Thực trạng việc quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 49 - 52)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng việc quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong

4.2.1. Thực trạng việc quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật

Hầu hết các công trình hạ tầng kỹ thuật đều được các cơ quan nhà nước quản lý, duy tu sửa chữa. Người dân tại các địa phương có công trình trực tiếp sử dụng các công trình này nhưng lại không có trách nhiệm trông nom, sửa chữa khi công trình bị hư hỏng.

Đối với các công trình giao thông: tùy theo phân cấp quản lý, các đường trục xã do cấp huyện quản lý, các đường trục thôn do cấp xã quản lý. Và người dân trực tiếp sử dụng, hưởng lợi từ công trình đó. Một số tuyến đường liên xã đã

có hệ thống điện chiếu sáng vào ban đêm nên thuận tiện cho việc người dân đi lại và góp phần đảm bảo an ninh trật tự vào ban đêm, tăng giá trị sử dụng của tuyến đường. Tuy vậy các đường trục thôn chủ yếu là các tuyến đường nhỏ hẹp, hầu hết các tuyến đường này chất lượng chưa tốt, thiết các hạng mục phụ trợ như vỉa hè, hệ thống chiếu sáng… nên việc đi lại của nhân dân vào thời tiết xấu hoặc ban đêm gặp nhiều khó khăn, giá trị sử dụng của tuyến đường còn hạn chế. Ngoài ra việc lòng đường nhỏ hẹp, lại không có vỉa hè khiến cho việc buôn bán của người dân cũng gặp nhiều khó khăn, việc giao thương của các gia đình gần mặt đường cũng không được thuận tiện, một phần cũng cản trở cho sự phát triển của hộ gia đình. Đôi khi các hộ gia đình gần tuyến đường lại đổ vật liệu xây dựng như gạch đá, xi măng chiếm phần lớn lòng đường, gây cản trở cho giao thông đi lại, cũng có nhiều trường hợp tai nạn vào ban đêm đáng tiếc xảy ra nguyên nhân do người dân đổ vật liệu xây dựng trên lòng đường mà lại không có cảnh báo hoặc chiếu sáng cần thiết vào ban đêm. Việc người dân tự ý đào lòng đường để dẫn nước, dòng dây điện sang phía đối diện mà các đơn vị quản lý lại không thể liên tục giám sát, quản lý cũng khiến phần nào chất lượng các tuyến đường đi xuống. Trước đây một số hộ gia đình gần với mặt đường còn tận dùng mặt đường để làm nơi phơi thóc, rơm dạ khiến cho việc giao thông đi lại càng khó khăn, tuy nhiên với sư tuyên truyền của các cơ quan chức năng và sự phát triển của xã hội, người dân đã sử dụng máy gặt, không lấy rơm, và thóc tươi có thể bán ngay tại ruộng, khiến cho tình trạng trên cũng được hạn chế đi rất nhiều.

Đối với các công trình thủy lợi: Người dân trên địa bàn các xã không trực tiếp sử dụng các công trình thủy lợi mà chủ yếu thụ hưởng các công trình thủy lợi do các cấp quản lý. Sau khi Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND thành phố Hà Nội có hiệu lực. Tất cả các công trình thủy lợi do cấp xa quản lý đều được bàn giao về cho thành phố quản lý, đầu mối quản lý là do công ty TNHH một thành viên khai thác đầu tư phát triển thủy lợi Mỹ Đức quản lý. Trước đây các công trình do cấp xã quản lý đều được các HTX nông nghiệp quản lý khai thác và vận hành khá hiệu quả. Từ khi bàn giao các công trình thủy lợi về cho thành phố quản lý, việc khai thác vận hành trở nền chồng chéo, việc công ty TNHH một thành viên khai thác đầu tư phát triển thủy lợi Mỹ Đức không có đủ nhân lực để vận hành khai thác dẫn tới việc khai thác không hiệu quả.

Đối với các công trình điện: các công trình về ngành điện được công ty điện lực có chi nhánh trên địa bàn huyện trực tiếp quản lý, khai thác. Trên một số xã

hợp tác xã được giao nhiệm vụ quản lý việc cung cấp điện tới từng hộ gia đình. Việc công ty điện lực và các hợp tác xã khai thác quản lý tưởng đối hiệu quả, khi người dân có ý kiến về việc sửa chữa công ty đều xử lý rất nhanh, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Người dân khá hài lòng về việc sử dụng các công trình liên quan đến sử dụng điện.

Đối với các công trình trường học: các công trình trường học trên địa bàn huyện do các ban giám hiệu nhà trường quản lý, khai thác. Các trường chủ yếu hoạt động theo các khóa học từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau. Và nghỉ các tháng hè trong năm, hầu hết các trường thường đóng cửa trong thời gian này, dẫn tới một số hạng mục như sân vườn, cây xanh, hệ thống vệ sinh, hệ thống nước… không có người quan tâm dẫn tới cũng bị hư hại phần nào. Trong năm học các trường có bảo vệ trông nom, trường thường khóa cửa trong giờ học của các cháu, chỉ mở cửa khi phụ huynh học sinh đưa đón trẻ. Một số trường học lại cho phép phụ huynh có thể vào với con em mình khi con em mình mới nhập học, phần nào giúp phụ huynh học sinh giảm sự lo lắng khi con mới bắt đầu nhập học. Một số trường lại cho phép các em nhỏ ở xung quanh trường có thể chơi ở trong khu vui chơi ngoài trời sau khi thời gian đón trẻ. Một số trường tiểu học hoặc trung học vào những ngày nghỉ học của trẻ, họ có thể cho các nhà xung quanh mượn khuôn viên để tổ chức các việc hiếu, việc hỉ. Những việc làm nhu vậy cũng làm tăng mức độ hài lòng của phụ huynh học sinh đối với trường mầm non và tăng giá trị sử dụng của ngôi trường. Phụ huynh học sinh, những người lớn tuổi không trực tiếp sử dụng các trường học mà chủ yếu con em, học sinh và các thầy cô giáo sử dụng trực tiếp các công trình này.

Đối với các công trình cơ sở vật chất văn hóa: Điển hình của cơ sở vật chất về văn hóa đó là các nhà văn hóa thôn, và các sân vận động của xã, thôn. Từ khi UBND huyện xây dựng nông thôn mới, các nhà văn hóa đã được đầu tư xây dựng, cải tạo nhiều, tạo điểm sinh hoạt cộng đồng của nhân dân trong thôn, xã. Tuy vậy việc đầu tư nhiều nhưng công tác quản lý còn hạn chế, nhiều nhà văn hóa chỉ được sử dụng ít lần trong năm, hầu hết là đóng cửa, dẫn tới tình trạng lãng phí, các hạng mục như điện, hệ thống nước, cửa ra vào, cửa sổ bị hư hỏng, nhanh xuống cấp. Khắc phục tình trạng đó, nhiều xã, thôn đã chủ động xây dựng thêm các sân bóng chuyền, cầu lông, bố trí đèn thắp sáng vào ban đêm, phục vụ nhu cầu thể dục thể thao của người dân. Nhà văn hóa ở một số xã cũng là nơi sinh hoạt tập trung sinh hoạt của các cụ người cao tuổi, tập văn nghệ, dưỡng sinh

vào buổi tối, nhà văn hóa cũng được đoàn thanh niên các thôn mượn để sinh hoạt hàng quý, do đoàn thanh niên các thôn thường không có nơi để sinh hoạt tập trung. Nhà văn hóa cũng được tận dụng để tổ chức việc hiếu, việc hỉ của người dân, khiến cho giá trị sử dụng của nhà văn hóa được nâng cao rất nhiều, mang lại sự hài lòng cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)