Giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân khi sử dụng đường trục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 98 - 101)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân khi sử

4.5.2. Giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân khi sử dụng đường trục

Cơ sở đưa ra giải pháp: Qua kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng

của người dân khi sử dụng đường bị ảnh hưởng các nhân tố: sự đáp ứng mong muốn của người dân; quá trình sử dụng; chất lượng nền, mặt đường; hệ thống biển báo, chiếu sáng, cây xanh. Trong đó nhân tố chất lượng của nền, mặt đường ảnh hưởng lớn nhất tới sự hài lịng của người dân, tiếp đó là các nhân tố hệ thống biển báo, chiếu sáng, cây xanh; nhân tố sự đáp ứng mong muốn của người dân, còn lại là nhân tố đáp ứng mong muốn của người dân.

Một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng đường trục thơn đó là:

a. Nâng cao chất lượng nền, mặt đường. Ngoài việc tăng cường công tác quản lý chất lượng của phịng Quản lý đơ thị là cơ quan có chức năng quản lý

nhà nước về chất lượng cơng trình trên địa bàn huyện còn phải tăng cường sự tham gia giám sát của người dân, ban giám sát cộng đồng. Để việc này tổ chức tốt thì đại diện chủ đầu tư, UBND các xã cần làm tốt việc kết nối giữa các đơn vị liên quan, quan tâm chỉ đạo ban giám sát cộng đồng, phát huy tốt vai trị giám sát của mình. Vì chỉ có người dân ở ngay gần tuyến đường mới có thể thường xuyên giám sát được chất lượng thi cơng của cơng trình. Hằng năm, các cơ quan chức năng rà soát, sửa chữa, vá mặt đường đối với các tuyến đường bị xuống cấp, hư hỏng. Khi tổ chức cải tạo nâng cấp tuyến đường đơn vị được giao sửa chữa cần đảm bảo mặt đường sau khi cải tạo không cao hơn mặt đường cũ, tránh trường hợp mặt đường cao hơn làm cho nước mưa chảy vào nhà người dân, gây bức xúc trong nhân dân. Đơn vị quản lý cơng trình phối hợp với đơn vị thi cơng có nhiệm vụ trơng nom, bảo dưỡng các tuyến đường sau khi mới được đổ bê tông hoặc dải nhựa. UBND các xã nên giao quản lý các đoạn đường cho từng ngõ xóm, chịu trách nhiệm khơi thơng các tuyến rãnh ứ đọng, làm cho việc tiêu thoát nước tốt hơn, tiêu thốt nước tốt cũng góp phần nền đường được ổn định và chịu được tải trọng tốt hơn. Khi nền đường ổn định thì phần mặt đường cũng lâu bị gãy và hỏng hơn.

b. Cần chú trọng công tác quy hoạch phát triển hơn nữa, để có thể mở rộng các tuyến đường trong tương lai mà không cần phải đền bù cho người dân. Quy hoạch cần lưu ý tới tính đồng bộ cho tuyến đường từ rãnh thoát nước, hệ thống điện, cáp ngầm, hệ thống chiếu sáng, cây xanh và vỉa hè, nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân. Do không đủ nguồn ngân sách cho việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng ban đêm cho các tuyến đường trục thơn. Nên một giải pháp được đưa ra đó là việc lắp đặt và quản lý hệ thống chiếu sáng tại các tuyến đường trục thôn được giao cho các tổ chức xã hội như đồn thanh niên thơn, hội phụ nữ. Kinh nghiệm từ xã An Phú cho thấy sau khi lắp đặt hệ thống chiếu sáng và được quản lý bởi đồn thanh niên thơn cho thấy hệ thống được sử dụng rất hiệu quả và tiết kiệm. Nguồn kinh phí phục vụ cho việc lắp đặt, quản lý hệ thống chiếu sáng có thể lấy từ nguồn vận động đóng góp của đồn thanh niên hoặc đồn thanh niên đi vận động đóng góp từ người dân. Sau một thời gian sử dụng hiệu quả, đã có nhiều người dân tin tưởng, ủng hộ nên đã hình thành một quỹ duy trì hoạt động của hệ thống chiếu sáng này. Việc sử dụng quỹ được công khai, minh bạch trên hệ thống loa truyền thanh của thôn, nên người dân rất tin tưởng và ủng hộ.

c. Trong q trình sử dụng đường trục thơn cũng có nhiều vụ va chạm đáng tiếc xảy ra do khơng có biển báo giao thơng, một thực tế là hầu hết các vụ tai nạn

giao thông xảy ra trên đường trục thôn là do người dân địa phương nơi khác, tham gia giao thông trên tuyến đường trục thơn, do khơng có biển báo nên đã khơng biết phía trước có khúc cua, chướng ngại vật phía trước, hoặc phía trước có cơng trường đang xây dựng... Nên việc bổ sung các biển báo giao thông là rất cần thiết. Việc bổ sung các biển báo được UBND các xã trình lên phịng Quản lý đơ thị để phịng Quản lý đơ thị báo cáo UBND huyện xin phép sở Giao thông cho phép lắp đặt các biển báo phù hợp trên các tuyến đường trục thôn.

d. Đối với các tuyến đường được quy hoạch đầu tư xây dựng mới, nên quy hoạch có vỉa hè rộng rãi, có hệ thống thốt nước đồng bộ cả tuyến. Phối hợp với phịng Tài ngun mơi trường trong cơng tác đánh giá tác động mơi trường khi cơng trình hồn thành, nhằm mục đích kết nối tốt với các cơng trình hạ tầng kỹ thuật hiện có. Khi có vỉa hè cũng để các ơ đất trống có kích thước phù hợp phục vụ mục đích trồng cây xanh. Đối với các tuyến đường đã có vỉa hè nhưng chưa có cây xanh, cần bổ sung cây xanh. Cũng do nguồn ngân sách hạn chế nên phòng Quản lý Đô thị báo cáo UBND huyện cho phép người dân tự trồng cây xanh trước nhà, nhưng chỉ được trồng các cây xanh đơ thị, có thân thẳng, rễ cọc, tán cao, khơng có sâu ăn lá, khi nhỏ phát triển nhanh như sấu, bàng đài loan, sao đen...Việc này cũng đã được áp dụng tại nhiều xã trên địa bàn huyện và đem lại kết quả rất khả quan, và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.

Chủ thể thực hiện giải pháp: Đối với phịng Quản lý đơ thị cần nâng cao vai

trị quản lý chất lượng các cơng trình trên địa bàn huyện, thường xuyên phối hợp với các chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư kiểm tra chất lượng cơng trình. Báo cáo UBND huyện, xin phép Sở Giao thông thành phố trong việc cắm biển báo giao thơng tại các tuyến đường cần có biển báo. Phịng Tài ngun & Mơi trường cần làm tốt công tác quản lý chỉ giới đường đỏ, tránh việc để người dân lấn chiếm gây khó khăn cho cơng tác thi cơng sau này. Phịng Tài chính – Kế hoạch cũng nên tham mưu cho UBND huyện, cân đối nguồn thu, chi nhằm bố trí đủ vốn cho việc đầu tư xây dựng các tuyến đường một cách đồng bộ, khoa học. Ban giám sát cộng đồng cần phối hợp với đơn vị thi công, đơn vị giám sát, nêu cao trách nhiệm trong việc giám sát thi cơng cơng trình. Đối với các hộ gia đình gần mặt đường cần có trách nhiệm trong việc sử dụng hiệu quả tuyến đường, có ý thức bảo vệ tuyến đường, nếu được phép của các cơ quan chức năng, có thể tự giác trồng các loại cây xanh cho phù hợp. Đối với các cơ quan chức năng của xã như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ của các thôn... nếu được giao quản lý

các tuyến đường, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý sử dụng tuyến đường đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)