Kết quả thay đổi các cơng trình hạ tầng kỹ thuật khi xây dựng nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 48)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Kết quả thay đổi các cơng trình hạ tầng kỹ thuật khi xây dựng nông thôn

KHI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ ĐỨC

Giai đoạn trước tháng 8 năm 2008, Huyện Mỹ Đức là huyện thuần nông thuộc Tỉnh Hà Tây. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng năm 2007 đạt được một số thành tựu sau: Tổng giá trị sản xuất đạt 3.134 tỷ đồng, kinh tế - xã hội chủ yếu là phát triển các sản phẩm nông nghiệp với tỷ lệ chiếm 46,8% tổng giá trị sản xuất; Công nghiệp – XDCB chiếm 24,9% sản xuất công nghiệp tập trung vào khai thác một số sản phẩm vật liệu phục vụ thi công xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề gặp khó khăn trong tìm đầu ra cho sản phẩm, khó cạnh tranh với các sản phẩm nhập; Kinh tế du lịch vẫn còn ở mức tiềm năng phát triển, Thương mại - Dịch vụ - Du lịch chiếm 28,3 % giá trị. Tổng sản lượng gieo trồng đạt 83.948,6 tấn, năng suất lúa bình quân đạt 58,46 tạ/ha. Bình quân thu nhập trên 1ha canh tác đạt 68,0 triệu đồng; Bình quân thu nhập đầu người đạt 5,5 triệu/người/năm; Thu ngân sách nhà nước đạt 88 tỷ đồng; Tổng thu – chi ngân sách huyện, xã đạt 192 tỷ 721 triệu đồng. Số hộ nghèo là 6.633 với tỷ lệ hộ nghèo chiếm 16,73%. Tồn huyện có 79/112 làng có quy ước làng văn hóa đạt 70,5%; Tính đến hết năm 2007 tồn huyện có 9/82 trường được cơng nhận đạt chuẩn quốc gia. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững và ổn định; Thực hiện tốt các chương trình huấn luyện quân sự địa phương và huấn luyện dân quân tự vệ (UBND huyện Mỹ Đức, 2018b).

Từ khi xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện đã có nhiều thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, nhiều tuyến đường, nhiều trường học, nhà văn hóa được xây dựng, cải tạo đáp ứng mong mỏi, nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Một số kết quả đã đạt được cụ thể như:

Về giao thông: Từ năm 2008 đến quý II/2018 có tổng số 10,5km đường

được xây dựng mới, 143km đường được cải tạo, và hơn 2.500km đường được cứng hóa với tổng kinh phí khoảng 877 tỷ đồng. Trong đó đường trục xã kiên cố hố được 107,9km; đường trục thơn kiên cố hố được 182km; đường ngõ xóm đã kiên cố hố được 431km; đường trục chính nội đồng đã kiên cố hố 141,45km.

Về thủy lợi: Kênh tưới cấp 2 đã kiên cố được 30,0 km, kênh tưới cấp 3 đã

kiên cố hoá 150,56 km; kênh tiêu hệ thống đê, kè, trạm bơm cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Về điện: Trên địa bàn huyện 100% tỉ lệ hộ dân được sử dụng điện thường

xuyên và an toàn từ nguồn điện. Có tổng số 80 trạm biến áp được đầu tư xây dựng mới, 117,8km đường dây cao thế, hạ thế, trung thế được lắp đặt bổ sung. Kinh phí cho việc đầu tư, nâng cấp hệ thống điện trong những năm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt 8,3 tỷ đồng. Đảm bảo cho 100% người dân được dùng điện an toàn.

Về trường học: Các trường đã thực hiện tốt nếp dạy và học, nâng cao chất

lượng giáo dục toàn diện, hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn 2008-2017. Từ năm 2008 đến quý II/2018 quy mô trường lớp ngày càng được phát triển mở rộng, số diện tích được mở rộng tăng thêm 75.000m2. Có 6 trường được xây dựng mới, 292 trường và các điểm trường được cải tạo nâng cấp với tổng kinh phí khoảng hơn 750 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện và ngân sách thành phố hỗ trợ.. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm, đầu tư. Sau 10 năm sát nhập tổng số Trang thiết bị được đầu tư mua sắm với tổng kinh phí là 80 tỷ đồng. Năm 2008 số phòng học kiên cố là 595 phịng, đến năm 2018 đã có 1136 phịng học kiên cố, tăng 514 phịng. Năm 2008 số trường đạt chuẩn Quốc gia là 13/76 trường, tỷ lệ đạt 17%; đến năm 2018 đã có 38/77 trường đạt chuẩn Quốc gia, tỷ lệ đạt 49,3%, tăng 25 trường (UBND huyện Mỹ Đức, 2018).

Về cơ sở vật chất văn hóa: Tổng kinh phí dành cho việc xây dựng các nhà

văn hóa, sân vận động các xã, điểm vui chơi từ năm 2008 đến quý II/2018 đạt 226 tỷ đồng. Trong đó 16 nhà văn hóa các thơn được đầu tư xây dựng mới, 50 nhà văn hóa các thơn và các điểm vui chơi, sinh hoạt cộng đồng được cải tạo nâng cấp (UBND huyện Mỹ Đức, 2018).

4.2.THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC CƠNG TRÌNH HẠ

TẦNG KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

4.2.1. Thực trạng việc quản lý, sử dụng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật

Hầu hết các cơng trình hạ tầng kỹ thuật đều được các cơ quan nhà nước quản lý, duy tu sửa chữa. Người dân tại các địa phương có cơng trình trực tiếp sử dụng các cơng trình này nhưng lại khơng có trách nhiệm trơng nom, sửa chữa khi cơng trình bị hư hỏng.

Đối với các cơng trình giao thơng: tùy theo phân cấp quản lý, các đường

trục xã do cấp huyện quản lý, các đường trục thôn do cấp xã quản lý. Và người dân trực tiếp sử dụng, hưởng lợi từ cơng trình đó. Một số tuyến đường liên xã đã

có hệ thống điện chiếu sáng vào ban đêm nên thuận tiện cho việc người dân đi lại và góp phần đảm bảo an ninh trật tự vào ban đêm, tăng giá trị sử dụng của tuyến đường. Tuy vậy các đường trục thôn chủ yếu là các tuyến đường nhỏ hẹp, hầu hết các tuyến đường này chất lượng chưa tốt, thiết các hạng mục phụ trợ như vỉa hè, hệ thống chiếu sáng… nên việc đi lại của nhân dân vào thời tiết xấu hoặc ban đêm gặp nhiều khó khăn, giá trị sử dụng của tuyến đường cịn hạn chế. Ngồi ra việc lịng đường nhỏ hẹp, lại khơng có vỉa hè khiến cho việc bn bán của người dân cũng gặp nhiều khó khăn, việc giao thương của các gia đình gần mặt đường cũng không được thuận tiện, một phần cũng cản trở cho sự phát triển của hộ gia đình. Đơi khi các hộ gia đình gần tuyến đường lại đổ vật liệu xây dựng như gạch đá, xi măng chiếm phần lớn lịng đường, gây cản trở cho giao thơng đi lại, cũng có nhiều trường hợp tai nạn vào ban đêm đáng tiếc xảy ra nguyên nhân do người dân đổ vật liệu xây dựng trên lịng đường mà lại khơng có cảnh báo hoặc chiếu sáng cần thiết vào ban đêm. Việc người dân tự ý đào lòng đường để dẫn nước, dòng dây điện sang phía đối diện mà các đơn vị quản lý lại không thể liên tục giám sát, quản lý cũng khiến phần nào chất lượng các tuyến đường đi xuống. Trước đây một số hộ gia đình gần với mặt đường cịn tận dùng mặt đường để làm nơi phơi thóc, rơm dạ khiến cho việc giao thơng đi lại càng khó khăn, tuy nhiên với sư tuyên truyền của các cơ quan chức năng và sự phát triển của xã hội, người dân đã sử dụng máy gặt, khơng lấy rơm, và thóc tươi có thể bán ngay tại ruộng, khiến cho tình trạng trên cũng được hạn chế đi rất nhiều.

Đối với các cơng trình thủy lợi: Người dân trên địa bàn các xã không trực

tiếp sử dụng các cơng trình thủy lợi mà chủ yếu thụ hưởng các cơng trình thủy lợi do các cấp quản lý. Sau khi Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND thành phố Hà Nội có hiệu lực. Tất cả các cơng trình thủy lợi do cấp xa quản lý đều được bàn giao về cho thành phố quản lý, đầu mối quản lý là do công ty TNHH một thành viên khai thác đầu tư phát triển thủy lợi Mỹ Đức quản lý. Trước đây các cơng trình do cấp xã quản lý đều được các HTX nông nghiệp quản lý khai thác và vận hành khá hiệu quả. Từ khi bàn giao các cơng trình thủy lợi về cho thành phố quản lý, việc khai thác vận hành trở nền chồng chéo, việc công ty TNHH một thành viên khai thác đầu tư phát triển thủy lợi Mỹ Đức khơng có đủ nhân lực để vận hành khai thác dẫn tới việc khai thác không hiệu quả.

Đối với các cơng trình điện: các cơng trình về ngành điện được cơng ty điện

hợp tác xã được giao nhiệm vụ quản lý việc cung cấp điện tới từng hộ gia đình. Việc cơng ty điện lực và các hợp tác xã khai thác quản lý tưởng đối hiệu quả, khi người dân có ý kiến về việc sửa chữa công ty đều xử lý rất nhanh, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Người dân khá hài lịng về việc sử dụng các cơng trình liên quan đến sử dụng điện.

Đối với các cơng trình trường học: các cơng trình trường học trên địa bàn

huyện do các ban giám hiệu nhà trường quản lý, khai thác. Các trường chủ yếu hoạt động theo các khóa học từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau. Và nghỉ các tháng hè trong năm, hầu hết các trường thường đóng cửa trong thời gian này, dẫn tới một số hạng mục như sân vườn, cây xanh, hệ thống vệ sinh, hệ thống nước… khơng có người quan tâm dẫn tới cũng bị hư hại phần nào. Trong năm học các trường có bảo vệ trơng nom, trường thường khóa cửa trong giờ học của các cháu, chỉ mở cửa khi phụ huynh học sinh đưa đón trẻ. Một số trường học lại cho phép phụ huynh có thể vào với con em mình khi con em mình mới nhập học, phần nào giúp phụ huynh học sinh giảm sự lo lắng khi con mới bắt đầu nhập học. Một số trường lại cho phép các em nhỏ ở xung quanh trường có thể chơi ở trong khu vui chơi ngồi trời sau khi thời gian đón trẻ. Một số trường tiểu học hoặc trung học vào những ngày nghỉ học của trẻ, họ có thể cho các nhà xung quanh mượn khn viên để tổ chức các việc hiếu, việc hỉ. Những việc làm nhu vậy cũng làm tăng mức độ hài lòng của phụ huynh học sinh đối với trường mầm non và tăng giá trị sử dụng của ngôi trường. Phụ huynh học sinh, những người lớn tuổi không trực tiếp sử dụng các trường học mà chủ yếu con em, học sinh và các thầy cô giáo sử dụng trực tiếp các cơng trình này.

Đối với các cơng trình cơ sở vật chất văn hóa: Điển hình của cơ sở vật chất

về văn hóa đó là các nhà văn hóa thơn, và các sân vận động của xã, thôn. Từ khi UBND huyện xây dựng nông thôn mới, các nhà văn hóa đã được đầu tư xây dựng, cải tạo nhiều, tạo điểm sinh hoạt cộng đồng của nhân dân trong thôn, xã. Tuy vậy việc đầu tư nhiều nhưng cơng tác quản lý cịn hạn chế, nhiều nhà văn hóa chỉ được sử dụng ít lần trong năm, hầu hết là đóng cửa, dẫn tới tình trạng lãng phí, các hạng mục như điện, hệ thống nước, cửa ra vào, cửa sổ bị hư hỏng, nhanh xuống cấp. Khắc phục tình trạng đó, nhiều xã, thơn đã chủ động xây dựng thêm các sân bóng chuyền, cầu lơng, bố trí đèn thắp sáng vào ban đêm, phục vụ nhu cầu thể dục thể thao của người dân. Nhà văn hóa ở một số xã cũng là nơi sinh hoạt tập trung sinh hoạt của các cụ người cao tuổi, tập văn nghệ, dưỡng sinh

vào buổi tối, nhà văn hóa cũng được đồn thanh niên các thơn mượn để sinh hoạt hàng quý, do đồn thanh niên các thơn thường khơng có nơi để sinh hoạt tập trung. Nhà văn hóa cũng được tận dụng để tổ chức việc hiếu, việc hỉ của người dân, khiến cho giá trị sử dụng của nhà văn hóa được nâng cao rất nhiều, mang lại sự hài lòng cho người dân.

4.2.2. Thực trạng việc đầu tư, cải tạo đường giao thông trục thôn

Từ năm 2008 đến năm 2018 trong vòng 10 năm kể từ khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập với Thủ đô Hà Nội công tác quản lý đường giao thơng nơng thơn nói chung và đường trục thơn nói riêng đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Cụ thể đã xây dựng kế hoạch và triển khai tốt công tác ATGT hàng năm trên địa bàn huyện luôn đảm bảo đường thơng, hè thống; thường xun thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT trên tất cả các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện, tổ chức kiểm tra dừng đỗ trái quy định. Triển khai cắm bổ sung trên 150 biển báo hiệu đường bộ; san lấp và sửa chữa, vá trên 25.000 m2 đường nhựa Tỉnh lộ 419, Tỉnh lộ 424…. Duy tu, sửa chữa tuyến đường trục huyện liên xã, liên thôn trên 35.000 m2 đường bê tông. Sơn kẻ lại tim đường trên các tuyến đường trục chính trên địa bàn huyện; sơn cầu, bục, bệ; tiến hành xóa sơn các biển báo không đúng quy chuẩn (Phịng Quản lý đơ thị huyện Mỹ Đức, 2018).

Triển khai xây dựng hệ thống chiếu sáng tại các khu trung tâm các xã, thị trấn các tuyến đường trục chính trên địa bàn huyện. Vận động nhân dân đóng góp xây dựng, bảo vệ, vận hành hệ thống điện thắp sáng ban đêm tại các tuyến đường liên thơn, các ngõ xóm. Tại một số địa phương khơng có huy động được nhân dân đóng góp xây dựng được hệ thống thắp sáng ban đêm nhưng tại một số vị trí góc cua, khuất tầm nhìn đã được người dân bố trí điện thắp sáng phù hợp. Duy trì, vận hành và cải tạo, sửa chữa hệ thống đèn led chiếu sáng đô thị trên các tuyến phố thị trấn. Hàng năm thay và trồng mới các cây bóng mát trên các tuyến đường, tuyên truyền vận động người dân trồng các cây bóng mát phù hợp như sấu đô thị, sao đen...

Trong 3 năm từ năm 2016 đến tháng 12 năm 2018 trên địa bàn huyện Mỹ Đức đã cứng hóa được thêm khoảng 50,3km đường giao thông do cấp huyện và cấp xã quản lý nâng tổng chiều dài các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện được cứng hóa lên 898,7km trong tổng số 931,4km. Trong 102,3km đường giao thông được cứng hóa từ năm 2016 đến nay thì có khoảng 28km đường là đường giao thông trục thôn. Cho thấy sự quan tâm rất lớn của các cấp

lãnh đạo huyện Mỹ Đức trong việc phát triển đường giao thông trục thôn phục vụ nhu cầu giao thương của nhân dân (UBND huyện Mỹ Đức, 2018c).

Bên cạnh đó cịn nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý, đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông trục thôn. Do nguồn kinh phí đầu tư hạn hẹp, chủ yếu chờ trợ cấp ngân sách từ Thành phố. Công tác vận động người dân hiến đất, giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn do tâm lý cho rằng đất đai là tài sản rất lớn với người dân, nhất là đất tại những vị trí gần mặt đường, thuận lợi cho sinh hoạt và buôn bán. Một số tuyến đường dù làm xong nhưng thiếu hệ thống thốt nước nên một thời gian sau khi hồn thành tuyến đường đã bị xuống cấp vì nền đường bị ngấm nước, khơng thốt được nước bề mặt. Một số người dân có nhà gần mặt đường, thường xuyên tưới nước để hạn chế bụi, vơ tình đã làm nền đường yếu đi dẫn tới việc tuyến đường ngày càng xuống cấp hơn, làm giảm tuổi thọ của con đường. Ở một số tuyến đường xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà gây ra một số va chạm giao thông đáng tiếc. Dẫn tới việc người dân không hài của người dân sau khi con đường đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng, không phát huy được tối đa giá trị đầu tư và giá trị kỳ vọng của người dân. Đó cũng là một phần ngun nhân của việc người dân khơng muốn đóng góp vào việc xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

Tại nhiều tuyến đường trục thôn, nhiều hộ dân vẫn bày bán hàng quán, biển quảng cáo lấn ra một phần lòng đường khiến lòng đường càng bị thu hẹp, gay nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Do là huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên vẫn cịn tình trạng người dân phơi thóc, rơm trên các tuyến đường. Dù đã được thông tin tuyên truyền nhưng tình trạng trên vẫn diễn ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)