông lệ quốc tế hay hoạt động của các ngân hàng hàng đầu ở Châu Âu. Theo báo cáo Ngân hàng bền vững khu vực ASEAN (WWF, 2019 B), các ngân hàng đại diện đến từ Singapore đã thể hiện rõ vai trò dẫn đầu trong hoạt động phát triển bền vững khi hồn thành hơn một nửa trong số 70 tiêu chí đánh giá, trong khi phần lớn các ngân hàng khác hồn thành ít hơn 1/4 tiêu chí. Do đó, trong phần tiếp theo, nghiên cứu tập trung tổng hợp kinh nghiệm tích hợp ESG trong hoạt động của các ngân hàng lớn tại Singapore, cụ thể là hoạt động cấp tín dụng.