Thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh tuyên quang đến năm 2020 (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG III DỰ BÁO PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN ĐẾN NĂM 2020

4.1. Quy hoạch quản lý CTR sinh hoạt

4.1.3. Thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt

4.3.1.1. Phương thức thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt

Tuỳ theo đặc điểm của mỗi đô thị và mỗi vùng nông thôn mà phương thức thu gom vận chuyển CTR có sự khác nhau. Phương thức thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt cho tỉnh Tuyên Quang như sau:

Phương thức 1: Thu gom vận chuyển cho thành phố Tuyên Quang

CTR sinh hoạt sau khi được phân loại, công nhân môi trường sẽ thu gom bằng xe rác đẩy tay, xe chuyên dụng (loại xe 0,4-0,6 m3) sau đó được vận chuyển đến các trạm trung chuyển/tập kết tại các phường, Đơn vị chuyên trách thu gom vận chuyển (Xe ép rác loại 3,5-7,5 tấn) đến khu phân loại tập trung tại KXL Nhữ Khê, sau khi được phân loại sẽ chuyển đến nhà máy chế biến phân hữu cơ, bãi chôn lấp hợp vệ sinh, cơ sở tại chế… của KXL Nhữ Khê.

Hình 4.2. Thu gom, vận chuyển CTR tại thành phố Tuyên Quang

Khu vực nơng thơn các xã phía Nam huyện Yên Sơn thu gom về KXL Nhữ Khê, mỗi xã cần xây dựng trạm trung chuyển CTR sinh hoạt, đội VSMT của xã sẽ thu gom CTR sinh hoạt các thôn bằng xe đẩy tay hoặc xe chuyên dụng đến điểm tập kết sau đó sẽ được đơn vị VSMT thu gom đến KX tập trung CTR đô thị (bằng xe chuyên dụng loại 3,5-5 tấn).

Phương thức 2: Thu gom, vận chuyển CTR các đô thị và các xã nông thôn phụ cận

Khu vực nội thị các thị trấn, thị xã: được đội vệ sinh môi trường thu gom bằng

được chuyển đến điểm tập kết của thị trấn, thị xã, sử dụng xe chuyên dụng (loại 3,5-5 tấn) vận chuyển trực tiếp đến khu xử lý.

Khu vực nông thôn các xã phụ cận: Mỗi xã cần xây dựng trạm trung chuyển CTR

sinh hoạt, đội VSMT của xã sẽ thu gom CTR sinh hoạt các thôn bằng xe đẩy tay hoặc xe chuyên dụng đến điểm tập kết sau đó sẽ được đơn vị VSMT thu gom đến KX tập trung CTR đô thị (bằng xe chuyên dụng loại 3,5-5 tấn).

Hình 4.3. Thu gom, vận chuyển CTR tại các đô thị Phương thức 3: Thu gom, vận chuyển theo cụm xã nông thôn

Phương thức này áp dụng đối với các xã xa trung tâm thị trấn, địa hình vùng núi, thu gom vận chuyển khó khăn. CTR sinh hoạt khu vực nơng thôn các xã được thu gom bằng xe đẩy tay khu vực trung tâm hoặc xe chuyên dụng loại 1,5 tấn (thu gom tại các thơn, xóm), vận chuyển đến điểm tập kết CTR tại mỡi xã, sau đó được xe vận chuyển CTR của đội VSMT mỗi xã vận chuyển tới bãi chôn lấp hợp vệ sinh theo cụm xã.

Hình 4.4. Thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt theo cụm xã nông thôn Phương thức 4: Các điểm dân cư nông thôn phân tán

Áp dụng cho khu vực dân cư có diện tích đất ở rợng, có địa hình đi lại khó khăn, xa các trung tâm xử lý tập trung của huyện. Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh nhỏ, các hợ gia đình sẽ tự thu gom và xử lý CTR sinh hoạt.

Phương thức thu gom: CTR sinh hoạt được các hộ dân tự phân loại (tái chế/tái sử dụng) và xử lý ngay tại các hợ gia đình.

4.3.1.1. Phương thức trung chuyển CTR sinh hoạt

a. Trung chuyển CTR đô thị

Mỗi đô thị trên địa bàn tỉnh cần xây dựng các điểm tập kết chất thải rắn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu gom, vận chuyển. Tùy theo bán kính phục vụ, lượng chất thải rắn phát sinh và diện tích đáp ứng tại các điểm tập kết, mỡi đơ thị sẽ tự lựa chọn vị trí, địa điểm xây dựng các điểm tập kết.

TT Điểm tập kết Cơng suất (tấn/ngày) Diện tích (m2) Bán kính phục vụ (km)

1 Loại nhỏ 2-5 40 ≤ 3

2 Loại vừa 5-10 70 3 ≤ 5

3 Loại lớn 10-13 100 5 ≤ 7

Số lượng, vị trí, quy mơ các điểm tập kết phải có tính linh đợng, có thể điều chỉnh theo u cầu phát triển khơng gian đô thị, phù hợp với phân bố dân cư đô thị và giảm tác đợng xấu đến các hoạt đợng đơ thị. Do tính linh đợng của các điểm tập kết CTR, nên vị trí, quy mơ và bán kính phục vụ sẽ do chính qùn các đơ thị lựa chọn. Trong quá trình lập quy hoạch đơ thị cần bố trí vị trí, quy mơ các điểm tập kết phù hợp với quy mô từng khu vực đô thị.

Riêng thành phố Tuyên Quang, tùy theo nhu cầu, có thể xây dựng 2-3 trạm trung chuyển tập trung với quy mô từ 0,5-1ha để lưu chứa tạm thời CTR khi cần thiết.

b. Trung chuyển CTR nông thôn

Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn (tại các thôn, xã) được thu gom đến điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển đặt tại mỡi thơn hoặc xã, sau đó được đội vệ sinh môi trường của xã hoặc huyện, vận chuyển đến khu xử lý tập trung.

Hình 4.5. Thu gom CTR sinh hoạt nông thôn qua trạm trung chuyển

Vị trí điểm tập kết / trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt động thôn do quy hoạch nông thôn mới xác định. Tùy theo công suất tiếp nhận, trạm trung chuyển CTR sinh hoạt nông thôn được chia thành 3 loại chính, với cơng suất, diện tích, phạm vi phục vụ khác nhau, tùy đặc điểm từng khu vực nông thôn.

Bảng 4.3. Trạm trung chuyển chất thải rắn khu vực nông thôn

TT Trạm trung chuyển Cơng suất (tấn/ngày) Diện tích (m2) Bán kính phục vụ (km)

1 Loại nhỏ ≤2 150 ≤1

2 Loại vừa 2-4 300 1-2

3 Loại lớn 4-5 400 ≥3

c. Trung chuyển chất thải nguy hại phát sinh từ các khu dân cư

Đối với các đô thị, chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp nằm trong đô thị với số lượng trên 600kg/năm được phân loại, thu gom, xử lý theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại, được chuyển về xử lý tại KXL chất thải nguy hại của tỉnh. Đối với các thành phần nguy hại khác nằm trong rác thải sinh hoạt sẽ được phân loại tại các cơ sở xử lý CTR sinh hoạt.

Đối với các khu dân cư nông thôn, chất thải nguy hại phát sinh như bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y... định hướng từng khu dân cư nông thôn cần quy định nơi lưu chứa đặt tại các điểm tập kết và yêu cầu, vận đợng các hợ gia đình thải bỏ đúng quy định. Khi số lượng lưu chứa lớn được chuyển về xử lý tại các cơ sở xử lý chất thải

nguy hại (đốt tại các lò đốt chất thải y tế của huyện hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại của tỉnh).

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh tuyên quang đến năm 2020 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)