Đánh giá chung về hoạt động truyền thông marketing tại TimesSchool

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của trường tiểu học times school, quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 71 - 75)

2.6.1. Những thành tựu

- Trường Tiểu học Times School đã quan tâm đến vấn đề quản lý hoạt động truyền thông, marketing trong công tác tuyển sinh

- Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, GV và nhân viên truyền thông marketing về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động truyền thông, marketing trong công tác tuyển sinh đúng đắn.

- Đa số CBQL, GV và chuyên viên truyền thơng marketing đã nắm được quy trình quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh.

+ Xác định được đúng mục tiêu cơng chúng của mình là những học sinh có tư duy tốt, gia đình có điều kiện kinh tế và mong muốn cho con được học ở môi trường nhiều trải nghiệm.

+ Lập kế hoạch có định hướng rõ ràng, phân công nhiệm vụ cụ thể để tận dụng tối đa nguồn nhân lực trong trường. Ngân sách tài chính lập ra chi tiết, căn cứ vào các khoản chi thực tế để chi, tạo ra sự thuận tiện, không bị giới hạn trong phạm vi ngân sách đã lập trước.

+ Thực hiện trên kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp, tạo ra số lượng người biết đến Trường rất càng nhiều càng tốt.

+ Chỉ đạo sát sao, cập nhật công việc từng ngày nên luôn bám sát được mục tiêu và có chỉ đạo kịp thời.

+ Kiểm tra đánh giá khách quan, sử dụng các cơng cụ đánh giá để phân tích xác đáng. Từ đó có cơ sở đánh giá được việc thực hiện quản lý hoạt động truyền thông, marketing trong công tác tuyển sinh, nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.

2.6.2. Những hạn chế

- Cán bộ quản lý nhà trường chưa thực hiện tốt vai trò quản lý, lãnh đạo trong quá trình quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh.

- Một số các chuyên viên truyền thông marketing chưa thực hiện tốt các nội dung trong kế hoạch, trình độ nghiệp vụ chưa tốt.

- Đội ngũ chuyên viên chưa hài lòng với chế độ đãi ngộ của trường. - Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật còn chưa đồng bộ.

2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh trong công tác tuyển sinh

Qua tổng hợp và phân tích, tác giả đã xác định được các nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của trường Tiểu học Times School.

Nguyên nhân khách quan: Cạnh tranh trong tuyển sinh ngày càng gia tăng,

nhiều trường tư thục mở mới với cơ sở vật chất hiện đại, chương trình đạo phong phú và được quảng bá bằng nhiều hình thức marketing hấp dẫn đã thu hút số lượng lớn các bậc phụ huynh và học sinh khi lựa chọn theo học các trường.

Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, Trường Tiểu học Times School có phịng truyền thơng marketing

và chuyên viên phụ trách. Tuy nhiên, vẫn có những nhân viên khơng được đào chính quy về truyền thơng hoặc có những nhân viên phải kiêm nhiệmthêm nhiều việc khác nên chưa tập trung cho cơng việc, do đó ảnh hưởng đến chất lượng cơng việc.

Thứ hai, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ quản lý hoạt

động truyền thơng marketing cịn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.

Thứ ba, mặc dù đã có sự quan tâm nhưng nhìn chung chế độ đãi ngộ của nhà

trường đối với nhân viên còn chưa phù hợp.

Thứ tư, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông, marketing trong cơng tác tuyển sinh

đã có nhưng chưa được chú trọng đúng mực. Đội ngũ chuyên viên truyền thơng marketing trong q trình thực hiện các kênh truyền thông đôi khi chưa cập nhật hết các kỹ thuật và kiến thức mới. Những vấn đề này thường xuyên xảy ra sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tuyển sinh, chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường.

Rõ ràng rằng những nguyên nhân chủ quan và khách quan nêu trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý hoạt động truyền thông marketing tuyển sinh tại trường Tiểu học Times School. Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động truyền thông marketing tuyển sinh tại Trường Tiểu học Times School, cần có các biện pháp kịp thời, đúng đắn, phù hợp để đẩy mạnh hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh, nâng cao hiệu quả tuyển sinh và giúp nhà trường phát triển bền vững hơn.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 đã tập trung nghiên cứu, tiến hành phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động truyền thông marketing trong cho công tác tuyển sinh của Tiểu học Times School thông qua điều tra khảo sát và phỏng vấn sâu các đối tượng có liên quan. Chương 2 cũng đã đưa ra tình hình thực tế quản lý hoạt động marketing trong công tác tuyển sinh và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển sinh đầu vào của trường.

Ngoài ra, chương 2 cũng lý giải các nguyên nhân của quản lý hoạt động truyền thông marketing trong cho công tác tuyển sinh của Tiểu học Times School.

Từ kết quả nghiên cứu trên đây, tác giả có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động truyền thông, marketing trông công tác tuyển sinh của Trường Tiểu học Times School được trình bày trong chương sau.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH CỦA TRƢỜNG TIỂU HỌC TIMES SCHOOL, QUẬN HAI BÀ TRƢNG,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của trường tiểu học times school, quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)