TT Vị trí, địa điểm các trạm
trung chuyển
Phạm vi phục vụ Công suất
(tấn/ngày) Quy mô (m2)
1 Tại KXL Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa
Huyện Na Hang, Lâm
Bình, Chiêm Hóa 4,71 2.000
4.2.4. Xử lý CTR
4.2.4.1. Lựa chọn công nghệ xử lý CTR
Công nghệ xử lý CTR công nghiệp cần thực hiện phối hợp sử dụng các phương pháp khác nhau. Hiện nay có nhiều loại cơng nghệ khác nhau để xử lý CTR công nghiệp. Mặc dù vậy, mỡi cơng nghệ chỉ có khả năng ứng dụng tốt trong mợt phạm vi nhất định. CTR công nghiệp phát sinh tại các cơ sở sản xuất công nghiệp cần được xử lý tập trung bằng cách kết hợp nhiều quy trình cơng nghệ sau áp dụng cho từng loại.
Công nghệ thiêu đốt có nhiều ưu điểm như khả năng tận dụng nhiệt, xử lý triệt để, giảm quỹ đất để chơn lấp nhưng cũng có mợt số hạn chế như chi phí đầu tư, vận hành, xử lý khí thải lớn, dễ tạo ra các sản phẩm phụ nguy hiểm nếu khơng kiểm sốt tốt. Cơng nghệ này rất phù hợp để xử lý CTRCN và CTNH hữu cơ như cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung môi, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là chất thải y tế trong những lò đốt chun dụng hoặc cơng nghiệp như lị nung xi măng.
- Chôn lấp hợp vệ sinh: CTRCN và CTNH dạng rắn hoặc sau khi đã cố định được đưa vào các hố chôn lấp hợp vệ sinh.
Đây là biện pháp tiêu hủy chất thải được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới, kể cả một số loại chất thải hạt nhân, lây nhiễm hoặc độc hại, nhưng trước khi chôn lấp phải được cách ly an toàn bằng các vật liệu phù hợp. Theo công nghệ này, CTRCN và CTNH dạng rắn hoặc sau khi đã cố định ở dạng viên được đưa vào các hố chơn lấp có ít nhất 2 lớp lót chống thấm, có hệ thống thu gom nước rị rỉ để xử lý, có hệ thống thốt khí, có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh hưởng đến nước ngầm. Để tăng cường hiệu quả sử dụng hố chôn, việc chôn lấp CTRCN và CTNH thường kết hợp với cố định và hóa rắn chất thải trước khi chôn thông qua việc đưa thêm những chất liệu khác vào chất thải để làm thay đổi tính chất vật lý, tăng sức bền, giảm đợ hịa tan, giảm đợ lan truyền chất thải độc hại ra môi trường. Biện pháp này cũng thường được áp dụng trong trường hợp không thể sử dụng các biện pháp cải tạo sinh học hay đốt chất thải.
- Các công nghệ phụ trợ.
+ Phân loại và xử lý cơ học: Đây là khâu ban đầu khơng thể thiếu trong quy trình xử lý chất thải nhằm xử lý sơ bợ và tái chế CTR.
Đây là khâu ban đầu không thể thiếu trong quy trình xử lý chất thải. Biện pháp này sẽ làm tăng hiệu quả tái chế và xử lý ở các bước tiếp theo. Các công nghệ dùng để phân loại, xử lý cơ học chất thải bao gồm: cắt, nghiền, sàng, tuyển từ, tuyển khí nén… Ví dụ, các loại chất thải có kích thước lớn và thành phần khác nhau phải được phân loại ngay khi tiếp nhận. Các chất thải rắn chứa các chất độc hại (như muối cyanua rắn) cần phải được đập thành những hạt nhỏ trước khi được hịa tan để xử lý hóa học. Các chất thải hữu cơ dạng rắn có kích thước lớn phải được băm và nghiền nhỏ đến kích thước nhất định, rồi trợn với các chất thải hữu cơ khác để đốt…
+ Xử lý hóa - lý: Mục đích chính là giảm thiểu khả năng nguy hại của chất thải đối với môi trường và thu hồi, tái chế một số loại CTR.
Công nghệ này rất phổ biến để thu hồi, tái chế chất thải, đặc biệt là một số loại CTNH như dầu, mỡ, kim loại nặng, dung môi. Biện pháp tái chế, thu hồi chất thải bằng cơng nghệ hóa - lý chỉ thực sự mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường đối với những nhà máy xử lý chất thải quy mô lớn, đầu tư cơng nghệ hiện đại để có thể thu hồi sản phẩm từ chất thải. Mợt số biện pháp hóa - lý thơng dụng trong xử lý chất thải như: Trích ly, Chưng cất, Kết tủa, trung hịa, Oxy hóa - khử…
Để xử lý chất thải rắn công nghiệp trong tỉnh, trước hết các thành phần cần phân loại tối đa, sau đó thực hiện các giải pháp xử lý hợp lý nhất cho từng loại về phương diện kinh tế và môi trường. Chất thải rắn công nghiệp cần được phân thành các loại sau: nguy hại, khơng nguy hại, có thể tái chế và khơng thể tái chế.
Hình 4.17. Nguyên tắc xử lý chất thải rắn công nghiệp trong tỉnh
Trên cơ sở dự báo thành phần, tính chất, khối lượng CTR công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và định hướng giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng hoặc trao đổi chất thải giữa các KCN cũng như các điều kiện về nguồn lực, kỹ thuật trong khu vực, cho thấy:
- Chất thải công nghiệp nguy hại chiếm tỷ lệ rất cao 20% được xử lý bằng phương pháp đốt thu hồi năng lượng, sau đó tro đem chơn lấp hợp vệ sinh.
- Chất thải công nghiệp không nguy hại chiếm 80% bao gồm:
+ Chất thải cơng nghiệp có thể tái chế chiếm 52% (hay 65% CTR không nguy hại) sẽ được tái chế bằng nhiều hình thức khác nhau hoặc đốt thu hồi năng lượng cùng chất thải nguy hại;
+ Chất thải công nghiệp không thể tái chế chiếm 28% (hay 35% CTR không nguy hại) sẽ được đốt thu hồi năng lượng, tro đem chôn lấp hợp vệ sinh. Các thành phần nguy hại khơng thể đốt được xử lý hóa lý và chôn lấp hợp vệ sinh.
4.2.4.2. Lựa chọn vị trí các khu xử lý CTR
Định hướng phát triển công nghiệp là căn cứ quan trọng để lựa chọn vị trí các khu xử lý CTR cơng nghiệp. Các khu xử lý CTR công nghiệp là khu xử lý có tính chất vùng tỉnh, phục vụ cho nhiều huyện, đô thị trong tỉnh.
Căn cứ vào bối cảnh và định hướng phát triển kinh tế-xã hội và Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang trên địa bàn tỉnh có thể nhận thấy các vùng phát triển công nghiệp phân bố như sau:
- Vùng núi phía Bắc bao gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hóa và Hàm n phát triển cơng nghiệp khai thác, chế biến các loại khống sản. Hình thành các CCN Na Hang, CCN An Thịnh (Chiêm Hóa).
- Vùng trung tâm và vùng phía Nam bao gồm TP. Tuyên Quang, huyện Yên Sơn và Sơn Dương phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản … quy hoạch và phát triển và thu hút đầu tư vào các cụm các Khu công nghiệp - dịch vụ - đơ thị Long Bình An. Hình thành KCN Long Bình An (TP. Tuyên Quang) và CCN Tân Thành (Hàm Yên), Sơn
Nam (Sơn Dương)
Như vậy, có thể thấy cơng nghiệp của tỉnh phát triển chủ yếu ở vùng các huyện phía Nam. Ngồi ra phát triển mợt số khu vực Na Hang-Chiêm Hóa.
Trên cơ sở các khu xử lý CTR sinh hoạt, đánh giá mợt số vị trí nhằm chọn ra các vị trí có điều kiện tốt nhất để xây dựng khu xử lý CTR công nghiệp của tỉnh. Cần thiết phải lựa chọn ra 2 khu xử lý cấp vùng để xử lý CTR công nghiệp. Địa điểm xử lý CTR cấp vùng cần được lựa chọn từ các khu xử lý CTR sinh hoạt của các đô thị trong tỉnh. Như đã đề xuất trong phần 4.1.4, dự kiến có 7 khu xử lý CTR sinh hoạt cấp vùng: Như Khê (Yên Sơn), Năng Khả (Na Hang), Lăng Can (Lâm Bình), Phúc Thịnh (Chiêm Hóa), n Phú (Hàm Yên), Thắng Quân (Yên Sơn) và Tú Thịnh (Sơn Dương).
Mỡi mợt vị trí đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, đánh giá chung cho thấy 2 vị trí Nhữ Khê và Phúc Thịnh là phù hợp nhất để xử lý CTR cơng nghiệp. Đây là 2 vị trí gần nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp, thuận tiện trong thu gom vận chuyển, trung chuyển. Như vậy trên cơ sở nhu cầu và phân bố phát triển công nghiệp, đề xuất các khu xử lý CTR công nghiệp như sau:
- KXL Nhữ Khê, huyện Yên Sơn:
+ Xử lý CTR nguy hại cho toàn tỉnh Tuyên Quang với công suất tiếp nhận khoảng 60 tấn/ngày.
+ Xử lý CTR cơng nghiệp thơng thường cho khu vực phía Nam với công suất tiếp nhận trên 230 tấn/ngày.
- KXL Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa:
+ Xử lý CTR cơng nghiệp thơng thường cho khu vực phía Bắc với cơng suất tiếp nhận nhỏ, khoảng 20 tấn/ngày.
+ Trung chuyển CTR nguy hại cho khu vực phía Bắc để chuyển về Nhữ Khê xử lý.
- Xử lý, tái chế tại nguồn:
Một số cơ sở sản xuất có lượng CTR có khả năng tái chế, tái sử dụng lớn cần khún khích đầu tư các cơng nghệ tái chế ngay tại nguồn, như chế biến phân hữu cơ từ công nghiệp chế biến chè, tái sử dụng CTR trong công nghiệp bột giấy, tái sử dụng xỉ thép trong công nghiệp luyện phơi thép… Đối với ngành cơng nghiệp khai thác khống sản, đất đá thải sau khai thác cần có biện pháp hồn thổ, phục hồi môi trường ngay tại công trường khai thác theo đề án phục hồi môi trường của dự án khai thác khoáng sản.
Dựa trên tổng lượng CTR công nghiệp được thu gom đến năm 2020: 314,18 tấn/ngày, nhu cầu đất cho các khu xử lý theo công nghệ đề xuất: 2,9 ha (bảng 4.13).
Đơn vị: ha STT Huyện/Tp Tiếp nhận phân loại Tái chế, lưu giữ Đốt Chơn lấp phịng Dự Tổng 1 Tuyên Quang 1,50 0,78 0,20 1,61 1,02 5,12 2 Lâm Bình 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 3 Na Hang 0,04 0,02 0,01 0,04 0,03 0,13 4 Chiêm Hóa 0,11 0,06 0,01 0,13 0,08 0,39 5 Hàm Yên 0,11 0,06 0,01 0,12 0,07 0,37 6 Sơn Dương 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 7 Yên Sơn 0,21 0,11 0,03 0,25 0,15 0,74 8 Tổng 1,96 1,02 0,26 2,15 1,35 6,75
4.2.4.3. Xác định quy mô, công suất các khu xử lý CTR công nghiệp
Dựa trên nhu cầu quỹ đất đất và định hướng lựa chọn vị trí xử lý CTR, tổng hợp chung quy mô và tuổi thọ khu xử lý được trình bày trong bảng 3.14, 3.15:
Bảng 4.14. Nhu cầu đất và công suất các khu xử lý CTR công nghiệp
TT Khu xử lý Công suất tiếp nhận (tấn/ngày) Nhu cầu đất (ha)
Nguy hại Tái chế Không tái chế Tổng Tiếp nhận, phân loại Tái chế, xử lý, lưu giữ Đốt CTR nguy hại Chơn lấp Dự phịng Tổng 1 KXL Nhữ Khê 62,84 151,13 81,38 295,35 1,85 0,94 0,26 2,00 1,26 6,32 2 KXL Phúc Thịnh - 12,25 6,59 18,84 0,12 0,08 - 0,15 0,09 0,43
Ghi chú: Nhu cầu đất mới chỉ tính diện tích xây dựng thơ.
Bảng 4.15. Tổng hợp quy mô và tuổi thọ các khu xử lý CTR công nghiệp
TT Các khu xử lý Diện tích và cơng suất khu xử lý CTRCN Phạm vi phục vụ Tuổi thọ
Diện tích quy hoạch (ha) Cơng suất tái chế (tấn/ngày) Cơng suất lị đốt CTNH (tấn/ngày) Chơn lấp CTR thông thường (tấn/ngày) 1 KXL Nhữ Khê, huyện Yên Sơn
6,32 150 62,84 80 Xử lý CTR công nghiệp nguy hại cho toàn tỉnh Tuyên Quang, xử lý CTR công nghiệp thông thường cho thành phố Tuyên Quang và các huyện Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn.
Trên 15 năm (khu vực có khả năng mở rộng) 2 KXL Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa
0,43 12 0 7 Xử lý CTR công nghiệp thông thường cho các huyện Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình và là điểm trung chuyển CTR nguy hại tại các huyện này
10-15 năm (khu vực có khả năng mở rợng)
4.3. Quy hoạch quản lý CTR y tế và y tế nguy hại
4.3.1. Phân loại CTR tại nguồn
Trong thành phần CTR y tế, chiếm đến 15 - 20% là chất thải nguy hại mang tính lây nhiễm cao, nếu không được xử lý kịp thời, chất thải nguy hại này sẽ là ổ vi trùng, là nguồn gây bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân. Vì vậy, trong thời gian sắp tới, cần thực hiện phân loại CTR y tế ở 100% các cơ sở y tế trên toàn tỉnh, đặc biệt đối với khối cơ sở y tế tư nhân cần có văn bản hướng dẫn việc phân loại và thu gom theo đúng quy trình của Bợ Y tế. Phương án quản lý an tồn chất thải rắn y tế được trình bày trong hình dưới đây.
Hình 4.18. Quy trình phân loại CTR y tế
CTR y tế sau khi được phân loại sẽ được đựng trong các túi và thùng có mẫu mã kèm biểu tượng, màu sắc theo quy định cho từng loại chất thải.
Để có thể phân loại, thu gom CTR y tế theo đúng các yêu cầu của Quy chế quản lý chất thải y tế (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT) tỉnh cần trang bị một hệ thống thu gom, lưu chứa chuyên dụng, đồng bộ, được trang bị đầy đủ các hợp phần.
4.3.2. Ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR
Tái chế, tái sử dụng CTR là một trong những chiến lược tối ưu nhất để quản lý CTR dựa trên các nguyên lý sinh thái và tuần hồn vật chất, năng lượng thơng qua các công nghệ và kỹ thuật tái chế.
Theo báo cáo của WHO thành phần CTR y tế có đến 80 - 85% rác thải y tế không lây nhiễm và không độc hại, 10% lây nhiễm, và 5% không lây nhiễm nhưng độc hại. Trong số CTR không lây nhiễm và khơng đợc hại có nhiều loại có thể tái chế và tái sử dụng được. Với xu thế và quy mô phát triển y tế trong những năm sắp tới tại tỉnh Tuyên Quang, nhiều vật dụng dùng một lần trong y tế được sử dụng với số lượng và chủng loại
ngày càng tăng. Do đó, có thể sử dụng lại hoặc dùng nhựa từ rác thải y tế để tái chế các sản phẩm nhựa khác.
Tái sử dụng: Đối với những hộp/ thùng làm bằng vật liệu cứng, các cơ sở y tế có thể tái sử dụng nhiều lần.
Tái chế: Tái chế các loại chai lọ nhựa dẻo chứa dung dịch, các ống truyền dịch (nguồn nguyên liệu mang giá trị cao làm bằng plastic, hợp chất cao phân tử), vỏ thuốc bằng nhựa, lọ thủy tinh, túi nilon v.v.
Tuy nhiên, do đặc thù riêng, việc tái chế, tái sử dụng CTR y tế cần có mợt quy trình nghiêm ngặt và phải được kiểm soát. Trước tiên để tái sử dụng và tái chế, CTR y tế cần có khâu phân loại chính xác, triệt để. Sau đó, CTR y tế cần phải được tẩy rửa các chất bẩn và hóa chất thơng qua việc súc rửa và khử trùng bằng nhiệt đợ và hóa chất. Việc tẩy rửa phải được áp dụng những thiết bị hiện đại và không tẩy rửa thủ cơng, để đảm bảo các hóa chất và chất bẩn khơng cịn sót lại trong nguyên liệu đã xử lý
Hình 4.19. Sơ đồ tái chế, tái sử dụng CTR y tế
Theo nguyên tắc, ở nhiệt đợ cao các vi khuẩn có thể bị tiêu diệt, tuy nhiên, với các chất đợc hại việc súc rửa bằng hóa chất và xử lý bằng nhiệt cũng khơng thể khử được. Vì vậy, những nguồn nguyên liệu từ CTR y tế sẽ không được sử dụng để tái tạo ra các đồ dùng trong gia đình hoặc đồ dùng cá nhân liên quan đến thực phẩm, nước uống và y tế..
4.3.3. Thu gom, vận chuyển CTR
4.3.3.1. Các phương thức thu gom, vận chuyển CTR
Thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế là một phần quan trọng trong quy trình quản lý chất thải y tế. Việc thu gom CTR y tế phải được thực hiện ngay tại các khoa, phòng y tế.
- Quy định vị trí đặt thùng thu gom chất thải:
+ Mỡi khoa, phịng phải định rõ vị trí đặt thùng đựng chất thải y tế cho từng loại chất thải.
+ Nơi phát sinh chất thải phải có loại thùng thu gom tương ứng.
+ Sử dụng thùng đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải được vệ sinh hàng ngày.
+ Túi sạch thu gom chất thải phải ln có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay thế cho túi cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu giữ tạm thời chất thải của cơ sở y tế.