Kinh nghiệm của một số địa phương đối với việc nâng cao sự hài lòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 31 - 32)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương đối với việc nâng cao sự hài lòng

của người dân khi sử dụng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới

a. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới từ huyện Đông Triều – Quảng Ninh

Cũng giống như nhiều địa phương khác, Đông Triều triển khai xây dựng NTM vào thời điểm khó khăn, nguồn lực đầu tư ngày càng thu hẹp. Nhưng vượt lên những khó khăn ấy, Đơng Triều đã đảm bảo lộ trình, tiến độ xây dựng NTM không thay đổi, thậm chí cịn vượt so với lộ trình chung của tỉnh. Hiện nay, huyện đã có 17/19 xã đạt các tiêu chí xã NTM, đưa Đông Triều trở thành địa phương đầu tiên trong tồn tỉnh cơ bản đủ tiêu chí huyện NTM, về đích trước lộ trình của tỉnh 1 năm... Đây là kết quả sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như nỗ lực của mỗi người dân trên địa bàn.

Việt Dân có thể xem là xã khá, giàu của Đông Triều, vậy nhưng việc xây dựng NTM ở đây ban đầu gặp khơng ít nan giải. Ban đầu thật sự cũng khó khăn lắm vì suy nghĩ của bà con là tưởng được đầu tư từ trên với tổng số hơn 200 tỷ đồng, theo Đề án xây dựng NTM của xã. Nhưng UBND xã xác định người dân phải làm chủ, mọi việc làm phải được người dân thống nhất, bàn bạc. Mọi cơng trình phải được tận dụng tối đa nhằm phục vụ nhu cầu của người dân. Người dân

có hài lịng thì việc vận động người dân đóng góp sức người sức của trong việc xây dựng nông thôn mới càng thuận lợi. Đơn cử như việc hoàn thiện hệ thống đường giao thơng thơn, xóm, UBND xã thực hiện vốn đối ứng, Nhà nước và nhân dân cùng làm, giao cho các tổ liên gia triển khai. Nhưng Nhà nước có vốn đối ứng rất ít, lúc thì huy động tỷ lệ 30-70, lúc thì 50-50, các hộ dân vẫn hăng hái, có hộ đóng góp cả chục triệu để làm đường nhánh thơn, xóm…”. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều xã trên địa bàn, khi bước vào xây dựng NTM, hầu hết các xã đều lập đề án với nguồn kinh phí đầu tư rất lớn và trơng chờ vào sự hỗ trợ từ trên rót xuống. Nhưng sau này, việc huy động nguồn lực trong dân mới chính là một thành công lớn trong xây dựng NTM của Đông Triều. Đó là kết quả từ việc địa phương đã làm tốt khâu tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong đó, tập trung đề cao, phát huy vai trò chủ thể của người dân tham gia xây dựng NTM, tạo thành phong trào thi đua sâu rộng (Ngọc Mai, 2014).

Như vậy việc xây dựng nông thôn mới thành công phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của người dân. Phải để người dân hài lòng, cảm thấy thỏa mãn với công sức, tiền của đã bỏ ra để xây dựng nơng thơn mới. Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng: “Sự hồ hởi, phấn khởi của người dân là một chỉ dấu quan trọng đánh giá sự thành cơng của chương trình NTM chứ không phải đơn thuần chỉ là cơ sở hạ tầng”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)