Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 93 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân khi sử

4.5.1. Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng trường

trường mầm non

Cơ sở đưa ra giải pháp: Qua kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng

của người dân khi sử dụng trường mầm non bị ảnh hưởng các nhân tố: cơ sở vật chất phòng ngủ; sự đáp ứng mong muốn của người dân; cơ sở vật chất phòng sinh hoạt chung; khu vui chơi của trẻ và vệ sinh, an tồn thực phẩm, phịng cháy chữa cháy. Trong đó nhân tố khu vui chơi ảnh hưởng lớn nhất tới sự hài lòng của người dân với hệ số hồi quy 0,366, tiếp đó là các nhân tố cơ sở vật chất phòng ngủ với hệ số hồi quy 0,338; nhân tố vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy với hệ số hồi quy 0,314, còn lại là 2 nhân tố đáp ứng mong muốn của người dân với hệ số hồi quy 0,134 và cơ sở vật chất phòng sinh hoạt chung với hệ số hồi quy 0,093.

Một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng trường mầm non đó là:

a. Đối với việc khơng hài lịng của người dân khi sử dụng phòng sinh hoạt chung của trẻ, nếu có nguồn kinh phí cho mục đích cải tạo, sửa chữa cần chú ý tới việc mở rộng các phòng chức năng, ban giám hiệu nhà trường, kết hợp với các cơ quan chức năng như phòng Giáo dục - Đào tạo huyện và phịng Quản lý - đơ thị có định hướng phát triển số lượng trẻ trong 10 - 20 năm, nếu khơng có đủ kinh phí xây dựng cần quy hoạch, để lại quỹ đất cho phát triển sau này. Khi các hình vẽ trang trí trở nên cũ, giáo viên có thể sử dụng các miếng dán cho phù hợp, không nên sử dụng các tấm vẽ bằng sơn mầu, các tấm tranh bằng sơn này khi cũ rất khó khăn khi muốn làm mới hoặc thay thế. Đối với một số trường có hệ thống đèn chiếu sáng, quạt mát chưa phù hợp, cần sửa chữa lại sao cho phù hợp. Đối với các trường chưa bố trí được nguồn ngân sách cho mục đích này, cũng có thể huy động nguồn đóng góp từ người dân, từ thực tế cho thấy việc huy động nguồn xã hội hóa cho việc sữa chữa này cũng khá thuận lợi, nếu có sự tham gia của người dân vào việc trực tiếp sửa chữa, có sự giám sát của người dân, được ghi chép, thanh tốn đầy đủ, đây cũng là kinh nghiệm có thể áp dụng cho nhiều địa phương khác và các lĩnh vực khác. Theo điều tra, khảo sát tại xã Hương Sơn, nhiều trường mầm non đã có hệ thống máy điều hịa 2 chiều phục vụ cho trẻ em,

kinh phí cho việc lắp đặt hệ thống điều hịa là nguồn vốn đóng góp của nhân dân. Việc sử dụng vốn đóng góp của người dân hiệu quả, làm tăng sự hài lịng của người dân. Khi đó việc vận động đóng góp của nhân dân trong xây dựng các hạng mục khác của trường mầm non nói riêng và các cơng trình phục vụ nơng thơn mới nói chung càng thuận lợi.

b. Qua điều tra, phân tích nhiều trường mầm non cũng không đáp ứng được mong muốn của người dân nhất là hiện tượng tắc nghẽn giao thông trong giờ đưa đón trẻ. Giải pháp là ban giám hiệu nhà trường có thể xin ý kiến của phịng Giáo dục – Đào tạo huyện và thống nhất với hội phụ huynh học sinh về thời gian đưa đón trẻ, có thể bố trí lệch thời gian đưa đón trẻ đối với từng lứa tuổi khoảng 10-15 phút. Làm giảm lượng phương tiện giao thông tập trung tại cổng trường, làm cho việc đi lại được thuận tiện hơn. Hơn nữa nhà trường cần phối hợp với các cơ quan chức năng như UBND các xã sở tại, công an xã, ngăn chặn việc bán hàng rong tại các cổng trường, nhiều người bán hàng rong tập trung tại đây làm cho phụ huynh và học sinh lán lại một vài phút để mua bán, làm cho không gian trước cổng trường chật hẹp lại càng trở nên chật hẹp hơn, hơn nữa các thực phẩm bán tại cổng trường thường có nguồn gốc khơng rõ ràng, khơng tốt cho sức khỏe của trẻ, nên cấm việc bán hàng rong tại các cổng trường không riêng tại các cổng trường mầm non. Đối với việc cỏ dại mục xung quanh khuôn viên trường, một giải pháp được áp dụng rất thành cơng đó là các cơ giáo có thể cải tạo, trồng các loại rau phục vụ cho các cháu, việc này vừa ngăn ngừa cỏ dại, chuột... vừa tạo khn viên gọn gàng ngăn nắp, lại có nguồn rau sạch phục vụ cho các cháu. Việc này được các bậc phụ huynh nhiệt tình ủng hộ. Khi phát hiện các trang thiết bị bố trí khơng hợp lý, cần rà sốt lại sau đó xin phép cấp trên cho sửa chữa ngay, nếu sửa chữa ở mức nhỏ có thể chủ động sửa chữa, tránh gây tai nạn đáng tiếc cho trẻ. Sau đó phản ánh lại các cơ quan nhà nước như Phòng Giáo dục - Đào tạo, phịng Quản lý đơ thị để các cơ quan này tổng hợp, rút kinh nghiệm khi xây dựng các trường khác trong địa bàn huyện.

c. Ngày nay việc cơng nghệ thơng tin phát triển nhanh chóng từng ngày, trẻ em đã quen dần với việc sử dụng điện thoại thơng minh, máy tính bảng, các đồ dùng điện tử thành thạo từ khi còn rất nhỏ, điều này ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của trẻ. Theo khuyến cáo của các bác sĩ bệnh viện Nhi trung ương, việc sử dụng điện thoại, máy tính bảng sớm có thể gây ra nhiều vấn đề cho trẻ như các tật về mắt; cong vẹo cột sống do xem điện thoại không đúng tư thế trong thời gian dài; khó khăn trong giao tiếp xã hội; trẻ dễ thu mình, sợ đám đông, không tự tin và rất nhiều

tác hại khác. Việc nhận thức rõ điều đó, khiến cho các bậc phụ huynh rất coi trọng việc vui chơi ngồi trời của trẻ, việc vui chơi ngồi trời có tác dụng tăng cường hệ vận động và thể chất của trẻ. Hiện nay, đồ chơi ngoài trời được thiết kế thành rất nhiều loại, do đó sẽ giúp trẻ phát triển não bộ một cách tồn diện. Trong q trình chơi cùng cầu trượt, nhà bóng, diều, xích đu… tạo điều kiện giúp trẻ có thể tự do tưởng tượng và phát hiện ra được nhiều các sự vật hiện tượng xung quanh. Ngoài tác dụng nâng cao sức khỏe cho bé thì các đồ chơi ngồi trời cũng giúp bé được tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh, rèn sức dẻo dai và chống chịu cho bé ngay cả khi có sự thay đổi về thời tiết bên ngồi. Đồ chơi ngồi trời có ý nghĩa rất lớn đến tâm lý, tình cảm và kỹ năng giao tiếp ở trẻ. Nếu trẻ khơng được chơi đồ chơi ngồi trời, đồng nghĩa với việc bé khơng có những hoạt động ngoài trời và sự tiếp xúc với thế giới bên ngồi. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về tâm lý của trẻ, khiến trẻ nhút nhát, thiếu tự tin, không linh hoạt và khó hịa đồng với mọi người xung quanh. Đồ chơi ngồi trời tạo điều kiện cho bé có điều kiện tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với những người bạn mới, những người xung quanh nhiều hơn. Từ đó, rèn cho bé sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp và dễ dàng thích nghi, hịa nhập khi đến các mơi trường mới. hoạt động ngồi trời là tăng cường kĩ năng giao tiếp của trẻ. Đó cũng là một phần lý do tại sao khu vui chơi ngoài trời của trẻ lại là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đối với sự hài lòng của người dân khi sử dụng trường mầm non. Một số biện pháp cải thiện mức độ hài lịng của người dân về khu vui chơi đó là bổ sung thay thế các đồ chơi cũ bằng các đồ chơi mới, đa dạng hóa các loại đồ chơi với màu sắc bắt mắt, sặc sỡ. Có thể huy động sự đóng góp của nhân dân, phụ huynh học sinh tham gia vào việc mua sắm các đồ chơi trong khu vui chơi, mua các loại đồ chơi theo đúng danh mục cho phép. Dưới mỗi đồ chơi có thể dán miếng decal tên của người đóng góp, qua đó nâng cao mức hài lịng và sự tơn trọng đối với những người đóng góp hồn thiện cơ sở vật chất của nhà trường. Mở rộng diện tích sân chơi, vườn cổ tích cho trẻ, các cơ giáo có thể tận dụng các đồ dùng đã hỏng tạo thành các đồ chơi mới cho trẻ như việc vệ sinh, sơn lại các lốp xe ơ tơ rồi tạo thành xích đu cho trẻ, cũng là một biện pháp hay mà khơng tốn nhiều chi phí. Việc bổ sung, thay thế các cây xanh, cây bóng mát cũng là rất phù hợp, trong điều kiện nguồn ngân sách hạn chế, một biện pháp có thể được áp dụng đó là huy động đóng góp của nhân dân. Một kinh nghiệm hay đã phát huy tác dụng tại trường mầm non xã An Phú đó là với mỗi cây xanh được ủng hộ cho trường mầm non, ban giám hiệu nhà trường sẽ làm một chiếc biển gắn dưới gốc cây có ghi tên gia đình hoặc dịng họ ủng hộ cho nhà trường, việc này tạo sự thi đua trong các gia đình, dịng họ trong xã, việc thay

thế hoặc trồng mới các cây xanh trong khuôn viên trường sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn là chờ nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Việc tiêu thoát nước sân trường cũng rất quan trọng, khơng để tình trạng nước khơng tiêu thốt nước được, bản thân ban giám hiệu nhà trường cần chủ động trong việc đấu nối hệ thống thoát nước của nhà trường với hệ thống thoát nước của tuyến đường chạy qua. Các cơ quan chức năng, đại diện chủ đầu tư khi thực hiện các cơng trình giao thơng phối hợp với phòng Tài nguyên – môi trường trong công tác đánh giá tác động môi trường khi xây dựng các tuyến đường. Với mục đích khi tuyến đường hồn thành sẽ kết nối tốt với hệ thống hạ tầng và các cơng trình liên quan hiện có, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Tránh trường hợp đường sửa xong thì nhà trường lại khơng cịn chỗ tiêu thốt nước.

d. Việc nhân tố cơ sở vật chất phịng ngủ đứng vị trí thứ 2 trong các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân khi sử dụng trường mầm non, cho thấy nhận thức tầm quan trọng giấc ngủ trưa của trẻ. Các bé hoạt động liên tục như tập thể dục, học bài, học hát, học đọc thơ, kể chuyện, vui chơi, chạy nhảy, sinh hoạt nhóm, ăn trưa,… Sau bữa ăn là cơ thể chùng xuống, bé cần ngay một giấc ngủ để cơ thể tạm thời nghỉ ngơi. Được ngủ ngon giấc bé sẽ hoạt bát trở lại. Nếu khơng được ngủ trưa thì thần kinh căng thẳng, gây ra mệt mỏi, buồn ngủ, bé sẽ không tập trung để học thêm bất cứ điều gì vào buổi chiều nữa. Giấc ngủ ngắn này sẽ làm giảm áp lực lên hệ thần kinh, khiến cho sự q trình tuần hồn máu lên não được tăng cường. Sau giấc ngủ, trí óc bé trở nên minh mẫn, tư duy tích cực hơn, ghi nhớ nhanh hơn và lâu hơn. Giấc ngủ trưa hồn tồn có thể cải thiện trí nhớ và khả năng tư duy của các bé trong độ tuổi mầm non. Việc cải thiện cơ sở vật chất phòng ngủ là rất cần thiết, do việc thiếu diện tích các phịng sinh hoạt chung, phòng ngủ của trẻ nên việc sắp xếp đồ đạc, phải thật gọn gàng ngăn nắp. Do số lượng trẻ trên 1 phịng cũng rất đơng nên cũng cần lưu ý tới vấn đề thơng khí với mơi trường bên ngồi. Ngồi ra hệ thống quạt mát vào những ngày hè cũng rất quan trọng. Một số trường mầm non phụ huynh có điều kiện hơn, họ mong muốn con cái họ được học tập, nghỉ ngơi trong phịng có điều hịa và họ sẵn lịng qun góp để lắp đặt hệ thống điều hịa phục vụ các trẻ. Về vấn đề này nhà trường cần làm việc rõ với phụ huynh học sinh, nếu khơng lắp điều hịa tất cả các phịng được, có thể lắp tại một số phịng mà phụ huynh sẵn lịng đóng góp để lắp đặt. Chi phí vận hành, bảo dưỡng, điện tiêu thụ cho điều hịa khơng nằm trong dự toán chi khác của nhà trường nên các chi phí này phụ huynh tự đóng góp chi trả. Việc bàn giao hệ thống điều hòa cũng phải được bàn giao công khai và được ghi

chép đầy đủ giữa phụ huynh học sinh và ban giám hiệu nhà trường. Hệ thống điều hịa làm mát phịng học của trẻ cần có hệ thống điện và đồng hồ riêng, tiện cho việc thanh toán. Tránh trường hợp phụ huynh học sinh đóng góp để nhà trường chi trả tiền điện thắp sáng, quạt mát … các khoản đã có trong dự tốn chi, đã được hỗ trợ của nhà trường. Đối với các trường mầm non được quy hoạch xây dựng mới phải quan tâm đến việc khu trường phải cách xa các chăn nuôi tập trung, chợ, các nơi có tiếng ồn lớn, ảnh hưởng tới trẻ em, không chỉ giấc ngủ.

e. Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn của Nhà nước và xã hội. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến quá trình từ khâu sản xuất tới khâu tiêu dùng, nên cơng tác này địi hỏi tính liên ngành cao và là cơng việc của tồn dân. Với ngành giáo dục, trong đó bậc học mầm non có trách nhiệm rất lớn vì cơng việc vệ sinh an tồn thực phẩm có liên quan đến tổ chức ăn tập thể cho đông đảo lực lượng cán bộ, giáo viên và trẻ em mầm non. Các trường mầm non là nơi tập trung đơng trẻ, bản thân trẻ cịn yếu ớt, chưa chủ động, ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh, nếu xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non thì hậu quả sẽ rất lớn. Nguyên nhân do ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật cách bảo quản thực phẩm trước và sau khi chế biến. Ngộ độc do hóa chất (sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật quá liều, như trong hoa quả, thủy hải sản, nem chua…sử dụng các chất phụ da ). Ngộ độc tố tự nhiên (Nấm độc, khoai tây nảy mầm, cá nóc, cóc). Ngộ độc thức ăn bị biến chất (bảo quản thúc ăn không được đảm bảo, vi sinh vật sâm nhập, các men phân giải làm cho thức ăn bị biến chất). Vâ ̣y viê ̣c đảm bảo trong các bữa ăn của trẻ là rất quan trọng. Nhân tố vệ sinh, an toàn thực phầm, phong cháy chữa cháy tuy đã đạt mức 4,28/5 trên mức hài lòng trong thang đo Likert nhưng vẫn còn một số điểm người dân chưa hài lòng. Một số biện pháp khắc phục tình trạng này đó là khi quy hoạch xây dựng trường mầm non mới, các cơ quan chức năng như Phòng Quản lý đơ thị, phối hợp với phịng Giáo dục Đào tạo và ban giám hiệu nhà trường nên đưa khu sơ chế thức ăn ra ngoài khu vực nấu ăn và khu phân chia thức ăn. Tránh để thức ăn chín gần nơi sơ chế và để thức ăn sống. Có thể bố trí khu sơ chế thức ăn gần với bể nước để tiện cho việc sơ chế. Ngoài ra cần chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn. Có hợp đồng cung cấp thực phẩm đối với nhà cung cấp, hằng ngày ký giao nhận thực phẩm với nhà cung cấp thực phẩm. Giữ các dụng cụ nấu ăn, phân chia thức ăn, đựng thức ăn cho trẻ sạch sẽ, không để tiếp xúc với thực phẩm sống. Do là huyện xa trung tâm thành phố, chưa có nước sạch đã

được xử lý từ các nhà máy, duy nhất có xã Hương Sơn là có nước sạch đã qua xử lý. Nên các trường mầm non khác nên xây dựng hệ thống lọc nước phù hợp với quy mô của mỗi trường. Tạo nguồn nước sạch đảm bảo cho việc nấu ăn bán trú tại trường.

Chủ thể thực hiện giải pháp: Để thực hiện đồng bộ được các giải pháp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)