Kết quả tổng hợp và xử lý số liệu đã đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp cho thấy: Biện pháp 1 và Biện pháp 2, Biện pháp 3 được đánh giá với mức độ cấp thiết nhất, vì để quản lý tốt cần phải hồn thiện quy trình truyền thơng marketing cho công tác tuyển sinh của Trường học riêng biệt với chuyên mơn hóa chức năng và nhiệm vụ. Từ đó sẽ tối ưu hóa được nhân sự và phân đúng chức năng nhiệm vụ phù hợp với năng lực cá nhân. Ngồi ra phải có đội ngũ CBQL, chuyên viên truyền thơng marketing có năng lực để thực hiện được các kênh truyền thông hiện đại, thức thời trong thời đại công nghệ 4.0. Trong bối cảnh xã hội với nền kinh tế thị trường hiện nay, thì sự cạnh tranh trong GD cũng càng ngày càng tăng, buộc cơ sở GD phải có những chiến lược truyền thông
marketing tuyển sinh tốt mới có thể thu hút được người học và nâng cao chất lượng đào tạo.
Các biện pháp 4,5 tuy không được đánh giá cao bằng các biện pháp 1,2,3 nhưng mức độ đánh giá cũng đều chiếm tỉ lệ gần 90% cho thấy việc đề xuất các biện pháp trên là mang tính cấp thiết và thời sự.
Tuy nhiên việc vận dụng các biện pháp này vào thực tiễn từng cơ sở giáo dục cần linh hoạt và sáng tạo, mỗi cơ sở giáo dục có thể bổ sung thêm những biện pháp khác để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả.
b) Nhận thức về tính khả thi của các biện pháp
- Biện pháp 1 có 95% ý kiến cho là rất khả thi - Xếp thứ 2 - Biện pháp 2 có 85% ý kiến cho là rất khả thi - Xếp thứ 4 - Biện pháp 3 có 96% ý kiến cho là rất khả thi - Xếp thứ 1 - Biện pháp 4 có 94% ý kiến cho là rất khả thi - Xếp thứ 3 - Biện pháp 5 có 95% ý kiến cho là rất khả thi - Xếp thứ 2