Đánh giá sự hài lòng của người dân về việc sử dụng trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 87 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4 Đánh giá sự hài lòng của người dân khi sử dụng các cơng trình hạ tầng

4.4.1. Đánh giá sự hài lòng của người dân về việc sử dụng trường mầm non

Sau khi điều tra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân khi sử dụng trường mầm non cho thấy mức độ hài lòng của người dân về các nhân tố cơ sở vật chất phòng ngủ, đáp ứng mong muốn của người dân, cơ sở vật chất phịng sinh hoạt chung, khu vui chơi thì mức độ hài lịng của người dân ở mức 3,46 đến 3,55 trên mức bình thường và dưới mức hài lòng, riêng mức độ hài lòng của người dân về vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng cháy chữa cháy ở mức 4,28 trên mức hài lịng và dưới mức rất hài lịng, tính trên thang đo Likert 5 mức độ. Căn cứ theo hệ số hồi quy trong phương trình hồi quy của các nhân tố thì mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hài lòng của người dân khi sử dụng trường mầm non được xếp theo thứ tự giảm dần là: Khu vui chơi; cơ sở vật chất phòng ngủ; vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng cháy chữa cháy, đáp ứng mong muốn của người dân, cơ sở vật chất phòng sinh hoạt chung.

Bảng 4.40. Mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng trường mầm non

Nhân tố Giá trị

trung bình

Thứ tự ảnh hưởng đến sự hài lòng (càng nhỏ, ảnh hưởng càng lớn)

Cơ sở vật chất phòng ngủ 3,55 2

Đáp ứng mong muốn của người

dân 3,48 4

Cơ sở vật chất phòng sinh hoạt

chung 3,46 5

Khu vui chơi 3,49 1

Vệ sinh, an toàn thực phẩm,

phòng cháy chữa cháy 4,28 3

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS (2019)

Mức độ hài lòng về phòng sinh hoạt chung đạt giá trị trung bình thấp nhất so với các nhân tố khác đạt 3,46/5, cho thấy người dân vẫn chưa hài lòng về cơ sở vật chất phòng sinh hoạt chung. Về ngun nhân có thể đến đó là tình trạng thiếu phòng học, nhiều nơi phải học quá số học sinh trên 1 lớp hoặc học nhờ tại các địa điểm khác như nhà văn hóa thơn, diện tích trung bình trên 1 trẻ khơng được đảm bảo, cơ sở vật chất của phòng sinh hoạt chung cịn thiếu và khơng

được cải tạo nâng cấp. Hệ thống đèn, quạt còn thiếu nhất là hệ thống quạt không đủ làm mát cho trẻ em vào mùa hè. Do phòng sinh hoạt chung của trẻ mầm non nói riêng và trường mầm non nói chung phải trang trí rất nhiều các hình ảnh, tranh bích họa để phù hợp với lứa tuổi. Tuy nhiên do đã được trang trí từ lâu nên đã bị xuống cấp, gây mất thẩm mỹ.

Mức độ hài lòng của người dân về vấn đề đáp ứng mong muốn của người dân đạt 3,48/5. Nguyên nhân của sự khơng hài lịng có thể kể đến việc khuôn viên trường khơng sạch sẽ, dù đã có nhân viên được thuê dọn dẹp trường, nhưng do kinh phí eo hẹp, khơng thường xun dọn dẹp được khn viên trường dẫn đến vẫn có tình trạng cỏ dại mọc xung quanh sân trường, lá cây rụng, rác thải không được thu dọn thường xuyên. Cổng trường nhỏ hẹp, không tiện cho việc đưa đón trẻ, khơng những vậy cịn có một số hàng quán bán hàng dong các đồ chơi, thức ăn vặt của trẻ xuất hiện tại các cổng trường nhất là trong thời điểm đưa đón trẻ, làm cho không gian tại cổng trường càng trở nên nhỏ hẹp hơn. Việc thiết kế, bố trí khơng hợp lý các trang thiết bị, cơ sở vật chất gây tai nạn cho trẻ nhỏ cũng làm người dân khơng hài lịng như một số khe co giãn của sân trường, vết cắt quá lớn và sâu, một số trẻ có thể bị ngã khi chạy qua vị trí này, chiều cao bậc lên xuống không phù hợp, khoảng cách khe lan can không phù hợp cũng gay tai nạn đáng tiếc cho trẻ.

Mức độ hài lòng của người dân về khu vui chơi đạt 3,49/5 trong khi đó mức độ ảnh hưởng của khu vui chơi tới sự hài lòng của người dân khi sử dụng trường mầm non là lớn nhất, cho thấy tầm quan trọng của khu vui chơi của trẻ. Người dân chỉ hài lịng ở mức dưới hài lịng có thể kể đến việc thiếu đồ chơi cho trẻ ngoài trời, hoặc khu vui chơi của trẻ không được đầu tư. Một số trường đã được đầu tư từ lâu, sau quá trình làm đường giao thông đã tôn cao nền đường, dẫn đến việc thốt nước khó khăn, nên đã xuất hiện một số chỗ bị rêu, gây nguy hiểm cho trẻ. Một số trường thiếu cây bóng mát, hoặc có nhưng chưa đủ bóng mát, một số cây cịn khơng phù hợp do có sâu ăn lá cây, sâu có thể rơi vào trẻ gây ngứa, dị ứng da…

Cơ sở vật chất phịng ngủ của trẻ cũng khơng đạt được mức hài lòng, như đã trình bày do số lượng học sinh ngày càng tăng, khơng đảm bảo diện tích phịng sinh hoạt chung và diện tích phịng ngủ dẫn đến khơng đảm bảo diện tích phịng ngủ trên 1 trẻ, thiếu thốn trang thiết bị như chăn gối, đệm, màn quạt … theo mùa. Một số trường đã được xây dựng từ lâu nên phòng ngủ của trẻ rất nóng, hoặc phụ huynh muốn đóng góp để lắp đặt hệ thống điều hòa làm mát

nhưng chưa có sự thống nhất giữa nhà trường và phụ huynh học sinh. Một số trường không được quy hoạch tốt nên xuất hiện một số khu chợ cóc, chợ tạm của người dân họp chợ, gây ồn ào xung quanh trường.

Nhân tố an tồn, vệ sinh thực phẩm, phịng cháy chữa cháy đạt 4,28/5 trên mức hài lòng trong thang đo Likert. Một số điểm người dân vẫn chưa hài lòng về nhân tố này đó là khu sơ chế, chế biến thức ăn của trẻ vẫn chưa vệ sinh. Chưa có khu chế biến và chia thức ăn cho trẻ, đây cũng một phần là do diện tích đất dành cho xây dựng eo hẹp, một số địa phương phải cắt giảm diện tích khu vực dành cho nấu ăn để tăng diện tích các phịng chức năng khác. Một số trường khơng có tủ để lưu mẫu thức ăn hoặc có tủ nhưng việc lưu mẫu thức ăn không được thường xuyên, dẫn tới có tình trạng một số ca ngộ độc thức ăn nhưng không xác định được nguyên nhân. Các trường mầm non tuy đã có khu vệ sinh cho trẻ nhưng đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc khơng hài lịng của người dân khi sử dụng trường mầm non. Hệ thống vệ sinh nói riêng và hệ thống nước nói chung chủ yếu dùng nước giếng khoan, nhưng không được đầu tư hệ thống lọc nước, dẫn tới việc sau một thời gian sử dụng hệ thống vệ sinh, các thiết bị vệ sinh bị hỏng rất nhiều, nhiều nơi khơng dùng được. Một ngun nhân nữa đó là việc khơng bố trí bình chữa cháy, tiêu lệnh phù hợp. Do trên địa bàn huyện chưa xảy ra vụ cháy trường mầm non nào nên tâm lý chủ quan, một số trường khơng bố trí bình chữa cháy, tiêu lệnh phù hợp. Một số trường có bố trí nhưng lại bố trí khơng hợp lý, một số trẻ khi vui chơi đã va vào các bình chữa cháy, do các bình này được treo quá thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)