Quản trị danh tiếng của ngân hàng

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 34 - 35)

2.4. Động lực thúc đẩy ngân hàng áp dụng ESG

2.4.2. Quản trị danh tiếng của ngân hàng

Sự gia tăng trong nhận thức và mối quan tâm về các yếu tố ESG từ các bên liên quan (nhà đầu tư, khách hàng, cộng đồng) đòi hỏi ngân hàng phải nắm bắt và quản lý các yếu tố “vơ hình” trong hoạt động kinh doanh, thơng qua việc tích hợp và minh bạch các vấn đề liên quan ESG. Việc quản lý kém các vấn đề ESG có thể tiềm ẩn rủi ro danh tiếng (phá hủy hình ảnh thương hiệu), ảnh hưởng đến lợi nhuận dài hạn, sự ổn định tài chính của ngân hàng.

Các ngân hàng đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng gắt gao của công chúng về tác động của hoạt động cho vay cũng như các hoạt động khác đối với quyền con người, bình đẳng giới, phát thải carbon, đa dạng sinh học và một loạt các chủ đề ESG khác. Các nhà đầu tư và nhóm hoạt động vì mơi trường và cộng đồng đang thúc đẩy ngày càng nhiều công bố, nghị quyết cổ đông nhằm chỉ ra các ngân hàng thực hiện ESG kém. Có thể kể đến báo cáo “Banking on Climate Chaos 2022” của Mạng lưới Hành động vì Rừng nhiệt đới (Rainforest Action Network - RAN) – đây là một trong số những báo cáo toàn diện nhất về tài trợ của ngân hàng dành cho các dự án nhiên liệu hóa thạch, phản ánh sự mâu thuẫn giữa “cam kết” và “hành động thực tiễn” của các ngân hàng về biến đổi khí hậu. Kết quả cho thấy, trong vịng 6 năm kể từ khi có Thỏa thuận Paris, 60 ngân hàng lớn nhất thế giới đã mở rộng khoản vay 4,6 nghìn

tỷ USD cho ngành cơng nghiệp nhiên liệu hóa thạch, nhiều trường hợp đi ngược lại cam kết và chính sách về khí hậu của chính họ (RAN, 2022).

Hình 2.4. Xếp hạng các ngân hàng tài trợ cho cơng nghiệp nhiên liệu hóa thạch trong giai đoạn 2016-2021 (đơn vị: tỷ USD)

(Nguồn: RAN, 2022)

Bản công bố thông tin này ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của các ngân hàng, tiêu biểu là JPMorgan Chase – một ngân hàng Mỹ liên tiếp đứng đầu trong việc tài trợ cơng nghiệp nhiên liệu hóa thạch, với tổng giá trị lên đến 382 tỷ USD trong giai đoạn 2016-2021 (chi tiết ở hình 2.4). Thậm chí, báo cáo cịn gọi đây là ngân hàng “tồi tệ nhất” (the worst banker) khi cam kết điều chỉnh nguồn tài trợ theo Thỏa thuận Paris nhưng khơng có hạn chế gì đối với dự án nhiên liệu hóa thạch.

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w