Thách thức trong việc tích hợp ESG vào hoạt động của NHTM

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 84 - 86)

Từ kết quả phân tích và đánh giá ở trên, có thể thấy, việc áp dụng ESG trong hoạt động của các NHTM Việt Nam vẫn đang ở bước khởi đầu. Các NHTM gặp nhiều khó khăn trong việc tích hợp mục tiêu bền vững, đánh giá tác động của vấn đề ESG hay cơng bố các thơng tin liên quan. Có thể kể đến một số thách thức như sau:

Thứ nhất là, hạn chế trong chính sách và quy định từ cơ quan quản lý – đây

cũng là nguyên nhân căn cơ nhất khiến việc thực thi cam kết ESG của các NHTM vẫn còn mờ nhạt. Do thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể từ NHNN, hầu hết các NHTM chưa xây dựng khung chiến lược và lộ trình chi tiết hướng tới phát triển bền vững. Chỉ một số ít ngân hàng đã bắt đầu thiết lập hệ thống quản lý rủi ro môi trường

- xã hội, hay kết hợp đánh giá rủi ro ESG trong hoạt động cấp tín dụng; tuy nhiên, chưa phát triển kế hoạch quản lý và giám sát sau khi các khoản vay đã triển khai. Cơng cuộc chuyển đổi bền vững địi hỏi các NHTM phải có năng lực và tiềm lực tài chính, tuy nhiên, cơ quan quản lý chưa có nhiều chính sách hỗ trợ hay khuyến khích.

Thứ hai là, nhận thức hạn chế về ESG. Sự mới mẻ của khái niệm ESG là nhân tố đầu tiên khiến công tác quản trị ESG gặp nhiều vướng mắc. Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả tích hợp trong cấp tín dụng, địi hỏi phải có sự hợp tác và thiện

chí từ cả ngân hàng và khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự thiếu và yếu trong năng lực quản trị lẫn tầm nhìn chiến lược lại là rào cản lớn, khiến cho quá trình chuyển đổi mơ hình kinh doanh bền vững của ngân hàng và doanh nghiệp diễn ra hết sức chậm chạp.

Thứ ba là, yêu cầu về đào tạo và xây dựng bộ máy quản trị ESG. Trong giai

để xây dựng phòng ban chuyên trách, thiết kế các chương trình nhằm nâng cao sự hiểu biết về các tiêu chuẩn môi trường và xã hội, đặc biệt là kỹ năng đánh giá rủi ro ESG cho nhân viên thẩm định trong hoạt động cấp tín dụng doanh nghiệp.

Thứ tư là, thiếu hụt cơ sở dữ liệu ESG. Trong nội bộ ngành ngân hàng, vẫn

chưa có một tiêu chuẩn thống nhất và rõ ràng về các yêu cầu thực thi ESG. Do đó, các ngân hàng gặp khó trong việc xác định cần thu thập dữ liệu gì hay cơng bố thông tin ra sao. Điều này cũng địi hỏi các NHTM tăng chi phí đầu tư cơng nghệ vì dữ liệu hiện tại chưa thể đáp ứng việc thực hiện các nguyên tắc và báo cáo bền vững. Hơn nữa, dữ liệu đầu vào còn phụ thuộc vào mức độ công bố thông tin từ khách hàng doanh nghiệp. Trên thực tế, các quỹ đầu tư bền vững cũng đang gặp khó khăn trong việc đánh giá doanh nghiệp trong diện đầu tư. Cụ thể, Dragon Capital phải ký kết hợp đồng với một công ty bên ngồi để đo lường lượng khí phát thải nhà kính của doanh nghiệp Việt Nam (vì các doanh nghiệp này khơng cơng bố), và ước tính dựa trên dữ liệu của cơng ty cùng ngành trên thế giới để áp dụng tiêu chuẩn tương đương.

Thứ năm là, yêu cầu về tiềm lực tài chính và năng lực cạnh tranh. Q trình

chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững đòi hỏi các NHTM phải sở hữu tiềm lực tài chính nhất định, khơng chỉ phục vụ cho các khoản gia tăng trong chi phí (như đầu tư công nghệ, đào tạo nhân viên, xây dựng cơ sở dữ liệu) mà còn phát triển các sản phẩm và dịch vụ đảm bảo tiêu chí ESG. Ví dụ, khi thúc đẩy hoạt động cấp tín dụng xanh, năng lực cạnh tranh của ngân hàng sẽ phần nào bị hạn chế khi NHTM phải sàng lọc danh mục ngành hay lĩnh vực phù hợp, thu hẹp đối tượng khách hàng thỏa mãn các điều kiện về mơi trường. Các lợi ích từ phát triển bền vững chủ yếu mang tính chất dài hạn, do đó, khơng phải ngân hàng nào cũng đủ tiềm lực để theo đuổi.

Tóm lại, trong giai đoạn đầu tích hợp ESG vào hoạt động kinh doanh, các NHTM Việt Nam hiện đang gặp phải nhiều khó khăn và thách thức. Điều này yêu cầu cơ quan quản lý, đặc biệt là NHNN, cần có các chính sách và hướng dẫn cụ thể trên tồn hệ thống. Đồng thời, địi hỏi các NHTM phải nỗ lực nâng cao chất lượng và hiệu quả thực thi cam kết phát triển bền vững, hướng đến tiệm cận chuẩn mực quốc tế và thu hẹp khoảng cách với hệ thống tài chính ở các nước phát triển.

CHƯƠNG 5 – TĨM TẮT VÀ KHUYẾN NGHỊ THÚC ĐẨY TÍCH HỢP ESG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Trong chương 5, tác giả tổng hợp và đưa ra khuyến nghị cho cơ quan quản lý và các NHTM Việt Nam nhằm góp phần đẩy nhanh q trình chuyển đổi tài chính bền vững. Cuối cùng, tác giả chỉ ra hạn chế của luận văn và đề xuất hướng tiếp theo để hoàn thiện, mở rộng nội dung cũng như phạm vi nghiên cứu liên quan đến cam kết ESG trong hoạt động ngân hàng Việt Nam ở tương lai.

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w