Sáng kiến và chuẩn mực toàn cầu về ESG trong lĩnh vực ngân hàng

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 39 - 43)

2.5.1. Các nguyên tắc, hướng dẫn áp dụng ESG

Hình 2.7. Nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng có trách nhiệm

(Nguồn: UNEP FI, 2018 B)

Riêng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, cân nhắc và lồng ghép những yếu tố ESG thể hiện rõ nét với sự ra đời của Nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc (PRB). PRB đưa ra khuôn khổ cho ngân hàng tích hợp tính bền vững ở cấp chiến lược, danh mục đầu tư và giao dịch, trải dài trên tất cả

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem xét và phân loạiĐánh giá môitrường và xã hội chuẩn môCác tiêui trường xã xã hội thích hợp

Hệ thống quản lý mơi trường, xã hội và Kế hoạch hành động Nguyên

tắc Xích đạo

Sự tham gia của các bên liên quan

Cơ chếĐánh giá

khiếu nạiđộc lập Các thỏa ước

Giám sát và báo cáo độc

lập Báo cáo và tính minh bạch các lĩnh vực kinh doanh. Cụ thể, có 6 ngun tắc chính (tham khảo chi tiết ở hình 2.7), gắn kết ngân hàng với các mục tiêu phát triển bền vững và Thỏa thuận khí hậu Paris. Đối với từng nguyên tắc, PRB hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện, đồng thời cung cấp thêm ví dụ và thơng tin tham khảo, đặc biệt dành cho ngân hàng mới bắt đầu hay tương đối tiên tiến đang tìm kiếm hướng dẫn để cải thiện hiệu suất hoạt động.

Hình 2.8. 10 nguyên tắc thuộc Bộ Nguyên tắc Xích đạo

(Nguồn: Equator Principles Association, 2020)

Ngồi ra, Ngun tắc Xích đạo (EP), ra đời vào năm 2003, cũng là bộ chuẩn mực phổ biến, mang tính tự nguyện liên quan đến những quyết định, đánh giá và quản lý các rủi ro về môi trường và xã hội trong việc thẩm định dự án. Theo dữ liệu cập nhật mới nhất (Equator Principles, 2022), đã có 132 định chế tài chính ở 38 quốc gia chính thức áp dụng bộ nguyên tắc này – bao gồm 10 nguyên tắc cụ thể (tham khảo chi tiết ở hình 2.8). Các định chế phải xây dựng chính sách, chuẩn mực và quy trình tài trợ hướng tới bảo vệ môi trường và xã hội, không tài trợ cho dự án khơng thoả mãn các tiêu chí bền vững. Đồng thời, phải có hướng dẫn cụ thể cho khách hàng của mình trong việc tuân thủ các nguyên tắc trong quá trình thực hiện dự án.

Đáng chú ý, nguyên tắc 3 trong Nguyên tắc Xích đạo đề cập đến việc sử dụng Bộ tiêu chuẩn hoạt động môi trường và xã hội của Tổ chức tài chính quốc tế (IFC, 2012) và Hướng dẫn chung Môi trường, Sức khỏe, và An toàn (EHS) của Ngân hàng thế giới (World Bank, 2007) trong quy trình đánh giá các dự án tài trợ. Ngày càng có nhiều tổ chức quốc tế đưa ra các nguyên tắc, khung tiêu chuẩn hay hướng dẫn tích hợp ESG trong hoạt động ngân hàng. Mặc dù được xây dựng bởi tổ chức khác nhau nhưng các tiêu chuẩn này đều chú trọng tới giá trị cốt lõi của tính bền vững như hiệu

quả kinh tế, mơi trường và lợi ích của cộng đồng. Các ngân hàng có thể lựa chọn áp dụng thơng qua hai hình thức: (i) sử dụng tồn bộ các ngun tắc này và đăng ký tham gia hiệp hội hay mạng lưới liên quan, hoặc (ii) tham khảo để tự xây dựng bộ chuẩn mực riêng phù hợp với nhu cầu của mình. Ngồi ra, việc tn thủ luật pháp, quy định liên quan đến ESG của nước sở tại cũng cần được xem xét.

2.5.2. Các khung và tiêu chuẩn công bố thông tin và báo cáo ESG

Theo cập nhật của UN PRI (2021 B), các quy định yêu cầu công bố thông tin và báo cáo về ESG đang không ngừng gia tăng. Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng, việc công bố thông tin ESG phải phù hợp với yêu cầu của các khung và tiêu chuẩn quốc tế về báo cáo bền vững; trong đó, phổ biến nhất là GRI, IIRC và SASB.

Hình 2.9. Tổng quan về tiêu chuẩn GRI

(Nguồn: GRI, 2022)

Thứ nhất, về GRI (Global Reporting Initiative), đây là bộ tiêu chuẩn được

soạn thảo bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Bền vững Tồn cầu (GSSB) thơng qua một quy trình tư vấn với nhiều bên liên quan, bao gồm đại diện từ các tổ chức và người sử dụng thơng tin báo cáo trên tồn thế giới. Bộ tiêu chuẩn này được xây dựng để các tổ chức báo cáo về tác động của mình đối với nền kinh tế - môi trường - xã hội; từ đó, giúp

nâng cao khả năng so sánh tồn cầu và chất lượng thơng tin về những tác động này. GRI được cấu trúc như một hệ thống các tiêu chuẩn có liên quan với nhau, phân thành 3 nhóm chính: tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn theo lĩnh vực và tiêu chuẩn theo chủ đề (chi tiết ở hình 2.9). Riêng đối với lĩnh vực tài chính, GRI đã kết hợp với UNEP FI cùng xây dựng chỉ dẫn về công bố thông tin, đo lường hoạt động liên quan dành riêng cho định chế tài chính với tên gọi “Financial Services Sector Supplement” (UNEP FI & GRI, 2008).

Thứ hai, IIRC (International Integrated Reporting Council) đã phát triển khung báo cáo tích hợp (Integrated Report) được áp dụng phổ biến ở 75 quốc gia trên thế giới. Cụ thể, báo cáo tích hợp là một loại báo cáo lồng ghép giữa nội dung báo cáo thường niên mang tính truyền thống và báo cáo phát triển bền vững nhằm cung cấp một góc nhìn tồn diện về doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhau như tài chính, quản trị, đầu tư có trách nhiệm với mơi trường và xã hội. Đây là một quy trình báo cáo dựa trên tư duy tích hợp mà kết quả của quy trình này là một báo cáo thể hiện được giá trị tạo ra của một doanh nghiệp theo thời gian (IIRC, 2021). Đối với riêng ngành ngân hàng, IR Banking Network (2016) cũng đã chỉ rõ một số vấn đề thường gặp và đưa ra các hướng dẫn thực tiễn khi ngân hàng thực hiện báo cáo tích hợp.

Thứ ba, về SASB (Sustainability Accounting Standards Board), đây là bộ tiêu

chuẩn được thiết kế để xác định các vấn đề bền vững có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hỗ trợ công bố thông tin dành cho các nhà đầu tư. Hiện SASB đã phát triển chuẩn mực kế toán bền vững cho 77 ngành, thuộc 11 lĩnh vực khác nhau. Đối với riêng lĩnh vực tài chính, SASB đã xây dựng các tiêu chuẩn dành cho hoạt động lưu ký và quản lý tài sản, NHTM, tài chính tiêu dùng, bảo hiểm, ngân hàng đầu tư và mơi giới, giao dịch chứng khốn và hàng hóa. Mỗi chuẩn mực SASB cho từng lĩnh vực bao gồm chủ đề cơng bố thơng tin ESG, các thước đo kế tốn và chỉ số hoạt động liên quan (tham khảo các chủ đề công bố thông tin và chỉ số đánh giá bền vững dành cho NHTM theo SASB ở phụ lục 1).

Ngồi ra, cịn có nhiều khung và tiêu chuẩn khác về công bố thông tin liên quan ESG - tập trung vào yếu tố mơi trường và biến đổi khí hậu như CDP (Carbon Disclosure Project), CDSB (Climate Disclosure Standards Board), TCFD (Task

Force on Climate-related Financial Disclosures). Hiện tại, các khung quy định khác nhau cùng tồn tại và mỗi ngân hàng có thể tuỳ chọn áp dụng theo đặc điểm tổ chức, nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tồn tại nhiều khuôn khổ và tiêu chuẩn khiến ngân hàng cũng như các tổ chức khác bối rối và gặp khó khăn trong việc chọn lọc hay so sánh chéo. Để giải quyết vấn đề này, vào tháng 09/2020, 5 tổ chức hàng đầu (bao gồm GRI, IIRC, SASB, CDP, CDSB) đã đồng cơng bố về tầm nhìn chung, hướng đến xây dựng một khung báo cáo hoàn chỉnh, thống nhất và toàn diện về phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Cam kết ESG của các ngân hàng thương mại: Thực trạng áp dụng ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w