Thực trạng hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của trường tiểu học times school, quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 46 - 49)

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên chuyên viên marketing Trường Tiểu học Times School về mức độ cần thiết của hoạt động truyền thông Trường Tiểu học Times School về mức độ cần thiết của hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh

Để đánh giá nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên và chuyên viên marketing Trường Tiểu học Times School về mức độ cần thiết của quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tác giả đưa ra câu hỏi:“Thầy/Cô đánh giá

như thế nào về sự cần thiết quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại Trường Tiểu học Times School” trong mẫu phiếu dành cho cán bộ, GV

và chuyên viên phòng marketing. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1. Nhận thức về sự cần thiết của đội ngũ cán bộ, giáo viên và chuyên viên marketing trong việc quản lý hoạt động truyền thông marketing

trong công tác tuyển sinh

STT Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ (%) Thứ bậc 1 Rất cần thiết 28 93,3 1 2 Cần thiết 4 13,3 2 3 Bình thường 1 3,3 3 4 Không cần thiết 0 0 4 ∑= 30 (100%)

Bảng số liệu trên cho thấy: Hầu hết đội ngũ cán bộ, GV và chuyên viên truyền thông marketing tại Trường Tiểu học Times School cho rằng việc quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh là rất cần thiết (93,3%, xếp thứ 1) và cần thiết (13,3%, xếp thứ 2), điều này chứng tỏ các cán bộ, GV và chuyên viên truyền thông marketing Tiểu học Times School đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh trong nhà trường.

Để xác định các nguyên nhân chính dẫn đến kết luận trên, tác giả đồng thời lấy ý kiến của đội ngũ cán bộ, GV và chuyên viên truyền thông marketing Trường

Tiểu học Times School về lý do cần thiết phải quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2. Ý kiến về lý do cần quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh

STT Ý kiến Số lƣợng Tỷ lệ (%) Thứ bậc

1. Xác định rõ mục tiêu và dự báo kết quả tương lai 24 80 3

2. Tận dụng đối đa nguồn lực 23 76,67 4

3. Để định hình được các cơng việc trong năm học 25 83,33 2

4 Giảm thiểu tối đa những phát sinh đột xuất 20 66,67 5

5. Tăng hiệu quả tuyển sinh trong nhà trường 29 96,67 1

30 (100%)

Trong tổng số ý kiến thu được từ các cán bộ và chuyên viên marketing, đa số cho rằng việc quản lý hoạt động truyền thơng marketing trong cơng tác tuyển sinh góp phần “Tăng hiệu quả tuyển sinh của nhà trường” chiếm 96,67%, xếp thứ 1;

"Để định hình được các công việc trong năm học" chiếm 83,33%, xếp thứ 2; "Xác

định rõ mục tiêu và dự báo kết quả tương lai” chiếm 80 %, xếp thứ 3 và "Tận dụng tối đa nguồn lực” chiếm 76,67 %, xếp thứ 4; “Giảm thiểu tối đa những phát sinh

đột xuất”. Như vậy, phần lớn các cán bộ quản lý, GV và chuyên viên marketing

nhận thức rõ ràng và sâu sắc sự cần thiết phải quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại nhà trường do đánh giá đúng vai trị và lợi ích quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh đem lại. Điều này là một trong những nhân tố quan trọng, tác động tích cực đến hiệu quả cơng việc cũng như thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBQL, giáo viên và chuyên viên bộ phận marketing.

Tác giả cũng trưng cầu ý kiến của đội ngũ cán bộ, GV và chuyên viên marketing về hiệu quả của việc quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại Tiểu học Times School hiện nay. Kết quả được thể hiện chi tiết theo bảng số liệu dưới đây.

2.3.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại Tiểu học Times School tuyển sinh tại Tiểu học Times School

Bảng 2.3. Hiệu quả của việc hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh

STT Ý kiến Số lƣợng Tỷ lệ (%) Thứ bậc

1. Rất hiệu quả 4 13,34 3

2. Hiệu quả 10 33,33 1

3. Ít hiệu quả 10 33,33 1

4. Không hiệu quả 6 20 2

30 (100%)

Trong bảng số liệu trên, hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại Tiểu học Times School được đánh giá là hiệu quả và ít hiệu quả ngang nhau với 33,33%, khơng hiệu quả (20%, xếp thứ 2). Chỉ có khoảng 13,34 % cho rằng rất hiệu quả (xếp thứ 4). Từ đó ta thấy, hoạt động truyền thơng marketing trong cơng tác tuyển sinh tại Tiểu học Times School mặc dù đã có những quan tâm nhưng chưa thực sự có kết quả rõ nét. Điều đó cho thấy việc quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại Trường Tiểu học Times School cần được quan tâm và chú trọng nhiều hơn nữa.

2.3.3. Những khó khăn của hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của Trường Tiểu học Times School tuyển sinh của Trường Tiểu học Times School

Bảng 2.4. Khó khăn của việc lập kế hoạch hoạt động marketing trong cơng tác tuyển sinh

Tiêu chí Số phiếu chọn Tỉ lệ %

Nhân lực tham gia hoạt động tuyển sinh marketing 6 20

Tài chính 5 16,7

Xây dựng chương trình hành động 15 50

Cơ sở vật chất 4 13,3

Tổng 30 100

thông marketing cho cơng tác tuyển sinh đó là xây dựng chương trình hành động chiếm 15/30 phiếu chọn, tương đương với 50%. Xây dựng chương trình hành động cụ thể ở đây đó là làm những hoạt động gì ở những giai đoạn nào. Sau đó là các khó khăn và nhân lực tham gia vào hoạt động truyền thông chiếm 6/30 phiếu chọn, tương đương 20%. Tiếp đến là khó khăn về tài chính và cơ sở vật chất.

Tại Trường Tiểu học Times School, Phịng truyền thơng marketing đã xây dựng kế hoạch tổng thể, chương trình tuyển sinh trong suốt thời gian tuyển sinh [Phụ lục 02]

Dựa trên chương trình hành động, nguồn lực và tài chính Nhà trường sẽ xem xét tận dụng cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động truyền thông sao cho hiệu quả.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của Trƣờng Tiểu học Times School

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của trường tiểu học times school, quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)