2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động truyền thông
2.5.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng thuộc bên trong tổ chức giáo dục
Môi trường bên trong tổ chức giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tuyển sinh. Đối với hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh, các yếu tố này bao gồm các yếu tố thuộc về quản lý, lãnh đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông, chế độ đãi ngộ và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Các yếu tố thuộc về quản lý, lãnh đạo
Để đánh giá thực trạng ảnh hưởng các yếu tố thuộc về quản lý lãnh đạo đối với việc quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại trường Tiểu học Times School, tác giả đưa ra câu hỏi:“Thầy/Cô đánh giá như thế
nào về hiệu quả của quản lý, lãnh đạo trong việc quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại nhà trường hiện nay?” trong mẫu phiếu dành cho cán bộ, GV và chuyên viên phòng marketing, tuyển sinh và phụ huynh học sinh. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.11. Hiệu quả của quản lý, lãnh đạo trong hoạt động quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh
STT Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ (%) Thứ bậc
1 Rất hiệu quả 5 16,7 3
2 Hiệu quả 10 33,3 2
3 Bình thường 12 40 1
4 Không hiệu quả 3 10 4
Bảng số liệu trên cho thấy: Đa số đội ngũ cán bộ, GV, chuyên viên marketing và phụ huynh học sinh tại Trường Tiểu học Times School cho rằng quản lý, lãnh đạo đối với việc quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại nhà trường có hiệu quả bình thường (40%, xếp thứ 1). Số ý kiến đánh giá “Hiệu quả” và “Rất hiệu quả” lần lượt là 33,3%, xếp thứ 2 và 16,7%, xếp thứ 3. 10% số ý kiến đánh giá cho rằng quản lý, lãnh đạo đối với việc quản lý hoạt động truyền thông marketing tuyển sinh là không hiệu quả (xếp thứ 4).
Để làm rõ hơn về thực trạng quản lý, lãnh đạo đối với việc quản lý hoạt động truyền thông marketing tuyển sinh tại Times School, tôi đã tiến hành phỏng vấn cô H.V.A. – Chun viên phịng truyền thơng marketing với câu hỏi: “Cơ có thể vui
lòng cho biết một số nội dung trong kế hoạch tuyển sinh marketing được triển khai trong nhà trường? Theo cơ các nội dung đó đã đầy đủ chưa?
Cơ H.V.A.cho biết, hiện nay các nhân viên trong phịng cơ đều có trong tay kế hoạch truyền thơng marketing trong công tác tuyển sinh bằng cả bản cứng và bản mềm. Trong kế hoạch có phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận. Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế có thể có một số nội dung thay đổi vì đơi khi cấp trên chưa kịp thời thông báo với cấp dưới. Cô cho rằng cần phải đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền, phổ biến các nội dung trong kế hoạch, đặc biệt với những thay đổi hoặc những hoạt động phát sinh năm ngồi kế hoạch thì phải nhanh chóng thơng tin, triển khai đến toàn bộ CBNV nhà trường.
Tác giả cũng tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên một số chun viên truyền thơng marketing thì cũng có ý kiến đồng tình với ý kiến cơ H.V.A. Ngồi ra, cũng có một số ý kiến cho rằng trong việc quản lý, lãnh đạo cần lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên, vì nhân viên là người làm trực tiếp sẽ có những đánh giá khách quan và trung thực các hoạt động thực tiễn đang diễn ra. Từ đó quản lý, lãnh đạo sẽ phân tích và đánh giá để đưa ra quyết định phù hợp với tình hình thực tế.
Như vậy, có thể thấy quản lý và lãnh đạo trong việc quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại Trường Tiểu học Times School cũng còn một số tồn tại và hạn chế cần khắc phục.
hoạt động marketing trong công tác tuyển sinh bao gồm: lên kế hoạch, tổ chức thực
hiện, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát. Do vậy, nếu nhà quản lý, lãnh đạo chưa tốt thì
quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh sẽ khơng hiệu quả. Vì vậy, cần có các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, lãnh đạo đối với việc quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thơng marketing
Để tìm hiểu thực trạng về bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn và đưa vào phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ, GV và chuyên viên phòng marketing câu hỏi:
"Khi thực hiện công việc truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh, thầy cơ có được tham gia lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ truyền thông marketing không?". Kết
quả thu được như sau:
Bảng 2.12. Thực trạng về bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng chiến lược marketing tuyển sinh
STT Ý kiến Số lƣợng %
1. Được tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông,
marketing trong công tác tuyển sinh tuyển sinh 12 40
2. Chưa tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông,
marketing trong công tác tuyển sinh tuyển sinh 18 60
∑= 30 (100%)
Như vậy chỉ có 40% đội ngũ cán bộ, GV, chuyên viên marketing được hỏi ý kiến cho rằng họ đã được tham gia các lớp bồi dưỡng truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh. Như vậy, hoạt động đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh vẫn chưa được chú trọng. Vẫn còn quá một nửa CBNV, GV chưa qua lớp đào tạo nào. Mặc dù 40% đã tham gia đào tạo nhưng số lần đào tạo trong năm chưa nhiều. Thông thường, nhà trường thường đào tạo 1 lần/năm vào cuối học kỳ I.
Phỏng vấn bà N.T.H.T. – Chuyên viên truyền thông, marketing cho rằng việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ với chuyên viên truyền thông marketing là vô cùng quan trọng,
đặc biệt với tốc độ bùng nổ cơng nghệ thơng tin hiện nay. Có thể trong thời gian ngắn đã phát triển rất nhiều kênh truyền thông mà nếu Nhà trường khơng bắt kịp xu hướng thì sẽ khó tiếp cận được với khách hàng tiềm năng. Chưa kể, vẫn có chuyên viên truyền thông marketing được chuyển từ bộ phận văn phịng sang nên chưa có chun mơn về truyền thơng, marketing đồng thời cịn kiêm nhiệm một số cơng việc khác. Vì vậy, trong quá trình thực hiện hoạt động truyền thông, marketing trong cơng tác tuyển sinh cịn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số hạn chế trong quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại trường Tiểu học Times School.
- Chế độ đãi ngộ đối với nhân viên
Để đánh giá thực trạng về chế độ đãi ngộ đối với nhân viên tại Tiểu học Times School, tác giả đưa ra câu hỏi: “Thầy/Cô đánh giá như thế nào về chế độ đãi
ngộ của Trường Tiểu học Times School hiện nay?” trong mẫu phiếu dành cho cán
bộ, GV và chuyên viên phòng marketing. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.13. Thực trạng về chế độ đãi ngộ tại trường Tiểu học Times School
STT Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ (%) Thứ bậc 1 Rất hài lòng 0 0 4 2 Hài lòng 3 10 3 3 Trung bình 12 40 2 4 Khơng hài lịng 15 50 1 ∑= 30 (100%)
Bảng số liệu trên cho thấy: 50% đội ngũ cán bộ, GV và chuyên viên marketing tại Trường Tiểu học Times School khơng hài lịng với chế độ đãi ngộ tại nhà trường hiện nay. (xếp thứ 1)Có 12 % nhân viên hài lịng ở mức trung bình (xếp thứ 2), 10 % nhân viên hài lịng (xếp thứ 3) và khơng có nhân viên nào rất hài lịng (xếp thứ 4). Điều này cho thấy, nhìn chung đội ngũ nhân viên chưa hài lòng về chế độ đãi ngộ của nhà trường.
Phỏng vấn cô N.H.A. – Giáo viên về việc chế độ đãi ngộ Nhân viên, cô cho rằng nhà trường chưa có chế độ đãi ngộ thực sự tốt với cán bộ nhân viên, đặc biệt là những giáo viên được phân hỗ trợ truyền thông marketing trong công tác tuyển
sinh. Cô cho rằng, cơng việc chính của giáo viên là giảng dạy học sinh, khi nhà trường phân cơng thêm nhiệm vụ thì cần có cơ chế rõ ràng.
Cô H.V.A. – Chuyên viên truyền thông marketing - cho rằng, với đặc thù công việc của Phịng truyền thơng, cơng việc đôi khi phải ra ngoài nhiều, đi nhiều, chẳng hạn: các đợt truyền thông lớn đi đặt pano, áp phích, đi mời các trường mầm non tham gia trải nghiệm.Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có chính sách về cơng tác phí cho cán bộ nhân viên nếu phải đi làm việc xa trường.
- Về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
Để đánh giá thực trạng về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tại trường Tiểu học Times School, tác giả đưa ra câu hỏi:“Thầy/Cô, Phụ huynh và các con học sinh
đánh giá như thế nào về hệ thống cơ sở vật chất tại Trường Tiểu học Times School hiện nay?” trong mẫu phiếu dành cho cán bộ, chuyên viên phòng marketing, PHHS
và học sinh. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.14. Thực trạng về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tại Times School
STT Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ (%) Thứ bậc 1 Tốt 60 75% 2 2 Khá 20 25% 1 3 Trung bình 0 0% 3 4 Kém 0 0 3 ∑= 80 (100%)
Bảng số liệu trên cho thấy, đa số đội ngũ cán bộ, GV, chuyên viên marketing tuyển sinh, PHHS và học sinh tại trường Tiểu học Times School cho rằng hệ thống cơ sở vật chất trong nhà trường ở mức độ Tốt (chiếm 75%, xếp thứ 1), 25% nhân viên đánh giá Khá (xếp thứ 2), khơng có nhân viên đánh giá Trung bình và khơng có đánh giá Kém. Trường Tiểu học Times School mới được xây dựng xong đầu năm 2020, được thiết kế thân thiện và hiện đại, với cấu trúc gồm 3 toà nhà 3 tầng, trên khuôn viên rộng hơn 4000 m2. Trường được xem là một trong những trường Tư thực đầu tư hiện đại bậc nhất ở khu vực quận Hai Bà Trưng.
khn viên, sân chơi, sân thể thao (2 sân bóng rổ và 1 sân bóng đá mini) để cho học sinh học tập và sinh hoạt tại trường.
Phịng truyền thơng marketing là một phịng liên quan nhiều đến hoạt động sáng tạo, tuy nhiên thiết kế cho phòng còn quá cứng nhắc, thiếu cảm hứng sáng tạo. Ngồi ra, vẫn cịn thiếu một số thiết bị kỹ thuật hỗ trợ hoạt động chuyên mơn, ví dụ như: máy quay chuyên nghiệp, flycam, v.v. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế, xây dựng hình ảnh làm tư liệu cho hoạt động truyền thông, marketing.
Để đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố trong tổ chức giáo dục đối với hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh, tác giả đưa vào phiếu trưng cầu ý kiến dành cho 30 CBQL, GV và chuyên viên phòng marketing tuyển sinh câu hỏi như sau: "Thầy/cô đánh giá như thế nào về mức ảnh hưởng của các yếu trong tổ
chức giáo dục đối với quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của Nhà trường”. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.15. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố trong tổ chức giáo dục
STT Yếu tố N Mức độ đánh giá Điểm TB Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Rất ít ảnh hưởng
1 Các yếu tố thuộc về quản lý,
lãnh đạo 30 18 10 2 0 3.53
2 Bồi dưỡng nghiệp vụ truyền
thông, marketing 30 16 10 4 0 3.40
3 Chế độ đãi ngộ 30 15 10 5 0 3.33
4 Hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật 30 10 9 5 6 2.77
ĐTB chung 3.26
Bảng 2.15 cho thấy đa số các ý kiến đều cho rằng các yếu tố bên trong tổ chức giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của Nhà trường. Yếu tố được đánh giá ảnh hưởng lớn nhất là “Các yếu tố thuộc về quản lý lãnh đạo” với ĐTB=3.53. Điều này cho thấy vai trị của người quản lý vơ cùng quan trọng đến hiệu quả của công việc. Hai yếu tố tiếp theo cũng có ảnh hưởng lớn, đó là “Bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông, marketing;
Chế độ đãi ngộ”. Có thể nói rằng, trong hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh, yếu tố con người mang tính chất quyết định. Hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật được đánh giá là ở mức ảnh hưởng cuối cùng, điều này chứng tỏ sau
yếu tố con người cần được coi trọng, cần phải có cơng cụ dụng cụ để thực hiện các công việc đã giao.
Tóm lại, các vấn đề liên quan đến nhân sự là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh. Nhà quản lý cần có mức độ quan tâm nhất định để tìm ra các biện pháp nâng cao.