3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công
3.2.3. Kiểm tra, đánh giá phát triển đa dạng các kênh truyền thông trong
chức thực hiện hoạt động truyền thông marketing
3.2.3.1. Mục đích
Hiệu quả của hoạt động truyền thơng phụ thuộc lớn vào cách thức và phương tiện truyền tải thông điệp. Đặc biệt, trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, các yếu tố kỹ thuật công nghệ len lỏi, tác động trực tiếp vào thói quen sinh hoạt, học tập, làm việc và giải trí của mọi đối tượng. Do đó, để hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh hiệu quả cần phát triển đồng đều mơ hình truyền thơng trực tiếp và truyền thông gián tiếp cũng như đan xen kết hợp cả hai kênh này với nhau.
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện
Phát triển thêm các hoạt động truyền thông trực tiếp
Hiện nay, nhà trường đang thực hiện kênh truyền thông trực tiếp thông qua các phương thức tọa đàm, hội thảo, trải nghiệm, đánh giá năng lực, văn hóa, sự kiện. Những hoạt động này cần được duy trì và tổ chức thường xun ngồi ra cịn một phương thức truyền thông trực tiếp nữa mà Nhà trường cần phát triển thêm.
- Phương thức truyền thông xã hội: gồm những người bạn bè, các phụ
huynh và những người đồng sự nói chuyện với khách hàng mục tiêu. Đây là kênh mà Nhà trường chưa thực hiện được. Để làm được điều này, Nhà trường phải có những cơ chế tạo động lực cho phụ huynh, những người thân quen biết đến trường sẽ nói với khách hàng mục tiêu. Một trong những cơ chế đó là có chính sách chiết khấu khi giới thiệu được học sinh vào trường. Cơ chế này đưa ra sẽ thúc đẩy những người đã biết đến trường giới thiệu những học sinh tiềm năng vào trường. Đây là một phương thức truyền thông truyền miệng mà tác giả cho rằng cần bổ sung vào kênh truyền thông trực tiếp mà Nhà trường đang sử dụng.
Phát triển thêm các phƣơng thức truyền thơng gián tiếp
có sự tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp. Trong thời đại bùng nổ công nghệ, Nhà trường cần cập nhập các phương tiện truyền thông gián tiếp kịp thời với thời đại. Các phương tiện gián tiếp mà tác giả đề xuất thực hiện ngoài các phương tiện Nhà trường đang sử dụng.
- Truyền hình: với tính trực quan và sinh động, truyền hình trở thành phương tiện truyền thơng mạnh mẽ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng và khiến họ nhớ đến thương hiệu của Nhà trường nhanh chóng. Ngồi ra, lượng người xem truyền hình tại Việt Nam là vơ cùng lớn, chiếm tới 90% dân số, điều này tác động mạnh mẽ đến nhiều đối tượng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi dễ dàng. Tuy nhiên, quảng cáo truyền thơng bằng truyền hình có chi phí đắt đỏ nên cũng cần theo kinh phí của Nhà trường mà xem xét việc thực hiện tới đâu. Nhưng đây vẫn là một phương tiện truyền thông đáng cân nhắc trong Nhà trường.
- Social Media: Tiktok, Zalo, Twitter, Instagram, Linkedin.
Việc bổ sung thêm các nền tảng mạng xã hội sẽ giúp phủ sóng nhanh chóng đến xã hội. Thơng qua Social Media, Nhà trường có thể phân phối quảng cáo đến với các nhóm mục tiêu để tối đa hóa chi phí quảng cáo và giành được vị trí tốt hơn trên thị trường.
Để bắt đầu, Nhà trường chỉ cần một tài khoản miễn phí và ứng dụng nó để cung cấp thông tin cho độc giả, thu thập insight khách hàng, tìm hiểu xu hướng khách hàng hay xây dựng cộng đồng. Các tài khoản này hồn tồn có thể liên kết với nhau vì vậy, việc quản lý nội dung cũng không quá phức tạp.
- Blog: Blog cũng là một phương tiện truyền thông mà Nhà trường nên cân nhắc sử dụng bởi nó mang lại những lợi ích khơng thể phủ nhận. Với blog, Nhà trường có thể xây dựng được một cộng đồng lớn mạnh, chuyên thảo luận về các chủ đề giáo dục, hỗ trợ độc giả có khả năng kết nối, bình luận, chia sẻ hoặc gửi tin nhắn một cách dễ dàng.
- SMS, Mail Marketing:
SMS Marketing là hoạt động Marketing thông qua việc gửi SMS (tin nhắn)
đến người dùng điện thoại với mục đích là quảng cáo, gửi thông tin đến các đối tượng khác nhau. Có nhiều hình thức SMS Marketing như gửi tin nhắn đến theo số điện thoại có sẵn, gửi tin nhắn theo vùng mà mình mong muốn.
Vd. Khi muốn gửi thông tin tuyển sinh của Trường Tiểu học Times Schools
tới các khu dân cư xung quanh. Nhà trường có thể đăng ký dịch vụ SMS Marketing với các đơn vị cung cấp và yêu cầu gửi nội dung tin nhắn đến tất cả các số điện thoại (có phân cấp độ tuổi, giới tính,…) trong phạm vi quận Hai Bà Trưng. Cùng với sự bùng nổ của điện thoại di động smarphone và sự gia tăng tỷ lệ người dùng di động thì đây là một phương tiện cực kỳ hữu ích cho hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh.
Email marketing là hình thức sử dụng email (thư điện tử) mang nội
dung về thông tin/bán hàng/tiếp thị/giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mà mình mong muốn. Khơng giống với hình thức Spam email (Gửi email hàng loạt tới bất cứ cứ khách hàng nào) khiến khách hàng cảm thấy khó chịu và từ chối nhận mail. Email marketing hướng đến những khách hàng đã được nhắm mục tiêu và tìm hiểu kỹ trước đó.
Vd. Khi đã có tập khách hàng tiềm năng, Nhà trường có thể dùng mail marketing để gửi đồng loạt cho khách hàng mà vẫn khơng bị vào hịm thư spam đồng thời cá nhận hóa được từng mail.
Phát triển thêm các phƣơng thức truyền thông kết hợp cả kênh trực tiếp và gián tiếp
- Phƣơng thức sử dụng KOL Marketing: KOL viết tắt của từ “Key Opinion
Leader” được dịch theo nghĩa tiếng Việt là “Nhà lãnh đạo quan điểm chính” để chỉ những chuyên gia hoặc những người được đánh giá cao và có tiếng nói, tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực, ngành nghề nhất định nào đó. Những người này sẽ có kiến thức chun mơn khá tốt và uy tín. Nên những nhận định, lời khuyên hay ý kiến của họ thường được khách hàng quan tâm, tin tưởng và lắng nghe nhiều hơn.
Vd. Trong lĩnh vực giáo dục Nhà trường nên chọn các chuyên gia giáo dục
làm đại diện hình ảnh, quảng bá các thông điệp cho Nhà trường. Bởi vì là các chuyên gia nên ý kiến sẽ tạo ra được sự tin tưởng và tác động lớn đến khách hàng.
KOL Marketing có thể áp dụng qua các cuộc hội thảo, họp báo lớn, chương trình truyền hình, đoạn quảng cáo trên tivi hay báo giấy… Khi chuyển sang môi trường online, KOL Marketing được áp dụng rộng rãi trên các kênh mạng xã hội, website chia sẻ kiến thức hay các kênh chia sẻ video, v.v.
- Phƣơng thức sử dụng Influencer: Influencer là những người có sức ảnh
hưởng trên các kênh Social Media như facebook, instagram, youtube… với số lượng người dùng theo dõi lớn. Do đó, thơng tin mà những người này truyền tải sẽ có tác động trực tiếp đến nhóm đối tượng người dùng này. Chẳng hạn các hotface, youtuber, blogger… là những Influencer, họ chủ yếu hoạt động trên các kênh Social Media là chính.
Vd. Hiện nay tại Trường Tiểu học Times Schools có những học sinh là con
của những diễn viên nổi tiếng. Nhà trường có thể hồn tồn thơng qua các diễn viên này để PR về Nhà trường bằng cách mời các diễn viên này hợp tác, viết một bài giới thiệu về Ngôi trường mà con diễn viên này đang theo học. Với lượng lớn người theo dõi, bài viết này sẽ có lan truyền rất lớn trên nền tảng xã hội, theo đó thì hình ảnh Nhà trường sẽ được phủ sóng rất nhiều.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện các biện pháp này cần có nhân sự hiểu biết về lĩnh vực truyền thơng số ngồi ra cần có nguồn kinh phí để thực hiện các phương thức trên.
Nguồn kinh phí cần phải được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm, đúng mục đích, khơng bị thất thốt.