Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 86 - 87)

Ngân hàng về cơ bản là ngành công nghiệp “khơng khói”. Tuy nhiên, thơng qua việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ tới hệ thống mạng lưới khách hàng rộng lớn, ngân hàng gián tiếp tác động vào sự phát triển bền vững, môi sinh và môi trường. Cũng xuất phát từ thực tế này, cam kết ESG dần được quan tâm và áp dụng rộng rãi trong hệ thống ngân hàng tồn cầu.

Nhìn nhận từ góc độ thị trường tài chính Việt Nam, khái niệm ESG vẫn còn mới mẻ. Trong phạm vi bài nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp cơ sở lý luận về ESG, đồng thời chỉ ra các động lực chính thúc đẩy xu hướng tích hợp ESG (xoay quanh sức ép từ cơ quan quản lý và các bên liên quan, lợi ích về danh tiếng hay quản trị rủi ro). Ngày càng có nhiều sáng kiến tài chính về việc thực thi ESG dành riêng cho lĩnh vực ngân hàng ra đời, như Nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc (PRB), Nguyên tắc xích đạo (EP), Bộ tiêu chuẩn hoạt động môi trường và xã hội của IFC. Cùng với đó là các khn khổ về công bố thông tin và báo cáo bền vững, tiêu biểu như GRI, SASB, IIRC, TCFD. Các sáng kiến và chuẩn mực quốc tế này sẽ là nền tảng hướng dẫn, tài liệu tham chiếu dành cho NHTM các nước đang phát triển, bao gồm Việt Nam.

Ngoài giá trị về mặt lý luận, nghiên cứu cung cấp góc nhìn thực tiễn từ kinh nghiệm tích hợp ESG ở châu Âu và Singapore – đây là những khu vực dẫn đầu về thực hành phát triển bền vững nhờ sớm có khung quy định và chính sách tích hợp ESG trên tồn hệ thống. Bên cạnh bài học về vai trò của cơ quan quản lý, kinh nghiệm thực tiễn từ các ngân hàng lớn ở châu Âu (như Deutsche Bank, Credit Suisse) hay

Singapore (như DBS, OCBC, UOB) cung cấp hình dung về chiến lược phát triển bền vững, cơng bố thơng tin, xây dựng khn khổ tài chính bền vững làm nền tảng để cho hệ thống quản trị rủi ro ESG (đặc biệt là trong hoạt động cấp tín dụng).

Khi đánh giá về thực trạng tại Việt Nam, dữ liệu từ các tổ chức quốc tế đều cho thấy, việc tích hợp ESG trong hoạt động ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu, với mức độ cam kết và công bố thơng tin có phần mờ nhạt so với các nước khác trong và ngoài khu vực. Dữ liệu từ khảo sát nội bộ cũng phản ánh nhận thức về tầm quan trọng của ESG còn nhiều hạn chế trong bối cảnh thiếu vắng bộ tiêu chuẩn chung về ESG, yêu cầu từ cơ quan quản lý và các bên liên quan. Kết quả đánh giá thực trạng tại Việt Nam, cùng với bài học kinh nghiệm từ các nước, sẽ là cơ sở để tác giả tổng hợp và đưa ra khuyến nghị phù hợp nhằm thúc đẩy q trình chuyển đổi tài chính bền vững trong nước.

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w