Khuyến nghị đối với các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 90 - 94)

Để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững, hệ thống các NHTM với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế sẽ là kênh dẫn vốn và điều tiết nguồn lực khơng thể thiếu trong q trình huy động, phân bổ nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động phát triển kinh tế bền vững. Tại Việt Nam, các NHTM hiện đang trong giai đoạn đầu tích hợp các yếu tố ESG vào hoạt động kinh doanh. Nhìn chung, các ngân hàng đã có nhận thức nhất định về tầm quan trọng của các vấn đề xoay quanh ESG. Một số đã lồng ghép định hướng về phát triển bền vững vào chiến lược phát triển chung của ngân hàng như ưu tiên tăng trưởng tín dụng xanh, xây dựng quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường - xã hội.

Tuy nhiên, so với các nước khác trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới, các NHTM Việt Nam vẫn cần cải thiện nhiều và nỗ lực hơn nữa để đẩy mạnh tích hợp ESG. Mặc dù các yêu cầu luật định vẫn đang trong giai đoạn bắt đầu xây dựng, những ngân hàng sớm bắt tay vào đánh giá rủi ro ESG và xác định chiến lược cùng lộ trình kịp thời sẽ có những lợi thế đi đầu trong q trình chuyển đổi bền vững. Dưới đây là một số khuyến nghị dành cho các NHTM:

5.3.1. Xây dựng chiến lược tích hợp ESG

Bên cạnh các chiến lược kinh doanh được cụ thể hóa thành các mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận, các NHTM cần bổ sung và thiết lập các chiến lược về phát triển bền vững gắn liền với các cam kết về ESG. Hiện tại, chưa có nhiều NHTM tập trung xây dựng và cam kết rõ ràng về ESG trên các nguồn thông tin công khai như

trang web của ngân hàng hay báo cáo thường niên. Nhìn nhận từ bài học kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới, các NHTM này đang thích ứng, chuyển các vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị từ ngoại vi của mối quan tâm sang trung tâm chiến lược. Họ công nhận ESG là động lực tạo ra giá trị và khẩn trương phát triển tư duy chủ động về ESG.

Có thể thấy, chiến lược ESG cần được xây dựng và cụ thể hóa thành các mục tiêu, đi kèm với lộ trình thực hiện. Ví dụ, khi xây dựng chiến lược liên quan đến bảo vệ môi trường (cụ thể về sử dụng năng lượng hiệu quả), thay vì chỉ đưa ra các cam kết sng và mang tính khái qt, NHTM cần cụ thể hóa con số đo lường (như cam kết phần trăm suy giảm về lượng nhiên liệu hóa thạch sử dụng, số lượng và giá trị các dự án đầu tư trong tương lai), lộ trình và mốc thời gian để hiện thực hóa mục tiêu “đưa lượng khí phát thải về 0”.

Chiến lược ESG cần được truyền thông rộng rãi trong cả nội bộ ngân hàng và tuyên truyền với khách hàng doanh nghiệp. Điều này giúp tăng nhận thức về ESG và nhất quán trong hoạt động từ các phía. Cần lưu ý rằng, ngồi việc xây dựng và công bố chiến lược ESG, NHTM phải chuyển đổi và tích hợp vào hệ sinh thái của tổ chức. Chiến lược và các chính sách về ESG nên được lồng ghép vào quy trình hiện có thay vì phát triển một quy trình song song. Ví dụ, kết hợp các yếu tố ESG vào quy trình đánh giá tín dụng sẽ giúp cho NHTM lường trước các rủi ro ESG trước khi đưa ra quyết định cho vay.

5.3.2. Xây dựng bộ máy và hệ thống quản trị rủi ro ESG

Để triển khai chiến lược phát triển bền vững và kiểm soát hiệu quả thực hiện, các NHTM cần tinh chỉnh bộ máy, xây dựng bộ phận chuyên trách về các vấn đề ESG. Trên thực tế, một số NHTM Việt Nam hiện chưa công bố rõ ràng và cụ thể cơ cấu tổ chức, cách thức vận hành và quản trị ESG. Nhìn từ góc độ của các ngân hàng phát triển ở châu Âu như Credit Suisse hay Deutsche Bank, các ngân hàng này đều công bố rõ ràng về cơ cấu tổ chức và quy trình kiểm sốt qua nhiều cấp bậc và phòng ban chức năng, trải dài từ hội đồng quản trị, ủy ban tư vấn, phòng ban thực thi và giám sát. Bộ máy này vận hành trên cơ sở đảm bảo tuân thủ khuôn khổ phát triển bền

vững – tập hợp các mục tiêu, quy chuẩn, nguyên tắc về ESG, được xây dựng với vai trò là nền tảng và cốt lõi trong hoạt động kinh doanh, thậm chí có thể tích hợp vào quy tắc ứng xử của ngân hàng.

Nhìn chung, điểm tích cực đáng ghi nhận ở các NHTM Việt Nam là một số đã bắt đầu xây dựng hệ thống quản trị rủi ro ESG. Tuy nhiên, hệ thống quản trị ESG cần được nhân rộng hơn nữa và tích hợp ESG vào quy trình quản trị rủi ro hiện có của tổ chức. Có thể tham khảo trường hợp của VPBank, ngân hàng này đã chủ động xây dựng khung tín dụng xanh, quy trình sàng lọc và thẩm định rủi ro môi trường – xã hội của các dự án, kết hợp giám sát, tư vấn và đồng hành cùng với doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro liên quan.

5.3.3. Xác định các vấn đề ESG trọng yếu

ESG là một tập hợp khơng có giới hạn các vấn đề xoay quanh môi trường, xã hội và quản trị và mang tính cập nhật theo thời gian. Do đó, khi xây dựng các chiến lược phát triển bền vững, NHTM cần phải sàng lọc và xác định các vấn đề mang tính trọng yếu gắn liền với các hoạt động kinh doanh cốt lõi, nhằm giúp tổ chức tập trung nguồn lực vào các vấn đề trọng tâm, đánh giá và đo lường rủi ro có khả năng tác động lớn đến ngân hàng.

Đầu tiên, các NHTM cần phải lập danh sách các vấn đề ESG, có thể tham khảo từ nhiều nguồn như tiêu chuẩn và cơng ước quốc tế, chính sách trong nước, khảo sát nội bộ và các bên liên quan (như khách hàng, nhà đầu tư), tin tức, báo cáo từ tổ chức chính phủ và xã hội. Danh sách này cần được cập nhật và đánh giá hàng năm. Tiếp đó là bước sàng lọc các chủ đề trọng yếu, có thể đưa ra thứ tự ưu tiên trong việc xây dựng và phát triển các cam kết ESG tùy vào chiến lược phát triển của mình thơng qua các phương pháp như đánh giá rủi ro - cơ hội, hay thiết lập ma trận trọng yếu. Ví dụ, các NHTM có chiến lược phát triển các gói sản phẩm trong lĩnh vực năng lượng nên ưu tiên xây dựng cam kết trong các chủ đề liên quan như biến đổi khí hậu, sản xuất điện, sử dụng năng lượng hiệu quả.

Sự thiếu hụt cơ sở dữ liệu về ESG trong hệ thống tài chính Việt Nam một phần xuất phát từ mức độ cơng bố thơng tin thấp. Để cải thiện tình trạng này, các NHTM cần phải công khai, cập nhật đầy đủ và rõ ràng, dễ tra cứu và dễ kiểm chứng các thơng tin, chính sách liên quan tới ESG (bao gồm cả chính sách dành cho hoạt động nội bộ và cho các khách hàng doanh nghiệp). Việc công bố thông tin phải được truyền thông rộng rãi trên tất cả các nguồn: từ trang web, thơng cáo báo chí, đến báo cáo thường niên (có bổ sung báo cáo phát triển bền vững). Các ngân hàng có thể tham khảo các chuẩn mực cơng bố thông tin quốc tế phổ biến như GRI, TCFD, SASB.

Nâng cao mức độ công bố thông tin sẽ là nền tảng để xây dựng cơ sở dữ liệu về ESG, hướng đến tính minh bạch trong tồn bộ hệ thống. Bên cạnh dữ liệu định tính (ví dụ như phân tích, đánh giá từ chuyên gia hay tổ chức về mức độ cam kết ESG), các NHTM nên phát triển và đo lường thơng qua các dữ liệu định lượng. Có thể nói, thu thập dữ liệu là điều cần thiết để các tổ chức tín dụng xác định và đánh giá rủi ro ESG, dễ dàng tích hợp vào mơ hình quản trị. Ví dụ như, thơng tin về phát thải khí nhà kính của khách hàng hoặc vị trí của các cơ sở sản xuất của họ cho phép các tổ chức tín dụng đánh giá mức độ rủi ro vật chất và rủi ro chuyển đổi. Bên cạnh đó, việc cơng bố thơng tin và xây dựng cơ sở dữ liệu ESG còn giúp các NHTM chủ động trong quá trình làm việc với khách hàng doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư và tạo tâm thế sẵn sàng trước quy định từ cơ quan quản lý.

5.3.5. Đào tạo nội bộ và tuyên truyền cho khách hàng doanh nghiệp

Xuất phát từ nhận thức còn hạn chế về khái niệm ESG, các NHTM cần thực hiện truyền thông nội bộ, đào tạo kiến thức về ESG trong tổ chức, đặc biệt là kỹ năng đánh giá rủi ro ESG cho nhân viên thẩm định trong hoạt động cấp tín dụng. Trong những năm gần đây, các ngân hàng đứng đầu đã có một số chương trình hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm nâng cao nhận thức về ESG. Điển hình, vào tháng 12/2019, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) cùng với WWF Việt Nam đã tổ chức chương trình đào tạo cho Vietcombank và VietinBank về lồng ghép ESG trong hoạt động ngân hàng. Thành phần tham dự là đại diện lãnh đạo, phòng ban liên quan cùng với các nhân viên tham gia quá trình lồng ghép ESG vào hoạt động của ngân hàng hoặc tham gia viết báo cáo thường niên. Chương trình giới thiệu sâu về

lồng ghép ESG, những rủi ro liên quan (như biến đổi khí hậu, phá rừng) trong các ngành nhạy cảm như nông nghiệp, thủy hải sản và chế biến sản xuất. Các hoạt động đào tạo này cần được triển khai nhiều hơn và mở rộng trên toàn hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, các NHTM cũng cần đẩy mạnh truyền thông về chiến lược ESG của ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp. Đối với nhóm khách hàng hiện có, NHTM cần cơng khai rõ ràng về các cam kết bền vững, quy trình thẩm định và tiêu chí đánh giá rủi ro mơi trường – xã hội, có các hoạt động tư vấn và đồng hành với khách hàng trong việc khắc phục các rủi ro ESG. Ví dụ như, trong trường hợp NHTM đang làm việc với nhiều khách hàng lớn trong lĩnh vực điện than, NHTM phải thông báo về mục tiêu đưa lượng khí phát thải về mức 0, thực hiện các khảo sát và đối thoại trực tiếp nhằm xây dựng lộ trình cắt giảm tài trợ dần qua các năm, có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mơ hình kinh doanh. Đối với nhóm khách hàng mới, việc truyền thông ESG rõ ràng sẽ giúp ngân hàng thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng, phù hợp với định vị phát triển bền vững. Ví dụ, việc công khai các cam kết về mơi trường và sử dụng năng lượng hiệu quả có thể giúp NHTM thu hút các dự án năng nượng xanh, năng lượng tái tạo.

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w