Giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân đối với các cơng trình hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 101 - 104)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân khi sử

4.5.3. Giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân đối với các cơng trình hạ

hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới

Để cho việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đi vào chiều sâu, thực chất mang lại lợi ích cho người dân trên các mặt kinh tế, xã hội. Sự hoàn thiện và được sử dụng hiệu quả của các cơng trình hạ tầng kỹ thuật mang lại động lực phát triển to lớn, là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế địa phương. Việc nâng cao sự hài lòng của người dân đối với các cơng trình hạ tầng kỹ thuật tạo sự tin tưởng, đồng thuận trong nhân dân. Khiến cho việc vận động, tổ chức, triển khai các chủ trương, chương trình, chính sách của Đảng, nhà nước được thuận lợi. Do đó cần phải nâng cao chất lượng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nơng thôn mới.

Qua đánh giá thực tế tại một số trường học, đường giao thông do công tác quy hoạch chưa tốt dẫn tới việc cải tạo nâng cấp các cơng trình này rất khó khăn, do quỹ đất khơng cịn hoặc nếu muốn mở rộng quy mô các cơng trình thì phải xây dựng lại mới hồn tồn, gây lãng phí rất lớn. Như vậy UBND huyện cần chỉ đạo các phòng chức năng như phịng Quản lý đơ thị trú trọng vào cơng tác quy hoạch cơng trình như trường học, đường giao thơng, trạm y tế, nhà văn hóa cần được quy hoạch chính xác phục vụ nhu cầu hiện tại, và định hướng phát triển từ 10 đến 20 năm, do quỹ đất ở nơng thơn nhìn chung vẫn cịn đủ phục vụ cho cơng tác quy hoạch. Chỉ đạo phòng Tài nguyên môi trường tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện và công tác đánh giá tác động mơi trường của các cơng trình trước khi triển khai thi cơng nhằm khớp nối các cơng trình hiện trạng với cơng trình đang chuẩn bị đầu tư. Tránh tình trạng cơng trình mới xây dựng được chưa lâu đã khơng cịn phù hợp với thực tế.

Nên đầu tư tập trung, tránh chia cơng trình làm nhiều giai đoạn, ví dụ như tránh việc xây dựng trong trường học nhưng lại thiếu kinh phí mua sắm trang thiết bị phòng học, dẫn tới việc dù trường đã xây xong nhưng không sử dụng được gây lãng phí rất lớn. Hoặc việc xây dựng các tuyến đường nhưng không lắp đặt hệ thống điện ngầm, cáp viễn thông ngầm khi chưa đổ nền đường, dẫn tới việc tuyến đường đã làm xong lại phải đào lên để thực hiện chôn cáp điện, cáp viễn thông, điều này cũng gây bức xúc trong nhân dân, gây lãng phí ngân sách nhà nước. Việc này UBND huyện cần tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn

như Ban Quản lý dự án, UBND các xã đại diện chủ đầu tư làm tốt công tác lập dự tốn, quy mơ xây dựng cơng trình. Chỉ đạo phịng Tài chính – Kế hoạch cân đối nguồn thu, dự tốn chi nhằm bố trí vốn tập trung cho cơng trình. Tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đại điện chủ đầu tư phối hợp với các cơ quan chuyên mơn đóng trên địa bàn có liên quan tới cơng trình như các công ty viễn thông, điện lực, công ty cung cấp nước sạch, nhằm tạo sự đồng bộ trong việc thi cơng tránh gây thất thốt, lãng phí ngân sách nhà nước.

Trong nhiều trường hợp bất khả kháng, cấp bách phải chia cơng trình ra làm nhiều giai đoạn đầu tư. UBND huyện cần chỉ đạo phịng Quản lý đơ thị huyện thực hiện tốt công tác tổ chức quy hoạch, phối hợp với phịng Tài ngun mơi trường trong công tác tổ chức thu hồi đất. Đối với các cơng trình đã được quy hoạch và đã được đầu tư giai đoạn đầu, cắm mốc, chỉ giới đường đỏ, cần quản lý tốt chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, làm tốt cơng tác giải phóng mặt bằng. Việc này UBND huyện nên giao cho UBND các xã có cơng trình, phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất trong công tác quản lý đất đã được thu hồi phục vụ thi cơng cơng trình, tránh trường hợp các hộ gia đình lấm chiếm, gây khó khăn cho cơng tác giải phóng mặt bằng sau này.

Tăng cường công tác giám sát của người dân, ban giám sát cộng đồng, đơn vị thụ hưởng sau khi cơng trình hồn thành. Như tại xã Hương Sơn, UBND xã thành lập ban giám sát cộng đồng gồm các bác trong hội cựu chiến binh, có hiểu biết về xây dựng, ban giám sát cộng đồng hoạt động rất tích cực nên chất lượng cơng trình ở đây rất đảm bảo. Đơn vị thi công trước khi thi cơng phải có sự nghiệm thu vật liệu đầu vào, các thiết bị phải đúng thiết kế mới được thi công, lắp đặt. Ban giám sát cộng đồng cịn kết hợp với các đơn vị thụ hưởng cơng trình như các ban giám hiệu nhà trường trong việc điều chỉnh thiết kế sao cho phù hợp với thực tế tại địa phương. Trước khi thi công, UBND xã Hương Sơn thường họp xin ý kiến với đầy đủ các thành phần như đơn vị thi công, giám sát, thiết kế, ban giám sát cộng đồng, đơn vị thụ hưởng, nhằm thống nhất quy mô, cách thức triển khai thực hiện. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị này cũng làm cho chất lượng của cơng trình được đảm bảo. UBND các xã, thị trấn nên thành lập ban giám sát cộng đồng là những người dân, thường là những người có uy tín trong địa phương, có am hiểu về xây dựng, phối hợp với phịng Quản lý đơ thị có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng các cơng trình trên địa bàn huyện trong cơng tác quản lý giám sát, thì chất lượng cơng trình sẽ được đảm bảo. Đây cũng là một kinh nghiệm cho các địa phương khác học tập.

Công tác tun truyền cần gắn với thực tế của cơng trình, tránh tuyên truyền vượt quá mức đạt được gây kỳ vọng quá lớn của người dân vào cơng trình. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, đơn vị thụ hưởng cơng trình, trong việc sử dụng các cơng trình sao cho hợp lý, hiệu quả. Gắn trách nhiệm trông nom, bảo vệ, sử dụng cho từng cá nhân, từng ngõ xóm, từng tổ chức xã hội. Ví dụ như việc người dân thường xun khơi thơng rãnh thốt nước, khơng cịn tình trạng đọng nước trên nền đường, phần nào cũng làm bảo vệ tuyến đường. Do mái các trường học có ống thốt nước, nhưng lâu ngày khơng được dọn dẹp, lá cây, rêu làm tắc ống thốt, nếu khơng được dọn dẹp sẽ làm nước ngấm xuống bên dưới. Ảnh hưởng tới chất lượng và thời gian sử dụng cơng trình.

Vận động người dân tham gia đóng góp xây dựng nơng thôn mới, việc người dân tham gia đóng góp xây dựng nơng thôn mới khiến người dân quan tâm hơn tới việc xây dựng, quản lý các cơng trình hạ tầng kỹ thuật. Khi người dân quan tâm, người dân muốn biết việc sử dụng kinh phí đóng góp của họ như thế nào, làm cho thông tin được công khai, minh bạch. Khi thông tin được công khai minh bạch, tạo được sự tin tưởng của nhân dân, việc huy động đóng góp của người dân càng thuận lợi hơn. Tạo thêm nguồn lực từ nhân dân trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Trong những năm gần đây, đời sống của nhân dân nói chung ngày càng được nâng cao về vật chất và tinh thần. Từ năm 2016 đến năm 2019 thu nhập của người dân tăng từ 30,5 triệu đồng lên 38 triệu đồng/người/năm, dự kiến đến hết năm 2019 thu nhập bình quân đầu người là 41 triệu đồng/người/năm. Khi thu nhập ngày càng cao, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, thì u cầu, địi hỏi về các điều kiện cơ sở hạ tầng nói chung cũng cao hơn. Điều đó cho thấy trách nhiệm của UBND huyện và các cơ quan chức năng trong việc định hướng phát triển về cơ sở hạ tầng cũng phải được nâng cao về chất lượng các cơng trình, khả năng cải tạo mở rộng diện tích, nâng cấp dễ dàng, khả năng kết nối các cơng trình trở thành hệ thống các cơng trình liên hồn, phục vụ u cầu ngày càng cao của người dân, từ đó đáp ứng ngày càng tốt hơn sự mong muốn, hài lòng của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ đức, hà nội (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)