Thực trạng việc đầu tư, cải tạo đường giao thông trục thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 52 - 55)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng việc quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong

4.2.2. Thực trạng việc đầu tư, cải tạo đường giao thông trục thôn

Từ năm 2008 đến năm 2018 trong vòng 10 năm kể từ khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập với Thủ đô Hà Nội công tác quản lý đường giao thơng nơng thơn nói chung và đường trục thơn nói riêng đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Cụ thể đã xây dựng kế hoạch và triển khai tốt công tác ATGT hàng năm trên địa bàn huyện luôn đảm bảo đường thơng, hè thống; thường xun thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT trên tất cả các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện, tổ chức kiểm tra dừng đỗ trái quy định. Triển khai cắm bổ sung trên 150 biển báo hiệu đường bộ; san lấp và sửa chữa, vá trên 25.000 m2 đường nhựa Tỉnh lộ 419, Tỉnh lộ 424…. Duy tu, sửa chữa tuyến đường trục huyện liên xã, liên thôn trên 35.000 m2 đường bê tông. Sơn kẻ lại tim đường trên các tuyến đường trục chính trên địa bàn huyện; sơn cầu, bục, bệ; tiến hành xóa sơn các biển báo khơng đúng quy chuẩn (Phịng Quản lý đơ thị huyện Mỹ Đức, 2018).

Triển khai xây dựng hệ thống chiếu sáng tại các khu trung tâm các xã, thị trấn các tuyến đường trục chính trên địa bàn huyện. Vận động nhân dân đóng góp xây dựng, bảo vệ, vận hành hệ thống điện thắp sáng ban đêm tại các tuyến đường liên thơn, các ngõ xóm. Tại một số địa phương khơng có huy động được nhân dân đóng góp xây dựng được hệ thống thắp sáng ban đêm nhưng tại một số vị trí góc cua, khuất tầm nhìn đã được người dân bố trí điện thắp sáng phù hợp. Duy trì, vận hành và cải tạo, sửa chữa hệ thống đèn led chiếu sáng đô thị trên các tuyến phố thị trấn. Hàng năm thay và trồng mới các cây bóng mát trên các tuyến đường, tuyên truyền vận động người dân trồng các cây bóng mát phù hợp như sấu đơ thị, sao đen...

Trong 3 năm từ năm 2016 đến tháng 12 năm 2018 trên địa bàn huyện Mỹ Đức đã cứng hóa được thêm khoảng 50,3km đường giao thông do cấp huyện và cấp xã quản lý nâng tổng chiều dài các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện được cứng hóa lên 898,7km trong tổng số 931,4km. Trong 102,3km đường giao thông được cứng hóa từ năm 2016 đến nay thì có khoảng 28km đường là đường giao thông trục thôn. Cho thấy sự quan tâm rất lớn của các cấp

lãnh đạo huyện Mỹ Đức trong việc phát triển đường giao thông trục thôn phục vụ nhu cầu giao thương của nhân dân (UBND huyện Mỹ Đức, 2018c).

Bên cạnh đó cịn nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý, đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông trục thôn. Do nguồn kinh phí đầu tư hạn hẹp, chủ yếu chờ trợ cấp ngân sách từ Thành phố. Công tác vận động người dân hiến đất, giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn do tâm lý cho rằng đất đai là tài sản rất lớn với người dân, nhất là đất tại những vị trí gần mặt đường, thuận lợi cho sinh hoạt và buôn bán. Một số tuyến đường dù làm xong nhưng thiếu hệ thống thốt nước nên một thời gian sau khi hồn thành tuyến đường đã bị xuống cấp vì nền đường bị ngấm nước, khơng thốt được nước bề mặt. Một số người dân có nhà gần mặt đường, thường xuyên tưới nước để hạn chế bụi, vơ tình đã làm nền đường yếu đi dẫn tới việc tuyến đường ngày càng xuống cấp hơn, làm giảm tuổi thọ của con đường. Ở một số tuyến đường xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà gây ra một số va chạm giao thông đáng tiếc. Dẫn tới việc người dân không hài của người dân sau khi con đường đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng, không phát huy được tối đa giá trị đầu tư và giá trị kỳ vọng của người dân. Đó cũng là một phần ngun nhân của việc người dân khơng muốn đóng góp vào việc xây dựng nơng thơn mới tại các địa phương.

Tại nhiều tuyến đường trục thôn, nhiều hộ dân vẫn bày bán hàng quán, biển quảng cáo lấn ra một phần lòng đường khiến lòng đường càng bị thu hẹp, gay nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Do là huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên vẫn cịn tình trạng người dân phơi thóc, rơm trên các tuyến đường. Dù đã được thông tin tuyên truyền nhưng tình trạng trên vẫn diễn ra thường xuyên. Việc này gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, đặc biệt khi thời tiết chuyển mưa, khiến người dân thu dọn thóc lúa và người tham gia giao thông đều không chú ý. Theo số liệu thống kê của Công an huyện Mỹ Đức, từ năm 2016 trở lại đây, số người chết do tai nạn giao thơng trên địa bàn có giảm nhưng số vụ va chạm lại có chiều hướng tăng lên. Đáng chú ý có nhiều vụ xảy ra trên các tuyến đường trục thôn, mà một nguyên nhân khách quan là do chất lượng các tuyến đường không đảm bảo, do bị khuất tầm nhìn, hoặc bị do người dân để vật liệu xây dựng bên đường mà khơng có cảnh báo cho người tham gia giao thông.

Đối với địa bàn xã Hương Sơn, là một xã có khu di tích thắng cảnh Hương Sơn nổi tiếng, hàng năm đón hàng triệu lượt khách, lưu lượng xe lưu thông rất

lớn. Là một trong các xã diện tích rộng, dân số đơng nhất huyện Mỹ Đức, người dân chủ yếu dựa vào nguồn thu từ dịch vụ, du lịch mang lại. Giá trị m2 đất ln ở mức cao, nhất là các vị trí đất gần mặt đường, thuận tiện cho việc buôn bán dịp lễ hội. Do đó nếu đầu tư xây dựng các tuyến đường mà cần phải giải phóng mặt bằng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nếu có được sự đồng thuận của nhân dân thì việc vận động đóng góp cho mục đích xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ xây dựng nông thôn mới tại xã lại rất thuận lợi, người dân xã Hương Sơn chủ yếu đóng góp bằng tiền mặt. Hoặc hiến đất, nhưng đất thường là đất ruộng hoặc đất có khả năng sinh lợi thấp.

Đối với địa bàn xã Mỹ Thành, dân số của xã vào khoảng 7.000 người, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, thu nhập của người dân trong xã ở mức trung bình trên địa bàn huyện. Việc đầu tư xây dựng các tuyến đường chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên, nguồn xã hội hóa cũng rất khó khăn trong việc vận động người dân. Xã có tỉnh lộ 419 chạy qua nối liền địa bàn các xã trong huyện, tới trung tâm Thành phố, các huyện lân cận, đây là thế mạnh trong giao thơng đi lại, giao lưu hàng hố từ xã tới trung tâm thành phố với các tỉnh lân cận, với lợi thế này xã Mỹ Thành có điều kiện để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ, ngành nghề, tạo công ăn việc làm thực hiện cân đối thu nhập giữa nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tăng nguồn thu nhập nâng cao đời sống văn hoá xã hội trong nhân dân.

Đối với xã An Phú là một trong số các xã khó khăn nhất của huyện Mỹ Đức, số hộ nghèo của huyện chủ yếu tập trung ở xã An Phú. Là xã thuộc vùng chiêm trũng của huyện, thường xuyên bị ngập úng kéo dài, chịu ảnh hưởng của việc phân lũ sông Đà, nguồn thu của người dân trong xã chủ yếu từ nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi dễ gây mất trắng đối với người dân, vào các dịp mưa lũ kéo dài, nhiều thôn trong xã An Phú bị cô lập nhiều ngày, phải có cứu trợ các nhu yếu phẩm để duy trì sinh hoạt. Do chủ yếu là vùng chiêm trũng nên để xây dựng một tuyến đường của xã An Phú thường phải đầu tư lớn, do phải xây dựng kè, nhiều khi phải kè 2 bên tuyến đường và khối lượng tôn cao nền đường rất lớn. Khiến cho suất đầu tư 1 km đường thuộc xã An Phú thường rất lớn. Tuy nhiên được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Thành phố, đã tạo điều kiện thuận lợi cho xã An Phú, từ giai đoạn năm 2016 đến hết tháng 9 năm 2018, UBND Tp Hà Nội đã hỗ trợ kinh phí từ chương trình 135, hỗ trợ trực tiếp cho xã An Phú xây dựng được 10,4km đường giao thông nơng thơn,

trong đó có 5,6km là đường trục chính nội đồng kết hợp mương thoát nước và ngăn nước. Cịn lại là đường giao thơng trục thơn xã An Phú, có được các cơng trình trên người dân An Phú rất phấn khởi, hiện tượng mất mùa do thiên tai đã giảm đáng kể.

Tính đến thời điểm hết tháng 12/2018, đối với tiêu chí giao thơng trong bộ tiêu chí xây dựng nơng thơn mới, chỉ cịn duy nhất xã An Phú là xã chưa đạt, đang ở mức chuẩn bị đạt. Tính từ năm 2016 đến hết năm 2018 tổng số vốn huy động để thực hiện chương trình nơng thơn mới trên địa bàn Huyện đạt 1.476 tỷ đồng, trong đó ngân sách huyện 506 tỷ đồng, ngân sách xã 97 tỷ, nguồn vốn ngoài ngân sách 120 tỷ đồng (UBND huyện Mỹ Đức, 2018).

Bảng 4.1. Tình hình đầu tư cho giao thơng trên địa bàn huyện từ năm 2016 đến năm 2018 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Chênh lệch số vốn đầu tư giữa các năm (tỷ đồng) Số vốn (tỷ đồng) Km đường được cải tạo Số vốn (tỷ đồng) Km đường được cải tạo Số vốn (tỷ đồng) Km đường được cải tạo 2017 - 2016 2018 - 2017 Giao thông 250,0 44,0 201,4 33,8 93,5 24,5 -48,6 -107,9 Đường trục thôn 30,0 12,0 25,0 10,0 15,0 6,0 -5 -10

Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2018)

Qua phân tích của bảng 4.1 cho thấy số vốn đầu tư cho giao thông đã giảm qua các năm từ 250 tỷ đồng trong năm 2016 xuống còn 93,5 tỷ đồng trong năm 2018. Số vốn dành để đầu tư cho đường giao thông trục thôn giảm từ 30 tỷ đồng trong năm 2016 xuống còn 15 tỷ đồng trong năm 2018. Do hệ thống giao thông trên địa bàn huyện cơ bản đã được đầu tư trong các năm từ 2012 đến năm 2015, và hiện vẫn đang sử dụng tốt và chưa cần phải cải tạo, nâng cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)