Đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố ngoài tổ chức giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của trường tiểu học times school, quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 64 - 68)

STT Yếu tố N Mức độ đánh giá Điểm TB Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Rất ít ảnh hưởng

1 Mơi trường kinh tế 30 15 9 1 5 3.13

2 Pháp luật 30 7 10 10 3 2.70

3 Khoa học – Công nghệ 30 17 10 3 0 3.47

4 Các yếu tố cư dân văn

hóa, xã hội 30 10 10 5 5 2.83

5 Cạnh tranh thu hút tuyển

sinh 30 15 13 2 0 3.43

ĐTB chung 3.11

Bảng 2.10. cho thấy các yếu tố ngoài tổ chức giáo dục có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của Nhà trường. Theo thang điểm trung bình có thể nói “Khoa học – Cơng nghệ” với ĐTB = 3.47 là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh. Trước sự thay đổi công nghệ mỗi ngày, công nghệ cũng làm thay đổi thói quen của của con người nên dễ dàng nhận ra công nghệ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đối với tất cả các ngành nghề khác, trong đó có giáo dục và đặc biệt là hoạt động truyền thông trong giáo dục. Ngày nay, thế hệ trẻ tiếp cận với Nhà trường đã hoàn toàn khác so với các thời điểm trước đây. Giao dịch số, tiếp cận thông tin Online, v.v. là những cái thể hiện rõ ràng sự phát triển của khoa học công nghệ, làm thay đổi hoạt động tiếp cận khách hàng so với trước đây. Các yếu tố ảnh hưởng tiếp theo đó là “Cạnh tranh thu hút tuyển sinh; Môi trường kinh tế”. Như đã phân tích ở trên, cuối năm học 2021, Nhà trường đã có 10% học sinh chuyển đi do dịch bệnh Covid-19 tác động xấu đến nền kinh tế nói chung dẫn đến

gia đình bị thu nhập giảm sút. Đây chỉ là một minh chứng nhỏ cho thấy rằng kinh tế tác động đến Nhà trường. Chưa kể đến các chính sách thu hút tuyển sinh các trường lân cận có thể tốt hơn Nhà trường.

Yếu tố gây ít ảnh hưởng nhất đó là “Pháp luật và Các yếu tố cư dân văn hóa,

xã hội” với lần lượt ĐTB là 2.70 và 2.83.

Như vậy, có thể kết luận các yếu tố thuộc bên ngồi tổ chức giáo dục cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của Nhà trường.

2.5.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng thuộc bên trong tổ chức giáo dục

Môi trường bên trong tổ chức giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tuyển sinh. Đối với hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh, các yếu tố này bao gồm các yếu tố thuộc về quản lý, lãnh đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông, chế độ đãi ngộ và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Các yếu tố thuộc về quản lý, lãnh đạo

Để đánh giá thực trạng ảnh hưởng các yếu tố thuộc về quản lý lãnh đạo đối với việc quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại trường Tiểu học Times School, tác giả đưa ra câu hỏi:“Thầy/Cô đánh giá như thế

nào về hiệu quả của quản lý, lãnh đạo trong việc quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại nhà trường hiện nay?” trong mẫu phiếu dành cho cán bộ, GV và chuyên viên phòng marketing, tuyển sinh và phụ huynh học sinh. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.11. Hiệu quả của quản lý, lãnh đạo trong hoạt động quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh

STT Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ (%) Thứ bậc

1 Rất hiệu quả 5 16,7 3

2 Hiệu quả 10 33,3 2

3 Bình thường 12 40 1

4 Không hiệu quả 3 10 4

Bảng số liệu trên cho thấy: Đa số đội ngũ cán bộ, GV, chuyên viên marketing và phụ huynh học sinh tại Trường Tiểu học Times School cho rằng quản lý, lãnh đạo đối với việc quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại nhà trường có hiệu quả bình thường (40%, xếp thứ 1). Số ý kiến đánh giá “Hiệu quả” và “Rất hiệu quả” lần lượt là 33,3%, xếp thứ 2 và 16,7%, xếp thứ 3. 10% số ý kiến đánh giá cho rằng quản lý, lãnh đạo đối với việc quản lý hoạt động truyền thông marketing tuyển sinh là không hiệu quả (xếp thứ 4).

Để làm rõ hơn về thực trạng quản lý, lãnh đạo đối với việc quản lý hoạt động truyền thông marketing tuyển sinh tại Times School, tôi đã tiến hành phỏng vấn cô H.V.A. – Chun viên phịng truyền thơng marketing với câu hỏi: “Cơ có thể vui

lịng cho biết một số nội dung trong kế hoạch tuyển sinh marketing được triển khai trong nhà trường? Theo cơ các nội dung đó đã đầy đủ chưa?

Cơ H.V.A.cho biết, hiện nay các nhân viên trong phịng cơ đều có trong tay kế hoạch truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh bằng cả bản cứng và bản mềm. Trong kế hoạch có phân cơng nhiệm vụ cho từng bộ phận. Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế có thể có một số nội dung thay đổi vì đơi khi cấp trên chưa kịp thời thông báo với cấp dưới. Cô cho rằng cần phải đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền, phổ biến các nội dung trong kế hoạch, đặc biệt với những thay đổi hoặc những hoạt động phát sinh năm ngồi kế hoạch thì phải nhanh chóng thơng tin, triển khai đến tồn bộ CBNV nhà trường.

Tác giả cũng tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên một số chun viên truyền thơng marketing thì cũng có ý kiến đồng tình với ý kiến cơ H.V.A. Ngồi ra, cũng có một số ý kiến cho rằng trong việc quản lý, lãnh đạo cần lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên, vì nhân viên là người làm trực tiếp sẽ có những đánh giá khách quan và trung thực các hoạt động thực tiễn đang diễn ra. Từ đó quản lý, lãnh đạo sẽ phân tích và đánh giá để đưa ra quyết định phù hợp với tình hình thực tế.

Như vậy, có thể thấy quản lý và lãnh đạo trong việc quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại Trường Tiểu học Times School cũng còn một số tồn tại và hạn chế cần khắc phục.

hoạt động marketing trong công tác tuyển sinh bao gồm: lên kế hoạch, tổ chức thực

hiện, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát. Do vậy, nếu nhà quản lý, lãnh đạo chưa tốt thì

quản lý hoạt động truyền thơng marketing trong cơng tác tuyển sinh sẽ khơng hiệu quả. Vì vậy, cần có các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, lãnh đạo đối với việc quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thơng marketing

Để tìm hiểu thực trạng về bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn và đưa vào phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ, GV và chuyên viên phòng marketing câu hỏi:

"Khi thực hiện công việc truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh, thầy cơ có được tham gia lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ truyền thông marketing không?". Kết

quả thu được như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng về bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng chiến lược marketing tuyển sinh

STT Ý kiến Số lƣợng %

1. Được tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông,

marketing trong công tác tuyển sinh tuyển sinh 12 40

2. Chưa tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông,

marketing trong công tác tuyển sinh tuyển sinh 18 60

∑= 30 (100%)

Như vậy chỉ có 40% đội ngũ cán bộ, GV, chuyên viên marketing được hỏi ý kiến cho rằng họ đã được tham gia các lớp bồi dưỡng truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh. Như vậy, hoạt động đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh vẫn chưa được chú trọng. Vẫn còn quá một nửa CBNV, GV chưa qua lớp đào tạo nào. Mặc dù 40% đã tham gia đào tạo nhưng số lần đào tạo trong năm chưa nhiều. Thông thường, nhà trường thường đào tạo 1 lần/năm vào cuối học kỳ I.

Phỏng vấn bà N.T.H.T. – Chuyên viên truyền thông, marketing cho rằng việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ với chuyên viên truyền thông marketing là vô cùng quan trọng,

đặc biệt với tốc độ bùng nổ cơng nghệ thơng tin hiện nay. Có thể trong thời gian ngắn đã phát triển rất nhiều kênh truyền thông mà nếu Nhà trường khơng bắt kịp xu hướng thì sẽ khó tiếp cận được với khách hàng tiềm năng. Chưa kể, vẫn có chuyên viên truyền thông marketing được chuyển từ bộ phận văn phịng sang nên chưa có chun mơn về truyền thơng, marketing đồng thời cịn kiêm nhiệm một số cơng việc khác. Vì vậy, trong quá trình thực hiện hoạt động truyền thông, marketing trong công tác tuyển sinh cịn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số hạn chế trong quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại trường Tiểu học Times School.

- Chế độ đãi ngộ đối với nhân viên

Để đánh giá thực trạng về chế độ đãi ngộ đối với nhân viên tại Tiểu học Times School, tác giả đưa ra câu hỏi: “Thầy/Cô đánh giá như thế nào về chế độ đãi

ngộ của Trường Tiểu học Times School hiện nay?” trong mẫu phiếu dành cho cán

bộ, GV và chuyên viên phòng marketing. Kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của trường tiểu học times school, quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)