Khái quát về khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của trường tiểu học times school, quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 44 - 46)

2.2.1. Mục đích khảo sát

- Đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của Trường Tiểu học Times School;

- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của Trường Tiểu học Times School;

- Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của Trường Tiểu học Times School.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Khảo sát lấy ý kiến của với 90 thành viên bao gồm: 05 cán bộ quản lý, 20 giáo viên, 05 nhân viên phòng tuyển sinh maketing, 30 phụ huynh và 30 học sinh.

2.2.3. Nội dung khảo sát

Nội dung các bảng khảo sát được tác giả nêu trong phần Phụ lục của luận văn.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra: Thu thập số liệu qua phiếu điều tra đối với các đối tượng khách thể điều tra. Cơng cụ: Bảng hỏi được thiết kế có câu trả lời sẵn, gồm câu hỏi và các phương án trả lời (xem thêm phụ lục).

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh nhằm tìm hiểu sâu và lấy dữ liệu về quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh.

- Phương pháp quy nạp: Phân tích hiệu quả của từng công cụ truyền thông marketing trên Internet, từ đó đưa ra kết luận về hiệu quả chung tổng thể của hoạt động truyền thông marketing trên Internet.

- Phương pháp phân tích: Thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, phần mềm Excel.

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm (%)

Cách tính phần trăm phổ biến nhất. Thơng qua việc tính phần trăm của một tổng, ta sẽ biết một đại lượng đã cho chiếm bao nhiêu so với tổng số chung. Từ đó xác định được mức xếp hạng của các yếu tố.

Cơng thức tính phần trăm của A so với tổng N là: A/N*100 Trong đó: A là số ý kiến lựa chọn, N là tổng số người được hỏi Phương pháp tính điểm trung bình và xếp thứ bậc

Phương pháp này áp dụng để xử lý những thông tin thu được từ những câu hỏi được soạn thảo theo thang thứ tự. Việc cho điểm trung bình (giá trị trung bình) của từng yếu tố được xem xét giúp người nghiên cứu xác định mức độ giá trị, xếp hạng các yếu tố và từ đó có thể rút ra kết luận, nhận xét khách quan, khoa học.

Điểm trung bình và xếp thứ bậc tính theo cơng thức sau:

* Cho điểm 5, 4, 3, 2, 1 tương ứng với mức độ đánh giá Tốt, Khá, Trung Bình, Yếu.

* Cơng thức tính điểm trung bình của từng tiêu chí.

Điểm trung bình = N D C B A3 2  4

Trong đó: A, B, C, D lần lượt là số ý kiến chọn Tốt, Khá, TB, Yếu. N là tổng số người được hỏi

Dựa vào điểm trung bình của các tiêu chí để xếp thứ bậc về mức độ của các tiêu chí. Từ đó đưa ra những nhận xét cần thiết.

Tương tự với bảng 2.13, 2.14 tác giả phân loại mức độ đánh giá theo Rất ảnh

hưởng, Ảnh hưởng, Ít ảnh hưởng, Rất ít ảnh hưởng với điểm từ 1-4 điểm.

2.3. Thực trạng hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại Tiểu học Times School

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của trường tiểu học times school, quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)