1.4. Quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại trƣờng tiểu học trƣờng tiểu học
1.4.1. Khái niệm quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại trường tiểu học sinh tại trường tiểu học
Trên cơ sở khái niệm "quản lý" và khái niệm "hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại trường tiểu học", luận văn xác định quản lý
hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh là q trình tác động có tổ chức, có hướng đích của lãnh đạo nhà trường tới cán bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh, khách hàng tiềm năng (phụ huynh, học sinh tiềm năng) và toàn thể xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý, bằng những công cụ và phương pháp mang tính đặc thù nhằm đạt được mục tiêu tuyển sinh học sinh. Cụ
thể như sau:
1.4.2. Lập kế hoạch truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại trường tiểu học tiểu học
Lập kế hoạch là sắp xếp các công việc, phân bổ nguồn lực một cách chi tiết, sát thực và được xác định trong một khoảng thời gian cụ thể để có thể đạt được mục tiêu mà tổ chức đã đưa ra.
Lập kế hoạch quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh của trường tiểu học bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch xác định công chúng mục tiêu; - Xây dựng kế hoạch mục tiêu truyền thông
- Xây dựng kế hoạch thiết kế thông điệp
- Xây dựng kế hoạch lựa chọn kênh truyền thông
- Xây dựng kế hoạch ngân sách cho hệ thống truyền thông - Xây dựng kế hoạch chiến lược truyền thông
Sơ đồ 1.7. Quy trình lập kế hoạch truyền thơng marketing
Tóm lại, lập kế hoạch quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh là việc thiết lập những mục tiêu của chiến lược marketing và xác định phương án tốt nhất để hoàn thành các mục tiêu tuyển sinh của cở sở giáo dục.
1.4.3. Tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại trường tiểu học sinh tại trường tiểu học
Nhà quản lý phải đảm bảo rằng các nguồn lực bao gồm tài chính, vật chất, nguồn lực thông tin và con người cần có để thực hiện thành công kế hoạch phải được đặt đúng chỗ, đúng lúc, đúng số lượng và được sử dụng một cách hiệu quả.
Nhà quản lý phải giao nhiệm vụ cho những cá nhân, các phòng ban chức năng sao cho những người được giao việc có đủ các kỹ năng cần thiết để thực hiện cơng việc đó. Nhà quản lý cũng phải điều phối việc thực hiện các nhiệm vụ sao cho những hoạt động tuyển sinh được tiến triển với cùng tốc độ và đồng bộ với nhau.
Người quản lý cơ sở giáo dục cần phải đảm bảo rằng những người dưới quyền mình hiểu được vai trị và tầm quan trọng của mỗi người đối với hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh. Khi giao việc họ phải hướng dẫn rõ ràng và phù hợp về các công việc phải làm, phân định rõ ràng nhiệm vụ và trách nhiệm mỗi cá nhânMột trong những trách nhiệm quan trọng nhất của người quản lý trong chức năng tổ chức là thiết lập và duy trì các kênh thơng tin rõ ràng và phù hợp với các thành viên trong tổ chức. Cụ thể:
- Phân công cụ thể công việc cho từng tổ, nhóm, cá nhân thực hiện hoạt động truyền thông; Đánh giá kết quả truyền thông Xác định mục tiêu truyền thông Xác định công chúng mục tiêu Xác định ngân sách truyền thông Chiến lƣợc truyền thông Lựa chọn kênh truyền thông Thiết kế thông điệp
- Tạo điều kiện thuận lợi cho toàn bộ CBNV nhân thực hiện nhiệm vụ hoạt động truyền thông bao gồm cả Giáo viên, NV truyền thông marketing, NV hành chính, Tạp vụ, Kế tốn…
- Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa nhân viên, GV và các lực lượng khác trong hoạt động truyền thông;
- Chuẩn bị sẵn sàng mọi nguồn lực để thực hiện hoạt động truyền thông; - Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho chuyên viên marketing, giáo viên về hoạt động truyền thông;
- Thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở trong khi thực hiện hoạt động truyền thông;
- Khen thưởng, xử lý kịp thời, cơng bằng, chính xác các cá nhân và tập thể trong hoạt động truyền thông.
1.4.4. Lãnh đạo - chỉ đạo việc thực hiện hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại trường tiểu học công tác tuyển sinh tại trường tiểu học
Khi thực hiện chức năng lãnh đạo, nhà quản lý cơ sở giáo dục phải đảm bảo rằng mọi người đều làm đúng việc. Người quản lý sẽ cung cấp những định hướng thích hợp và tạo động lực cho những người khác trong đơn vị để mỗi người đều đóng góp vào việc hồn thành những kết quả tuyển sinh mong đợi. Người quản lý làm được điều này bằng cách:
- Chỉ đạo thực hiện mục tiêu truyền thông;
- Chỉ đạo thực hiện thiết kế thông điệp truyền thông; - Chỉ đạo thực hiện lựa chọn kênh truyền thông; - Chỉ đạo thực hiện chiến lược truyền thông; - Chỉ đạo thực hiện đánh giá kết quả truyền thông;
- Chỉ đạo các lực lượng phối hợp trong tổ chức truyền thông; - Đa dạng hóa các hình thức truyền thơng và nhiều nội dung khác.
Mọi nhà quản lý đều thực hiện chức năng lãnh đạo. Dù các nhân viên có tài năng và có động lực đến đâu đi nữa thì họ vẫn cần sự hướng dẫn giúp họ đóng góp một cách tốt nhất cho việc hoàn thành các mục tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục. Như vậy, vai trò chỉ đạo của nhà quản lý trong quá trình thực hiện quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh là rất quan trọng.
1.4.5. Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại trường tiểu học
Trách nhiệm của nhà quản lý cơ sở giáo dục khi thực hiện chức năng kiểm soát hay chức năng giám sát thực hiện chiến lược marketing tuyển sinh là:
- Luôn chú ý tới mọi việc, quán xuyến được công việc; - Đảm bảo mọi việc tiến triển theo đúng kế hoạch; - Nhận xét, đánh giá, đo lường, kết quả đạt được; - So sánh kết quả thực tế và kết quả mong đợi;
- Thực hiện những điều chỉnh cần thiết để kết quả thực tế sát hơn với kết quả mong đợi;
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định; - Kiểm tra đánh giá việc thực hiện mục tiêu truyền thông;
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện thiết kế thông điệp truyền thông; - Kiểm tra đánh giá việc thực hiện lựa chọn kênh truyền thông; - Kiểm tra đánh giá việc thực hiện đánh giá kết quả truyền thông; - Kiểm tra đánh giá các lực lượng phối hợp trong tổ chức truyền thơng; - Kiểm tra đánh giá các hình thức truyền thơng;
- Kiểm tra đánh giá các khoản chi cho công tác truyền thông;
- Kiểm tra đánh giá công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động truyền thơng; Chức năng kiểm gia, giám sát có mục đích xem xét hoạt động của cá nhân và tập thể có phù hợp với nhiệm vụ hay khơng và tìm ra ưu nhược điểm, nguyên nhân. Qua kiểm tra người quản lí cũng thấy được sự phù hợp giữa thực tế, nguồn lực và thời gian, phát hiện những nhân tố mới, những vấn đề mới đặt ra.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh tại trƣờng tiểu học công tác tuyển sinh tại trƣờng tiểu học
Bất kỳ hoạt động của một tổ chức nào cũng chịu ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố: nhóm các yếu tố bên ngồi và nhóm các yếu tố bên trong.
1.5.1. Các yếu tố thuộc bên ngoài tổ chức giáo dục
Mơi trường bên ngồi tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với tổ chức giáo dục. Đối với quản lý hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển sinh, các yếu tố chủ
yếu là môi trường kinh tế, pháp luật về giáo dục và marketing tuyển sinh, khoa học công nghệ, các yếu tố văn hóa, xã hội của quốc gia, mơi trường cạnh tranh.
- Môi trường kinh tế: bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thu nhập bình quân tác động trực tiếp thu nhập, đời sống của người dân, vì vậy nó có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ chi tiêu của mỗi gia đình cho giáo dục. Đặc biệt với giáo dục tư thục, chi phí học tập thường cao hơn các trường công lập nên yếu tố kinh tế tác động lớn đến tuyển sinh của các cơ sở giáo dục. Điều này sẽ tạo cơ hội hoặc áp lực cho công tác tuyển sinh của các cơ sở giáo dục.
- Pháp luật về giáo dục bao gồm các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục -
Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo, Phòng Giáo dục - Đào tạo và Ủy ban nhân dân các cấp tác động đến cơ chế hoạt động và hoạt động truyền thông marketing phát triển của cơ sở giáo dục trong đó có hoạt động truyền thông, marketing trong công tác tuyển sinh.
- Khoa học – Công nghệ phát triển làm xuất hiện các cách thức marketing
tuyển sinh mới, đòi hỏi người làm truyền thông marketing phải trang bị các kiến thức, kĩ năng mới về truyền thông marketing và quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh để theo kịp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – cơng nghệ.
- Các yếu tố văn hóa, xã hội của quốc gia: có tác động lớn đến tâm lý, nhận thức hành vi và sự thay đổi trong cách nhìn nhận về hoạt động truyền thông marketing trong giáo dục. Và như vậy nó ảnh hướng đến cách tư duy, các chính sách về truyền thơng marketing và quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh trong giáo dục.
- Cạnh tranh thu hút tuyển sinh: của các cơ sở giáo dục trong cùng một loại hình đào tạo tác động mạnh đến kết quả tuyển sinh và hoạt động truyền thông.
1.5.2. Các yếu tố thuộc bên trong tổ chức giáo dục
Môi trường bên trong tổ chức giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tuyển sinh. Đối với hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh, các yếu tố này bao gồm các yếu tố thuộc về quản lý, lãnh đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông, chế độ đãi ngộ và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật.
Các yếu tố thuộc về quản lý, lãnh đạo bao gồm:
+ Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động truyền thông marketing và xây dựng chiến lược, kế hoạch truyền thông marketing tuyển sinh.
+ Tư duy, năng lực quản lý của những người đứng đầu của tổ chức.+ Việc thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá của lãnh đạo cơ sở giáo dục đối với việc quản lý hoạt động truyền thông marketing trong công tác tuyển sinh.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thơng, marketing: là vấn đề cốt lõi có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên viên truyền thông marketing. Đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ về truyền thơng marketing cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên marketing là yêu cầu và đòi hỏi thường xuyên. Như vậy năng lực của đội ngũ cán bộ, chuyên viên truyền thông marketing sẽ được nâng cao theo hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
- Chế độ đãi ngộ: Các chế độ đãi ngộ nhân sự luôn là vấn đề quan trọn và nhạy cảm mà nhà quản lý cần lưu tâm. Yếu tố quan trọng cho một tổ chức phát triển bền vững chính là nguồn nhân lực. Chế độ đãi ngộ hợp lý về vật chất và tinh thần đối với nhân viên là một trong những yếu tố cốt lõi để duy trì và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên; bởi lẽ nó nhằm giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.Hơn nữa, càng ngày nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người càng được nâng cao; vì vậy, việc ln hồn thiện chế độ khuyến khích vật chất và tinh thần đối với đội ngũ nhân viên là vấn đề nóng bỏng và cấp thiết.
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật: là yếu tố tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả marketing và kết quả tuyển sinh tại cơ sở giáo dục.. Nếu hệ thống cơ sở vật chất không đầy đủ, nghèo nàn và xuống cấp sẽ làm ảnh hưởng chất lượng marketing tuyển sinh và hiệu quả tuyển sinh của cơ sở giáo dục
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 tập trung phân tích cơ sở lý luận làm khung lý thuyết cho đề tài khảo sát thực trạng ở chương 2 và đề xuất những biện pháp ở chương 3. Ở chương này, những khái niệm công cụ của đề tài đã được xây dựng như quản lý, hoạt động, hoạt động truyền thông marketing tại trường tiểu học và quản lý hoạt động truyền thông marketing tại trường tiểu học. Đồng thời, luận văn xác lập việc quản lý hoạt động truyền thông marketing tại trường tiểu học theo 04 chức năng quản lý. Chương này cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động truyền thơng marketing tại trường tiểu học.
Có thể nói, chương 1 là tiền đề cơ bản qua việc nghiên cứu tổng quan và là cơ sở lý luận để chúng ta phân tích cụ thể về thực trạng hoạt động truyền thông, đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của hoạt động truyền thông đang chạy, từ đó đề xuất được các phương pháp khảo sát thực trạng và đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động truyền thông một cách hiệu quả hơn.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH
CỦA TRƢỜNG TIỂU HỌC TIMES SCHOOL, QUẬN HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu về Trƣờng Tiểu học Times School
2.1.1. Khái quát về Trường Tiểu học Times School
Trường Tiểu học Times School thuộc Hệ thống giáo dục Times School do Công ty cổ phần Phát triển hệ thống Giáo dục Thời đại thành lập vào năm 2020, tại ngõ 622 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Trường đào tạo học sinh Tiểu học ở các lớp 1,2,3,4,5. Chương trình của nhà trường được xây dựng dựa trên chương trình giáo dục Quốc gia, chương trình Tiếng Anh tăng cường (English, Math & Sciences), có bổ sung thêm các chương trình bản sắc của nhà trường, như: Times Skills, Kỹ năng Đọc – Viết, Khám phá STEAM, Dự án cá nhân và các chương trình bổ trợ khác.
Times School xây dựng lộ trình học tập rõ ràng ngay từ những ngày đầu khi thành lâp trường.
Theo đó, học sinh của Times School sau khi tốt nghiệp có thể học liên thông lên Trường PTLC Times School cùng hệ thống, hoặc học tại các trường chất lượng cao khác trong cả nước.
Triết lý giáo dục Nhà trƣờng
Triết lý giáo dục của Times School là: Đào tạo con người tự chủ, sống
hạnh phúc, làm hiệu quả.
Triết lý giáo dục này định hướng và chi phối mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, bao gồm cả việc đầu tư cơ sở vật chất, nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên, dịch vụ và văn hóa học đường.
Nhờ việc xác lập triết lý giáo dục tường minh như vậy mà mọi hoạt động của nhà trường trở nên nhất qn và có tính hướng đích, giúp cho việc học tập và giảng dạy trong nhà trường trở thành một lộ trình có mục tiêu, có ý nghĩa, có thể tổ chức và quản lý.
Xa hơn, sau khi tốt nghiệp và rời ghế nhà trường để bước vào đời, triết lý giáo dục này sẽ chuyển thành triết lý sống của học sinh Times School, giúp cho các em có thể tự chủ trong cuộc sống, có khả năng sống hạnh phúc và làm việc hiệu quả.
Giá trị cốt lõi
Times School chọn bốn giá trị phổ quát Chân – Thiện – Mỹ – Hòa làm bộ giá trị cốt lõi của mình.
Chân là tiêu chuẩn hướng đến của khoa học và nhận thức;