Quy định và chính sách ngành ngân hàng liên quan đến ESG ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 64 - 67)

Trước xu thế phát triển của thế giới, Việt Nam đã có khung chính sách nhất định hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ở cấp độ quốc gia. Vào ngày 01/10/2021, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong giai đoạn 2021-2030 được thông qua, đặt ra mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP, xanh hóa các ngành kinh tế, lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Đây sẽ là cơ sở để các nhóm ngành thực hiện kế hoạch hành động hướng đến mục tiêu phát triển chung. Riêng đối với ngành ngân hàng, các yếu tố ESG được thể hiện trong một số văn bản do NHNN Việt Nam ban hành, xoay quanh hai nội dung chính:

Một là, tài chính tồn diện là dịch vụ tài chính được cung ứng tới mọi thành

viên trong xã hội, đặc biệt là nhóm người dễ bị tổn thương, theo cách thức thuận tiện và phù hợp với nhu cầu. Qua đó, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Hay nói cách khác, ngân hàng cần tăng cường năng lực của mình trong việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng, doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa).

Hai là, tài chính xanh chủ yếu đề cập đến việc quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, hướng dịng vốn vào các dự án thân thiện với môi trường. Ở cấp độ quản lý nhà nước, những chính sách của chính phủ, NHNN và các bộ ban ngành khác đề cập nhiều tới yếu tố môi trường (tương ứng với E trong ESG), trong khi nội dung về yếu tố xã hội và quản trị cịn ít và chưa rõ ràng (Tài chính cơng bằng Việt Nam, 2020).

Bảng dưới đây tổng hợp một số văn bản liên quan, có đề cập đến việc áp dụng ESG trong ngành ngân hàng Việt Nam.

Bảng 4.1. Một số văn bản đề cập đến việc áp dụng ESG trong ngành ngân hàng Việt Nam

Văn bản Nội dung

Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/03/2015 về Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng

Yêu cầu các ngân hàng cần chủ động triển khai xây dựng chương trình, chính sách tín dụng xanh. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng giải pháp quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; triển khai tích cực cơng tác thơng tin, truyền thơng về quản lý rủi ro

mơi trường và xã hội và chính sách tín dụng xanh. Quyết định số 1552/QĐ-

NHNN ngày 06/08/2015 ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

đến năm 2020

Nâng cao nhận thức, vai trò và năng lực của ngành ngân hàng trong thực hiện cấp tín dụng cho các ngành kinh tế xanh, phát triển các sản phẩm và dịch vụ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh.

Quyết định số 1604/QĐ- NHNN ngày 07/08/2018 phê duyệt đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam

Tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của ngân hàng đối với việc bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, hướng dịng vốn vào các dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh. Phấn đấu đến năm 2025, 100% ngân hàng xây dựng quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường

và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Quyết định số 1731/QĐ- NHNN ngày 31/08/2018 ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững

Tăng cường năng lực của tổ chức tín dụng nhằm đa dạng hóa kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng cho mọi người, các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa), thúc đẩy tài chính tồn diện. Đồng thời, nhấn mạnh trách nhiệm của ngân hàng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

Quyết định số 986/QĐ- TTg ngày 08/08/2018 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm

Đề ra mục tiêu phát triển tại cấp khu vực ASEAN và châu Á, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế. Đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, tiến tới tài chính tồn

2025, định hướng đến năm 2030

nghiệp có cơ hội tiếp cận đầy đủ, thuận tiện các dịch vụ tài chính, đóng góp tích cực cho phát triển bền vững. Quyết định số 1309/QĐ-

NHNN ngày 24/07/2020 về Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính tồn diện quốc gia

u cầu tổ chức tín dụng lồng ghép nội dung của Chiến lược tài chính tồn diện quốc gia, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, đảm bảo đúng yêu cầu và lộ trình.

(Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2022)

Có thể thấy, các cơ quan quản lý đã có những bước khởi đầu nhất định trong việc khuyến khích tích hợp ESG trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, phần lớn các văn bản kể trên mang tính định hướng chỉ đạo, chưa phải là quy định bắt buộc. Đây chính là nguyên nhân căn cơ nhất khiến cam kết chính sách của các NHTM Việt Nam còn mờ nhạt và khơng thống nhất (Tài chính cơng bằng Việt Nam, 2020). Hiện vẫn chưa có quy định, định nghĩa, tiêu chuẩn cụ thể về các danh mục các ngành, lĩnh vực để có thể áp dụng chung, thống nhất trên cả nước, dẫn tới thiếu cơ sở để NHTM lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát các yếu tố ESG.

Tuy nhiên, gần đây, chúng ta có thể thấy một số tín hiệu tích cực từ cơ quan quản lý trong việc xây dựng các tiêu chuẩn và khung pháp lý xoay quanh ESG. Hiện NHNN đang lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Theo cơ quan soạn thảo, thơng tư được ban hành sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý chung, yêu cầu bắt buộc tổ chức tín dụng thực hiện quản lý rủi ro mơi trường trong hoạt động cấp tín dụng. Cùng với đó, Luật bảo vệ mơi trường do Quốc hội ban hành ngày 17/11/2020, đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Đây là cơ sở pháp lý để NHNN ban hành Thơng tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng quản lý rủi ro mơi trường trong hoạt động cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w