Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng công tác thanhtra hành chính trong lĩnh vực kinh tế-xã hộ
4.1.2. Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện thanhtra hành chính
4.1.2.1. Tổ chức bộ máy
a. Về biên chế Thanh tra huyện
Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Huyện ủy – UBND huyện luôn quan tâm củng cố, từng bước kiện tồn bộ máy hành chính các cấp, đảm bảo số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Thanh tra huyện là một trong những cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, sớm nhận được sự quan tâm, bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ,
công chức, đến nay cơ quan Thanh tra huyện đã được bổ sung nâng tổng số cán bộ cơ quan là 7 người (xem bảng 4.3).
Trong tổng số cán bộ, công chức cơ quan Thanh tra huyện, có 7/7 người là biên chế chính thức, chiếm 100%. Mặc dù đã được bổ sung về lực lượng cán bộ, song hiện tại số lượng cán bộ thanh tra còn thiếu so với yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan Thanh tra. Mặt khác số lượng cán bộ được đào tạo, đảm bảo tiêu chí về nghiệp vụ thanh tra chưa nhiều, cụ thể: Thanh tra viên chính hiện nay chưa có người nào; thanh tra viên là 4 người, chiếm 57,14%; cán bộ thanh tra là 3 người chiếm 42,86%, đây cũng là những khó khăn trong việc phân cơng, xắp xếp cán bộ tham gia các cuộc thanh tra hành chính hàng năm của huyện.
Bảng 4.3. Lực lƣợng, cán bộ, thanh tra viên Thanh tra huyện Lục Ngạn (tính đến 30/12/2016)
Chỉ tiêu
Tổng số ngƣời
Biên chế Hợp đồng Ngƣời Cơ cấu Ngƣời Cơ cấu
7 7 100 0 0
1 - Thanh tra viên chính 0 0 0 0 0 2 - Thanh tra viên 4 4 57,14 0 0 3 - Cán bộ thanh tra 3 3 42,86 0 0
Nguồn: Thanh tra huyện Lục Ngạn
b. Tổ chức bộ máy theo nội dung thanh tra
Theo quy định của pháp luật về thanh tra, thanh tra các cấp có quyền trưng dụng người của các cơ quan liên quan tham gia các đồn thanh tra khi thấy cần có sự hỗ trợ của các chuyên ngành phù hợp, nhằm đảm bảo các nội dung, và nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra. Những năm qua, một số cuộc thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn, đều có sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành liên quan theo từng lĩnh vực thanh tra, cụ thể: thanh tra về cơng tác quản lý đất đai, có sự phối hợp của Phịng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện; thanh tra về công tác quản lý ngân sách, có sự phối hợp của Phịng Tài chính – Kế hoạch (TC-KH) huyện; thanh tra công tác quản lý đầu tư XDCB, có sự phối hợp của Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện; thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế, có sự phối hợp của Chi Cục thuế huyện (xem bảng 4.4).
Bảng 4.4. Tổ chức bộ máy thực hiện theo nội dung thanh tra Nội dung Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hợp Nội dung Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hợp
1- Thanh tra công tác quản lý
đất đai Thanh tra huyện Phòng TN&MT huyện 2- Thanh tra công tác quản lý
ngân sách Thanh tra huyện Phòng TC-KH 3- Thanh tra công tác quản lý đầu
tư XDCB Thanh tra huyện Phòng KT&HT, Phòng TC-KH huyện 4- Thanh tra việc chấp hành pháp
luật về thuế Thanh tra huyện Chi Cục thuế huyện
4.1.2.2. Thực hiện quy trình thanh tra hành chính
Để tiến hành cơng tác thanh tra hành chính, các cơ quan thanh tra phải căn cứ vào trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Quy trình thanh tra hành chính đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành làm cơ sở thực hiện, trong đó có quy định chi tiết các bước tiến hành, nội dung và người tổ chức thực hiện. Việc thực hiện quy trình thanh tra có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả của cơng tác thanh tra hành chính.
a. Công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra hành chính
Căn cứ Kế hoạch thanh tra hành chính hàng năm đã được Chủ tịch UBND huyện phê duyệt, Thanh tra huyện có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành các cuộc thanh tra theo quy định. Trước khi tiến hành các nội dung thanh tra, công tác chuẩn bị là rất quan trọng. Nếu công tác chuẩn bị tốt, các cuộc thanh tra được tiến hành thuận lợi, có chất lượng; ngược lại nếu việc chuẩn bị khơng đầy đủ, khơng đúng quy trình, việc tiến hành các nội dung thanh tra sẽ gặp khó khăn hơn, do thiếu các thơng tin, cũng như chưa có sự chuẩn bị đầy đủ của đối tượng thanh tra.
Công tác chuẩn bị đối với các cuộc thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn những năm qua, cơ bản đã được thực hiện một cách khá đầy đủ và đảm bảo quy trình thanh tra theo quy định. Qua 3 năm từ 2014 đến 2016, 100% các cuộc thanh tra trong lĩnh vực kinh tế - xã hội ở huyện đều được thực hiện đầy đủ các bước, ra quyết định thanh tra, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra, xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo theo quy định (xem bảng 4.5). Đây không chỉ là việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy trình thanh
tra, mà còn là cơ sở pháp lý quan trọng để đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan làm căn cứ thực hiện.
Bảng 4.5. Tình hình cơng tác chuẩn bị và quyết định thanh tra
Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Cuộc % Cuộc % Cuộc % Tổng số cuộc thanh tra 8 100 8 100 9 100 - Khảo sát, nắm tình hình để quyết
định thanh tra 5 62.5 6 75 6 66,7
- Ra quyết định thanh tra 8 100 8 100 9 100 - Phê duyệt kế hoạch tiến hành
thanh tra 8 100 8 100 9 100 - Xây dựng đề cương yêu cầu đối
tượng thanh tra báo cáo 8 100 8 100 9 100
Nguồn: Thanh tra huyện Lục Ngạn
Bên cạnh đó, cịn có bước trong cơng tác chuẩn bị đối với các cuộc thanh tra hành chính ở huyện chưa được thực hiện đầy đủ như: bước khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra, cụ thể: năm 2014 các cuộc thanh tra có tiến hành khảo sát, nắm tình hình đạt 62,5%; năm 2015 đạt 75% và năm 2016 đạt 66,7%. Nguyên nhân chủ yếu là do một số cuộc thanh tra phạm vi nội dung khơng lớn, các thơng tin ban đầu đã có từ khi khảo sát lập kế hoạch thanh tra của năm; ngoài ra một phần do áp lực về tiến độ, một số cuộc thanh tra không thực hiện bước khảo sát, nắm tình hình.
Theo lĩnh vực thanh tra hành chính ở huyện những năm qua đều có những cuộc thanh tra không tiến hành bước khảo sát năm tình hình để ra quyết định thanh tra, trong đó: các cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế chiếm tỷ lệ cao. Số liệu trong Bảng 4.6 cho thấy từ năm 2014 đến 2016, lĩnh vực thanh tra tài chính - ngân sách có tổng số 14 cuộc, trong đó có 9 cuộc tiến hành khảo sát, nắm tình hình, 5 cuộc (bằng 35,7%) không tiến hành khảo sát, nắm tình hình; lĩnh vực thanh tra cơng tác quản lý đất đai có tổng số 5/5 cuộc (bằng 100%) tiến hành khảo sát, nắm tình hình; lĩnh vực thanh tra cơng tác quản lý đầu tư XDCB có 5/5 cuộc (bằng 100%) có tiến hành khảo sát, nắm tình hình; lĩnh vực cháp hành pháp luật thuế 1/1 cuộc (bằng 100%) khơng tiến hành khảo sát, nắm tình hình.
Bảng 4.6. Cơng tác chuẩn bị và quyết định thanh tra theo lĩnh vực ĐVT: Cuộc ĐVT: Cuộc Lĩnh vực thanh tra Tổng số cuộc thanh tra (2014- 2016)
Nội dung thực hiện Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra Ra quyết định thanh tra Phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra Xây dựng đề cƣơng yêu cầu đối tƣợng thanh
tra báo cáo
1- Thanh tra công tác
quản lý đất đai 05 5 5 5 5 2- Thanh tra công tác
quản lý ngân sách 14 9 14 14 14 3- Thanh tra công tác
quản lý đầu tư XDCB 5 5 5 5 5 4- Thanh tra việc chấp
hành pháp luật về thuế 1 1 1 1 1
Nguồn: Thanh tra huyện Lục Ngạn
b. Tổ chức thực hiện các nội dung của thanh tra kinh tế - xã hội
Việc thực hiện các nội dung thanh tra trong linh vực kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến chât lượng các cuộc thanh tra hành chính, cũng như thể hiện việc chấp hành nghiêm quy trình thanh tra theo quy định. Về cơ bản, các cuộc thanh tra hành chính ở huyện chấp hành khá đầy đủ các bước trong thực hiện phần nội dung thanh tra hành chính theo quy trình. Số liệu tổng hợp ở Bảng 4.7 cho thấy có 100% các cuộc thanh tra thực hiện đầy đủ các bước: công bố quyết định thanh tra; thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; nhật ký Đoàn thanh tra.
Tuy nhiên cịn có bước theo quy trình thanh tra chưa được thực hiện đầy đủ, cụ thể: việc báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, năm 2014 có 50% số cuộc thực hiện; năm 2015 có 75% số cuộc thực hiện và năm 2016 có 77,8% số cuộc thực hiện. Việc thông báo kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra, năm 2014 có 50% số cuộc thực hiện; năm 2015 có 75% số cuộc thực hiện và năm 2016 có 88,9% số cuộc thực hiện. Nguyên nhân là do, trên thực tế một số cuộc thanh tra, đoàn thanh tra thực hiện thu thập hồ sơ, tài liệu nghiên cứu tại cơ quan, nên việc báo cáo thường được phản ánh hàng ngày với người ra quyết định thanh tra, do đó đồn thanh tra đã khơng thực hiện việc báo cáo tiến độ bằng văn bản cũng như ra thông báo kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra theo quy định.
Bảng 4.7. Tình hình thực hiện các nội dung của thanh tra hành chính
Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Cuộc % Cuộc % Cuộc % Tổng số cuộc thanh tra 8 100 8 100 9 100 - Công bố quyết định thanh tra 8 100 8 100 9 100 - Thu thập, kiểm tra, xác minh
thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
8 100 8 100 9 100
- Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm
vụ thanh tra 4 50 6 75 7 77,8 - Nhật ký Đoàn thanh tra 8 100 8 100 9 100 - Kết thúc việc thanh tra tại nơi
được thanh tra 4 50 6 75 8 88,9 Nguồn: Thanh tra huyện Lục Ngạn
Theo lĩnh vực thanh tra, 100% các cuộc thanh tra công tác quản lý đất đai; Lĩnh vực thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế; lĩnh vực thanh tra công tác đầu tư XDCB thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình (xem bảng 4.8). Cịn có lĩnh vực tài chính - ngân sách chưa thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình cụ thể: từ năm 2014 đến 2016 có 3 cuộc (bằng 21,4%) thanh tra không thực hiện báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra và 2 cuộc (bằng 14,3%) không thực hiện thông báo kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
Bảng 4.8. Việc thực hiện nội dung thanh tra theo lĩnh vực thanh tra
ĐVT: Cuộc Lĩnh vực thanh tra Tổng số cuộc thanh tra (2014- 2016)
Nội dung thực hiện
Công bố quyết định thanh tra Thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra Nhật ký Đoàn thanh tra Kết thúc việc thanh
tra tại nơi được thanh
tra 1- Thanh tra công
tác quản lý đất đai 5 5 5 5 5 5 2- Thanh tra công tác
quản lý ngân sách 14 14 14 11 12 14 3- Thanh tra công tác
quản lý đầu tư XDCB 5 5 5 5 5 5 4- Thanh tra việc
chấp hành pháp luật về thuế
1 1 1 1 1 1
c. Kết thúc thanh tra
Đây là giai đoạn quan trọng của cuộc thanh tra, các bước trong giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thanh tra cũng như những nội dung phải xử lý sau thanh tra. Do đó trên thực tế ln được đồn thanh tra rất coi trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Số liệu tổng hợp ở bảng 4.9 cho thấy 100% các cuộc thanh tra trong lĩnh vực kinh tế - xã hội ở huyện những năm qua trên các lĩnh vực liên quan đều được thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình thanh tra. Như vậy, các bước trong phần kết thúc thanh tra được các đoàn thanh tra của huyện thực hiện rất nghiêm túc, đầy đủ theo quy định. Đây là cơ sở quan trọng để đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung tiếp theo trong cơng tác thanh tra hành chính, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.
Bảng 4.9. Kết thúc thanh tra hành chính Nội dung Nội dung
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Cuộc % Cuộc % Cuộc % Tổng số cuộc thanh tra 8 100 8 100 9 100 - Xây dựng, xem xét báo cáo kết quả
thanh tra 8 100 8 100 9 100 - Xây dựng dự thảo kết luận thanh
tra 8 100 8 100 9 100
- Ký ban hành và công bố kết luận
thanh tra 8 100 8 100 9 100 - Lập Hồ sơ thanh tra 8 100 8 100 9 100
Nguồn: Thanh tra huyện Lục Ngạn
d. Đánh giá việc thực hiện quy trình thanh tra
Để có cơ sở đánh giá một cách khách quan việc thực hiện quy trình thanh tra, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 145 đối tượng gồm: cán bộ, TTV Thanh tra huyện; lãnh đạo Thanh tra tỉnh, UBND huyện, các cơ quan liên quan và đối tượng thanh tra. Kết quả khảo sát trên các tiêu chí đánh giá tốt, khá, trung bình, kém được tổng hợp tại bảng 4.10 cho thấy công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra. Có 95,2% ý kiến đánh giá tốt, 2% ý kiến đánh giá khá, 2,7% không ý kiến. Đối với việc thực hiện các nội dung thanh tra, có 91% ý kiến đánh giá tốt, 3,4% ý kiến đánh giá khá, 1,4% không ý kiến. Đối với khâu kết thúc thanh tra hành chính, có 86,2% ý kiến đánh giá tốt, 5,5% ý kiến đánh
giá khá và 4,8% không ý kiến. Như vậy, phần lớn ý kiến qua khảo sát đánh giá việc thực hiện quy trình thanh tra ở huyện là tốt, nhất là đối với khâu kết thúc thanh tra. Tuy nhiên cũng cịn nhiều ý kiến cho rằng trong cơng tác chuẩn bị và quyết định thanh tra, cũng như việc thực hiện các nội dung thanh tra chỉ đạt ở mức khá và trung bình.
Bảng 4.10. Đánh giá cơng tác thực hiện quy trình thanh tra
Nội dung (n=145) Tổng số ngƣời đƣợc hỏi Mức độ đánh giá (%) Tốt Khá Trun g bình Kém Khơng ý kiến 1. Cơng tác chuẩn bị và quyết định TTr 95,2 2,0 0 0 2,7 2. Việc thực hiện các nội dung TTr 91,0 3,4 0 0 1,4 3. Kết thúc thanh tra hành chính 86,2 5,5 0 0 4,8
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
4.1.2.3. Việc chấp hành thời hạn thanh tra
Những năm qua, các cuộc thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn cơ bản luôn chấp hành nghiêm túc thời hạn thanh tra theo quy định và thường được triển khai và kết thúc trong năm theo đúng kế hoạch thanh tra đã được UBND huyện ban hành. Qua bảng 4.11 cho thấy, hàng năm phần lớn số cuộc thanh tra hành chính kết thúc trong thời hạn quy định cụ thể: năm 2014 số cuộc thanh tra kết thúc trong thời hạn quy định là 5 cuộc, chiếm 62,8%; năm 2015 là 7 cuộc, chiếm 87,5% và năm 2016 là 9 cuộc, chiếm 100%. Tuy nhiên trong hai năm 2014 và 2015 cịn có cuộc thanh tra phải gia hạn thời gian thanh tra cụ thể: năm 2014 có 3 cuộc phải kéo dài thời hạn thanh tra, chiếm 37,5%; năm 2014 có 1 cuộc, chiếm 12,5%. Nguyên nhân chủ yếu là do lực lượng cán bộ, thanh tra viên còn thiếu, chưa được bổ sung; trong năm còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao cũng như các nhiệm vụ khác của ngành theo quy định. Mặt khác một số cuộc thanh tra được triển khai thực hiện vào thời gian cuối năm, nên chính các đối tượng thanh tra thường bị áp lực cơng việc, nhiều nhiệm vụ trong năm phải hồn thành, do đó việc bố trí thời gian làm việc với đồn thanh tra thường khơng được liên tục. Trong khi đó một trong những nguyên tắc trong hoạt động thanh tra hành chính là khơng được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra. Đây cũng là những cản trở đối với đoàn
thanh tra nếu muốn kết thúc sớm các cuộc thanh tra hành chính; đồng thời cũng là điều kiện để những đối tượng thanh tra khơng có ý thức chấp hành tốt quy trình thanh tra, lợi dụng nhằm né tránh, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra, ảnh hưởng đên chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra hành chính.
Bảng 4.11. Tình hình chấp hành thời hạn thanh tra
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016