CHƯƠNG III DỰ BÁO PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN ĐẾN NĂM 2020
4.2. Quy hoạch quản lý CTR công nghiệp và công nghiệp nguy hại
4.2.2. Ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn
4.2.2.1. Đánh giá khả năng ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn
Việc ngăn ngừa, giảm thiểu và tái chế chất thải được thực hiện ngay tại nguồn và trong quá trình xử lý CTR. Khả năng ngăn ngừa, giảm thiểu tại nguồn được thực hiện thông qua việc phân loại CTR tại nguồn thành loại tái chế và khơng tái chế. Ước tính có thể giảm tới 24% lượng chất thải tại nguồn nếu CTR được phân loại. Trong giai đoạn trước mắt, khả năng giảm thiểu tại nguồn thông qua phân loại trong giai đoạn áp dụng phương thức này đối với các nhà máy trong các khu công nghiệp tập trung đã và đang hoạt động. Giai đoạn sau, tỷ lệ giảm thiểu tại nguồn sẽ được nâng lên đến mức tối đa khoảng 24% lượng chất thải phát sinh.
CTR sau khi được thu gom có thể giảm thiểu bằng việc giảm khối lượng đổ thải (ví dụ thơng qua phương pháp đốt) có thể đạt 33% lượng CTR phát sinh. Ngoài ra việc tái chế sau khi phân loại tập trung có thể giúp giảm thiểu tới 16% CTR phát sinh, nâng tỷ lệ giảm thiểu đến 54% lượng CTR phát sinh.
Như vậy khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu, tái chế có thể giảm lượng CTR cần chơn lấp xuống cịn 28,4% thay vì trên 90% như hiện nay.
4.2.2.2. Đề xuất phương thức ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn
* Giảm thiểu tại nguồn:
Việc ngăn ngừa, giảm thiểu CTR công nghiệp tại nguồn được thực hiện không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị mà cịn có các thay đổi thường xuyên trong vận hành và quản lý của mợt doanh nghiệp, nói cách khác là áp dụng “giải pháp sản xuất sạch hơn” trong công nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu khu công nghiệp sinh thái, giảm thiểu chất thải ngay từ nguồn phát sinh.
Việc áp dụng sản xuất sạch hơn đối với sản xuất công nghiệp trong địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn đầu được áp dụng cho khu vực công nghiệp trong đô thị và một số doanh nghiệp lớn trong các KCN. Giai đoạn sau sẽ tăng dần tỷ lệ số doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch. Dự kiến giai đoạn đến năm 2025, việc áp dụng SXSH sẽ giúp giảm thiểu được 8% tổng lượng CTR của 25% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ này đến năm.
* Tái chế chất thải
Vấn đề tái chế CTR ngay từ nguồn phát sinh gắn với công tác phân loại tại nguồn. Trong giai đoạn trước mắt áp dụng phương thức này đối với các nhà máy trong các KCN đã và đang hoạt động. Từ năm nay cho đến 2020 sẽ áp dụng cho tất cả các nhà máy, doanh nghiệp trong và ngoài KCN/CCN. Đây là giải pháp có tính khả thi cao do hiệu quả kinh tế mang lại trên 2 mặt: thu hồi lợi ích kinh tế và giảm thiểu chi phí phải xử lý CTR.
Việc tái chế CTR sau khi thu gom được thực hiện ở các điểm tập kết, trạm trung chuyển hay các trung tâm trao đổi chất thải. Phương thức này gắn với việc phân loại tập trung CTR công nghiệp. Giai đoạn đầu sẽ áp dụng cho các điểm tập kết tại các KCN tập trung và các trạm trung chuyển của tỉnh. Giai đoạn sau sẽ áp dụng cho các trạm trung chuyển mới (phục vụ mục đích tăng cường trao đổi chất thải).