Kết quả đánh giá của WWF

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 69 - 71)

4.2. Đánh giá thực trạng áp dụng ESG tại các NHTM Việt Nam

4.2.1.2. Kết quả đánh giá của WWF

Theo kết quả của SUSBA 2020 (chi tiết ở hình 4.1), việc tích hợp ESG trong hoạt động của các NHTM Việt Nam cịn hạn chế. Trong số 11 tiêu chí, các NHTM Việt Nam được đánh giá tích cực nhất khi dần triển khai xây dựng chiến lược bền vững với sự tham vấn từ các bên liên quan; đồng thời ghi nhận sự tiến bộ khi tham gia vào các sáng kiến tài chính tồn cầu. Tuy nhiên, ở các tiêu chí cịn lại, mức độ cam kết và tích hợp ESG cịn kém. WWF cho rằng, các NHTM Việt Nam cần phải cải thiện hơn nữa trong việc cơng bố chính sách tài chính bền vững (gồm chính sách chia theo từng vấn đề ESG cụ thể và theo ngành), đào tạo nhân lực và tích hợp ESG trong sản phẩm và dịch vụ.

Khi xem xét trên phạm vi ASEAN, Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa để

bắt kịp các nước khác. Ngân hàng trung ương ở một số nước như Malaysia, Singapore và Thái Lan đã có những bước tiến đáng kể nhằm thúc đẩy tài chính bền vững – điển hình là tham gia Mạng lưới xanh hố hệ thống tài chính (NGFS - mạng lưới khuyến nghị các ngân hàng và giám sát viên nên tích hợp các rủi ro về khí hậu trong chương trình giám sát tài chính bền vững). Trong số các đại diện ASEAN, Singapore hiện đang dẫn đầu về thực hành ESG, và được đánh giá toàn diện nhất trong tất cả tiêu chí. Các đại diện đến từ Singapore (gồm DBS, OCBC và UOB) là các ngân hàng ASEAN duy nhất cấm cấp vốn cho dự án nhiệt điện than mới – đây cũng là điểm khác biệt và là bước tiến lớn nhất của Singapore so với các nước khác cùng khu vực.

Hình 4.1. Đánh giá tích hợp ESG của ngân hàng từ các nước theo WWF

(Nguồn: WWF, 2020)

Khi xem xét trên phạm vi châu Á, các ngân hàng Hàn Quốc đạt cùng mức

điểm trung bình với nhóm ASEAN, trong khi Nhật Bản có kết quả cao hơn mức trung bình này. Các ngân hàng Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đang thực hiện các bước để giảm tài trợ về than. Ví dụ, ngân hàng Shinhan và 5 ngân hàng Nhật Bản có chính

sách cấm tài trợ cho các dự án nhà máy nhiệt điện than, đồng thời công bố các mốc thời gian để chấm dứt tài trợ. Bên cạnh học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến trong khối ASEAN, Việt Nam có thể xem xét đánh giá và tham chiếu các ngân hàng lớn khác trong phạm vi châu Á.

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w