Thực trạng sử dụng các cơng trình trường mầm non thơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 55 - 58)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng việc quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong

4.2.3. Thực trạng sử dụng các cơng trình trường mầm non thơn

Năm 2016 trên địa bàn huyện có 76 trường học thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện. Trong đó có 24 trường mầm non, với 9/24 trường đã đạt

chuẩn quốc gia mức độ 1. Tổng số giáo viên và cán bộ phục vụ tại các trường mầm non trên địa bàn huyện vào năm 2016 là 1.231 người, tổng số học sinh mầm non trên địa bàn huyện khi đó là 13.030 trẻ. Trong năm 2017 số trường mầm non được giữ nguyên và số giáo viên, cán bộ thay đổi khơng đáng kể. Tính đến thời điểm tháng 10/2018 số trường trên địa bàn huyện là 77 trường, do có 01 trường mầm non tư thục được thành lập mới trên địa bàn huyện. Số giáo viên và cán bộ phục vụ là 1.153 người, tổng số học sinh mầm non theo học tại các trường là 14.108 học sinh (Phòng Giáo dục đào tạo, 2018).

Từ năm 2016 đến năm 2018 số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tăng thêm chỉ là 01 trường, nâng tổng số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia lên 10 trường trong tổng số 25 trường. Đây là 1 con số khá khiêm tốn, trong mục tiêu mà HĐND thành phố Hà Nội giao cho huyện Mỹ Đức là đến năm 2020 số trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện đạt 80%. Mục tiêu này khó mà đạt được trong một khoảng thời gian chỉ cịn hơn 2 năm, ngồi việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên phụ trách giảng dạy, thì cịn các chỉ tiêu liên quan đến cơ sở vật chất của các trường, mà các tiêu chí này địi hỏi phải đầu tư rất lớn trong điều kiện nguồn thu của huyện rất hạn chế. Riêng đối với trường mầm non do học sinh ăn bán trú tại trường, độ tuổi các em cịn rất nhỏ, có gia đình khi con được 12 tháng đã gửi tại trường mầm non, nên việc chăm sóc, các em cũng đặc biệt và vất vả hơn so với các em học sinh tiểu học và trung học.

Mức đầu tư để xây dựng một trường mầm non đạt chuẩn là rất lớn, nhiều trường mầm non trên địa bàn huyện được xây dựng từ trước nên hiện nay tình trạng thiếu phịng học, phịng chức năng, phịng cho giáo viên rất phổ biến, một số trường trang thiết bị học tập, sinh hoạt của trẻ còn thiếu thốn. Tại nhiều xã, các trường mầm non thiếu phòng học cịn phải học nhờ tại các nhà văn hóa thơn. Nên chất lượng dạy và học không tương xứng với nhu cầu của người dân.

Đối với xã Hương Sơn, là một xã đông dân, là xã duy nhất trong huyện có thể tự cân đối được ngân sách, không cần phải xin trợ cấp từ ngân sách cấp trên. Năm 2015 xã Hương Sơn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Hàng năm, UBND xã cũng bố trí ngân sách của xã cho hoạt động tu sửa, mua sắm các trang thiết bị dạy học cho khối trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, nên riêng với xã Hương Sơn, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục được đánh giá là đồng

bộ và trang khang. Đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Ngoài ra việc đầu tư, sửa chữa các trường học trên địa bàn xã bằng nguồn đóng góp của nhân dân cũng rất thuận lợi, cho thấy người dân rất quan tâm tới việc học tập của con em mình.

Đối với xã Mỹ Thành, là xã đang phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019, UBND huyện xác đinh, tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật nhằm mục tiêu hoàn chỉnh hệ thống cở sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế tại địa phương. Đối với ba cấp trường tại xã Mỹ Thành thì đang được đầu tư xây dựng mới, khang trang sạch đẹp, hiện đại. Riêng đối với trường mầm non Mỹ Thành đang được đầu tư với quy mô đủ cho số lượng học sinh trên 500 học sinh. Cơng trình này được nhân dân ủng hộ rất lớn, kỳ vọng sau khi hồn thành sẽ khơng cịn tình trạng học sinh phải học ở các điểm lẻ có cơ sở vật chất thiếu thốn nữa. Cơng trình dự kiến đến hết tháng 12 năm 2018 sẽ hồn thành và bàn giao cơng trình đưa vào sử dụng.

Đối với xã An Phú, là xã miền núi khó khăn nhất huyện Mỹ Đức, số hộ nghèo chủ yếu tập trung ở xã An Phú, xã có diện tích rộng, dân số phân bố dải rác ở các thôn khác nhau, hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu thốn và chưa đồng bộ. Người dân của xã thường được trợ cấp nhiều chi phí như chi phí học tập của học sinh, chi phí bảo hiểm xã hội, các chi phí khi người dân giao dịch với các cơ quan hành chính cũng được cắt giảm đáng kể so với các xã khác. Ví dụ chi phí học tập của trẻ tại các trường mầm non cơng lập chỉ có 14.000 đồng/tháng ít hơn rất nhiều so với 55.000 đồng/tháng của các xã khác. Cho thấy người dân xã An Phú rất được quan tâm hỗ trợ. Tuy vậy do địa bàn là xã xa trung tâm huyện, trang thiết bị dạy học còn thiếu nên việc thiếu giáo viên đứng lớp vẫn thường xuyên xảy ra. Cũng do địa bàn đặc thù đi lại khó khăn nên tuy đã có trường mầm non trung tâm mới trang thiết bị dạy học đầy đủ hơn, nhưng người dân vẫn phải gửi con tại các điểm trường lẻ tại các thơn.

Tuy khó khăn về ngân sách, ngân sách của huyện chủ yếu xin từ nguồn ngân sách hỗ trợ từ Thành phố, UBND huyện cũng đã coi trọng giáo dục, đầu tư rất nhiều cho giáo dục, từ năm 2016 đến hết năm 2018 tổng số nguồn vốn đầu tư cho giáo dục đạt 569,5 tỷ đồng với 37 trường học được cải tạo, xây dựng mới, trong đó 114,1 tỷ đồng dành đầu tư cho trường mầm non và có 11 trường mầm non được cải tạo, sửa chữa.

Bảng 4.2. Tình hình đầu tư cho trường học trên địa bàn huyện từ năm 2016 đến năm 2018 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Chênh lệch số vốn đầu tư giữa các năm (tỷ đồng) Số vốn (tỷ đồng) Số trường được cải tạo, xây dựng mới Số vốn (tỷ đồng) Số trường được cải tạo, xây dựng mới Số vốn (tỷ đồng) Số trường được cải tạo, xây dựng mới 2017 - 2016 2018 - 2017 Trường học 177,5 10 116 12 276 15 -61,5 160 Trường mầm non 65,5 6 34 3 45 2 -31,5 11

Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2018)

Qua số liệu của bảng 4.2 có thể thấy năm 2018 lượng vốn dành cho giáo dục tăng đột biến, gấp khoảng 2,3 lần so với năm 2017, trong khi số trường học được cải tạo xây dựng lại chỉ tăng có 3 trường so với năm 2017. Cho thấy sự đầu tư có trọng tâm trọng điểm, tránh việc 1 ngơi trường phải đầu tư nhiều giai đoạn vẫn không đủ điều kiện cơ sở vật chất để công nhận trường chuẩn quốc gia. Trong năm 2018, UBND huyện cũng chỉ đạo xây dựng có trọng điểm 2 trường mầm non với tổng nguồn vốn đã được bố trí là 45 tỷ đồng. Đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp cho việc cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy tại các trường được đồng bộ, đúng với quy định của trường chuẩn quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)