Những thuận lợi, khó khăn cho phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 40 - 43)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn cho phát triển kinh tế

3.1.3.1.Thuận lợi.

Mỹ Đức là huyện ngoại thành giáp với vành đai đô thị vệ tinh trực tiếp của thành phố Hà Nội, vì vậy Mỹ Đức có lợi thế để tham gia vài chuỗi cung cấp hàng hóa gồm rau sạch, nông sản chất lượng cao, hoa cây cảnh và dịch vụ du lịch cho nội thành hà nội, và các đơ thị trong vùng.

Mỹ Đức có tài nguyên đất đa dạng, diện tích đất phù sa màu mỡ chiếm 25% tổng diện tích đất tự nhiên, khí hậu nhiệt đới ẩm và nguồn nước tưới phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Sự đa dạng về thổ nhưỡng và truyền thống canh tác lâu đời của người dân là điều kiện tốt cho sự phát triển nông nghiệp với tốc độ cao và cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Huyện có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng: có núi, đồng bằng và bãi đất ven sơng, có hệ thống sơng, suối, hồ dày đặc. Dãy núi chạy từ Miếu Môn đến xã Hương Sơn có nhiều hang động, đình, chùa và đa dạng sinh học. Khu danh thắng Hương Sơn với quần thể hang, động, núi, sông và hệ thống các đền, chùa. Có những thảm động, thực vật phong phú và quý hiếm, tạo cảnh quan và những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, văn hóa tâm linh tín ngưỡng và cảnh quan, hằng năm đã có gần 1,4 triệu du khách du lịch về thăm quan trẩy hội, trong đó có hàng vạn khách nước ngoài; với quy mô của khu di tích – thắng cảnh Hương Sơn rộng 5.100 ha, có 21 điểm di tích chia thành các tuyến chính đó là: Chùa Thiên trù – Hương Tích; Long Vân và Tuyết Sơn…được Bộ Văn hóa cơng nhận là di tích quốc gia năm 1962. Khu di tích Quan Sơn gồm các xã Hợp Tiến, Hồng Sơn với diện tích 1.730 ha trong đó có trên 500 ha mặt hồ, với lợi thế núi đá, hang động, mặt hồ và thung lũng…đã được Thành phố cho phép lập Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái với nhiều sản phẩm như: sân golf 36 lỗ, lướt ván, ẩm thực, thời trang, leo núi, du thuyền. Khu du lịch nghỉ dưỡng Tuy Lai quy mô 1.120 ha ở khu vực này vừa có núi đồi và hệ thống hồ nước, có nhiều loại dược liệu q hiếm, khí hậu trong lành phù hợp với mơ hình nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe. Trung tâm Festival hoa sen tại xã An Phú quy mơ 237 ha, là xã có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, giao thơng thuận tiện có đườn Hồ Chí Minh đi qua, diện tích ao hồ phù hợp với việc ươm trồng sen, tổ chức lễ hội hoa sen và thưởng thức các sản phẩm từ sen như: trà sen, hạt sen, tâm sen, ngó sen, củ sen và lá sen. Du lịch làng nghề: dệt Phùg Xá; tằm tơ Đại Hưng, Vạn Kim, Đốc Tín; thêu ren Thượng Lâm. Du lịch canh nơng: du khách đến thăm quan cùng tham gia lao động, thu hái sản phẩm nông nghiệp, chế biến ẩm thực và ăn nghỉ tại trang trại.

Bên cạnh đó Mỹ Đức có diện tích đất ngập nước và nửa ngập nước của huyện khá lớn chiếm 23,32% tổng diện tích đất tự nhiên, đây là điều kiện để huyện đưa thủy sản, chăn ni trở thành ngành chính trong ngành nơng nghiệp, theo đúng định hướng phân công lao động theo lãnh thổ của Hà Nội trong quy hoạch kinh tế - xã hội đến năm 2020.

Mỹ Đức cũng có nguồn lao động dồi dào có nhiều nghề thủ cơng truyền thống tinh xảo, có trình độ phổ thơng tương đối tốt , nhờ vậy có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật và tiếp cận sản xuất hàng hóa. Đây là một lợi thế quan trọng , tạo tiền đề cho quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện (UBND huyện Mỹ Đức, 2016).

3.1.3.2.Khó khăn

Chất lượng nguồn nhân lực trong huyện cịn nhiều hạn chế, thiếu lao động có trình độ, các chun gia trong lĩnh vực nông nghiệp; đội ngũ cán bộ cơng chức trình độ cịn nhiều bất cập, chưa đáp ứng với yêu cầu của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Cịn tiềm ẩn những bất ổn trong xã hội như khiếu kiện đất đai… gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh.

Mỹ Đức tuy là huyện ngoại thành của Hà Nội nhưng lại cách khá xa so với các trục giao thơng hướng tâm chính. Đồng thời, hệ thống giao thơng đối ngoại chưa phát triển, trục đường giao thơng chính nối trung tâm huyện đến trung tâm thành phố là TL424 đi QL21B đi Hà Đơng nhỏ hẹp, vì vậy điều kiện thu hút đầu tư kém lợi thế hơn so với các huyện xung quanh. Hệ thống giao thông trong nội bộ huyện chưa được quy hoạch đồng bộ, các tuyến đường trục chính của huyện như Đường TL419, TL424, Đường liên xã Đại Nghĩa – Hợp Thanh – An Phú kết nối với đường Hồ Chí Minh hiện trạng nhỏ, hẹp và xuống cấp ảnh hưởng đến lưu thơng hàng hóa và phát triển kinh tế của địa phương. Do địa hình huyện nằm kẹp giữa sơng Đáy và dãy núi đá vơi, nên diện tích đất bị úng trũng của huyện khá lớn gây khó khăn cho phát triển trồng trọt đòi hỏi sự đầu tư lớn về thủy lợi và khoa học kỹ thuật. Không những vậy một số xã thường xuyên bị ngập lụt, cá biệt trong một số đợt mưa lớn, nhiều thôn bị cơ lập hồn tồn, gây thiệt hại nặng nề cho bà con nuôi trồng thủy sản.

Tài nguyên nước tuy dồi dào nhưng phân hóa thao mùa quá rõ rệt và bị bồi lấp mạnh dẫn tới tình trạng ngập úng vào mùa lũ và thiếu nước trong mùa khơ. Điều này địi hỏi phải có dự đầu tư thỏa đáng cho hệ thống thủy lợi tạo điều kiện phát triển nơng nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện. Trong khi đó, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng hiện tại chủ yếu là mương đất, đường đất nên hàng năm thường xuyên phải nạo vét và đắp bổ sung, tốn kém về kinh phí và nhân lực. Hệ thống giao thơng trục chính nội đồng chưa được cứng hóa, gây khó khăn cho việc áp dụng máy móc, cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp.

Nguồn ngân sách của huyện cịn khó khăn, ngân sách chủ yếu được trợ cấp từ ngân sách cấp trên, khó khăn trong cơng tác đấu giá quyền sử dụng đất. Huyện có tỉ lệ dân nông thôn cao, sự chuyển biến về cơ cấu lao động chậm, lao động chưa qua đào tạo cịn cao. Vì vậy cần có chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho người lao động một cách kịp thời.

3.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)