Ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh tuyên quang đến năm 2020 (Trang 72 - 73)

CHƯƠNG III DỰ BÁO PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN ĐẾN NĂM 2020

4.1. Quy hoạch quản lý CTR sinh hoạt

4.1.2. Ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR

a. Đánh giá khả năng ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR

Theo số liệu dự báo, cho thấy: thành phần rác chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy như rau quả hư, thức ăn thừa, lá cây… chiếm khoảng 60% trọng lượng ướt, thành phần này dễ thối rữa và phân hủy trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Trong khi, Tun Quang là tỉnh có nền sản xuất nơng lâm nghiệp khá phát triển, nhu cầu phân bón nơng nghiệp-lâm nghiệp hàng năm tương đối lớn. Đây là yếu tố cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất phân hữu cơ, góp phần tăng khả năng ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.

Đối với CTR có thể tái chế: Trên địa bàn tỉnh có mợt vài cơ sở doanh nghiệp và mợt số hợ gia đình hoạt động trong lĩnh vực tái chế chất thải. Những cơ sở tái chế này thu mua vật liệu tái chế từ những người nhặt rác, mua bán ve chai, công nhân công ty TNHH một thành viên dịch vụ MT và quản lý đơ thị Tun Quang …sau đó họ phân thành từng loại như nhơm, nhựa, nilon, giấy… Rác thải sau đó được nén lại, đóng gói và bán cho các cơ sở sản xuất tái chế ngoại tỉnh sử dụng chúng cho nguyên liệu đầu vào.

Với tỷ lệ thành phần chất thải rắn và theo định hướng của tỉnh sắp tới sẽ xây dựng một số công nghệ tái chế chất thải tại một số khu xử lý trên địa bàn tỉnh là bước đầu tạo thuận lợi cho việc ngăn ngừa, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế lượng chất thải cần chôn lấp tiết kiệm quỹ đất cho địa phương. Đánh giá khả năng giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải của tỉnh Tuyên Quang như sau:

- Tỷ lệ CTR hữu cơ cao thuận lợi cho sản xuất phân vi sinh sử dụng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của địa phương.

- Thành phần CTR có khả năng tái chế cao sẽ làm giảm đáng kể lượng CTR cần chôn lấp.

- Các công nghệ xử lý CTR hạn chế chôn lấp bước đầu đang được xây dựng trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái chế, tái sử dụng CTR.

b. Đề xuất các phương thức ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng

Theo dự báo lượng CTR phát sinh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được thu gom đến năm 2020 là 515 tấn/ngày (bao gồm 244 tấn/ngày CTR đô thị và 271 tấn/ngày CTR nơng thơn) trong đó CTR có khả năng tái chế, giảm thiểu chiếm 80% thành phần chất thải. Cụ thể:

- CTR hữu cơ là 309 tấn/ngày (chiếm 60% thành phần chất thải).

- CTR có khả năng tái chế là 103 tấn/ngày (chiếm 20% thành phần chất thải). Do vậy để giảm thiểu lượng CTR cần chơn lấp cần phải có các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR sinh hoạt phải phù hợp với địa phương và nhận thức của người dân. Các phương thức ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng có thể được áp dụng cho tỉnh Tuyên Quang như sau:

* Đối với cộng đồng

- Nâng cao ý thức cộng đồng trong việc tái sử dụng và giảm thiểu chất thải như sử dụng túi đi chợ nhiều lần thay thế cho cho việc dùng túi nilon 1 lần tại các chợ, siêu

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện phân loại CTR tại nguồn.

* Đối với công tác quản lý chất thải rắn

- Đề xuất các mơ hình phân loại rác tại nguồn ở các hợ gia đình. Trước mắt nên thực hiện thí điểm tại các khu đơ thị của tỉnh là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, hạ tầng cũng như ý thức của người dân cao hơn các khu vực nông thôn.

- Đối với khu vực nông thôn giới thiệu cơng nghệ chế biến phân hữu cơ có thể áp dụng tại hợ gia đình vừa tạo ra năng lượng, góp phần cải tạo đất, giảm thiếu khối lượng CTR hữu cơ...

- Từng bước đẩy mạnh công tác xã hợi hóa trong việc thu gom, xử lý CTR. - Đẩy nhanh xây dựng nhà máy tái chế, tái sử dụng chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh tuyên quang đến năm 2020 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)