Kết thúc thanhtra hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 78)

lý sau thanh tra. Do đó trên thực tế ln được đồn thanh tra rất coi trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Số liệu tổng hợp ở bảng 4.9 cho thấy 100% các cuộc thanh tra trong lĩnh vực kinh tế - xã hội ở huyện những năm qua trên các lĩnh vực liên quan đều được thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình thanh tra. Như vậy, các bước trong phần kết thúc thanh tra được các đoàn thanh tra của huyện thực hiện rất nghiêm túc, đầy đủ theo quy định. Đây là cơ sở quan trọng để đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung tiếp theo trong cơng tác thanh tra hành chính, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.

Bảng 4.9. Kết thúc thanh tra hành chính Nội dung Nội dung

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Cuộc % Cuộc % Cuộc % Tổng số cuộc thanh tra 8 100 8 100 9 100 - Xây dựng, xem xét báo cáo kết quả

thanh tra 8 100 8 100 9 100 - Xây dựng dự thảo kết luận thanh

tra 8 100 8 100 9 100

- Ký ban hành và công bố kết luận

thanh tra 8 100 8 100 9 100 - Lập Hồ sơ thanh tra 8 100 8 100 9 100

Nguồn: Thanh tra huyện Lục Ngạn

d. Đánh giá việc thực hiện quy trình thanh tra

Để có cơ sở đánh giá một cách khách quan việc thực hiện quy trình thanh tra, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 145 đối tượng gồm: cán bộ, TTV Thanh tra huyện; lãnh đạo Thanh tra tỉnh, UBND huyện, các cơ quan liên quan và đối tượng thanh tra. Kết quả khảo sát trên các tiêu chí đánh giá tốt, khá, trung bình, kém được tổng hợp tại bảng 4.10 cho thấy công tác chuẩn bị và quyết định thanh tra. Có 95,2% ý kiến đánh giá tốt, 2% ý kiến đánh giá khá, 2,7% không ý kiến. Đối với việc thực hiện các nội dung thanh tra, có 91% ý kiến đánh giá tốt, 3,4% ý kiến đánh giá khá, 1,4% không ý kiến. Đối với khâu kết thúc thanh tra hành chính, có 86,2% ý kiến đánh giá tốt, 5,5% ý kiến đánh

giá khá và 4,8% không ý kiến. Như vậy, phần lớn ý kiến qua khảo sát đánh giá việc thực hiện quy trình thanh tra ở huyện là tốt, nhất là đối với khâu kết thúc thanh tra. Tuy nhiên cũng cịn nhiều ý kiến cho rằng trong cơng tác chuẩn bị và quyết định thanh tra, cũng như việc thực hiện các nội dung thanh tra chỉ đạt ở mức khá và trung bình.

Bảng 4.10. Đánh giá cơng tác thực hiện quy trình thanh tra

Nội dung (n=145) Tổng số ngƣời đƣợc hỏi Mức độ đánh giá (%) Tốt Khá Trun g bình Kém Khơng ý kiến 1. Công tác chuẩn bị và quyết định TTr 95,2 2,0 0 0 2,7 2. Việc thực hiện các nội dung TTr 91,0 3,4 0 0 1,4 3. Kết thúc thanh tra hành chính 86,2 5,5 0 0 4,8

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

4.1.2.3. Việc chấp hành thời hạn thanh tra

Những năm qua, các cuộc thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn cơ bản ln chấp hành nghiêm túc thời hạn thanh tra theo quy định và thường được triển khai và kết thúc trong năm theo đúng kế hoạch thanh tra đã được UBND huyện ban hành. Qua bảng 4.11 cho thấy, hàng năm phần lớn số cuộc thanh tra hành chính kết thúc trong thời hạn quy định cụ thể: năm 2014 số cuộc thanh tra kết thúc trong thời hạn quy định là 5 cuộc, chiếm 62,8%; năm 2015 là 7 cuộc, chiếm 87,5% và năm 2016 là 9 cuộc, chiếm 100%. Tuy nhiên trong hai năm 2014 và 2015 cịn có cuộc thanh tra phải gia hạn thời gian thanh tra cụ thể: năm 2014 có 3 cuộc phải kéo dài thời hạn thanh tra, chiếm 37,5%; năm 2014 có 1 cuộc, chiếm 12,5%. Nguyên nhân chủ yếu là do lực lượng cán bộ, thanh tra viên còn thiếu, chưa được bổ sung; trong năm còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao cũng như các nhiệm vụ khác của ngành theo quy định. Mặt khác một số cuộc thanh tra được triển khai thực hiện vào thời gian cuối năm, nên chính các đối tượng thanh tra thường bị áp lực công việc, nhiều nhiệm vụ trong năm phải hồn thành, do đó việc bố trí thời gian làm việc với đồn thanh tra thường khơng được liên tục. Trong khi đó một trong những nguyên tắc trong hoạt động thanh tra hành chính là khơng được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra. Đây cũng là những cản trở đối với đoàn

thanh tra nếu muốn kết thúc sớm các cuộc thanh tra hành chính; đồng thời cũng là điều kiện để những đối tượng thanh tra khơng có ý thức chấp hành tốt quy trình thanh tra, lợi dụng nhằm né tránh, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra, ảnh hưởng đên chất lượng, hiệu quả cơng tác thanh tra hành chính.

Bảng 4.11. Tình hình chấp hành thời hạn thanh tra

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Cuộc (%) Cuộc (%) Cuộc (%) * Tổng số cuộc thanh tra 8 100 8 100 9 100 - Số cuộc kết thúc trong thời

hạn quy định 5 62,8 7 87,5 9 100 - Số cuộc thanh tra phải gia hạn

thời gian thanh tra 3 37,5 1 12,5 0 0

Nguồn: Thanh tra huyện Lục Ngạn

4.1.2.4. Công khai Kết luận thanh tra

Những năm qua, công tác thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn đã thực hiện cơ bản nghiêm việc công khai các kết luận thanh tra theo quy định

(xem bảng 4.12). Từ năm 2014 đến 2016, 100% các cuộc thanh tra trong lĩnh

vực kinh tế xã hội ở huyện đều được công khai kết luận bằng hình thức niêm yết tại trụ sở đối tượng thanh tra, đây là một trong những hình thức được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Bảng 4.12. Việc chấp hành công khai kết luận thanh tra

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Cuộc (%) Cuộc (%) Cuộc (%) * Tổng số cuộc thanh tra 8 100 8 100 9 100 * Tổng số cuộc được công khai 8 100 8 100 9 100 * Hình thức cơng khai

- Trên phương tiện thông tin

đại chúng 0 0 0 0 0 0 - Trên trang thông tin điện tử 0 0 0 0 0 0 - Niêm yết tại trụ sở đối tượng

thanh tra 8 100 8 100 9 100 Nguồn: Thanh tra huyện Lục Ngạn

Việc thực hiện cơng khai kết luận thanh tra hành chính ở huyện đã được thực hiện nghiêm, song về hình thức cơng khai cịn chưa đa dạng theo quy định, phần nào cịn bó hẹp trong phạm vi giữa đơn vị thanh tra và đối tượng thanh tra. Trong ba năm từ 2014 đến năm 2016, chưa có cuộc thanh tra hành chính nào được cơng khai kết luận bằng hình thức cơng khai trên phương tiện thơng tin đại chúng và trên trang thơng tin điện tử. Như vậy có thể thấy, mặc dù đã có quy định rất cụ thể về các hình thức cơng khai kết luận thanh tra, song việc lựa chọn hình thức cơng khai lại do người quyết định thanh tra quyết định, do đó thường mang tính chủ quan, khơng đa dạng về hình thức; tính cơng khai, minh bạch chưa được phát huy do các hình thức cơng khai mang tính rộng dãi thường không được lựa chọn thực hiện. Tác dụng trong việc phòng ngừa, tham nhũng còn hạn chế.

4.1.2.5. Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra

Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các kết luận thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn, mặc dù đã được quan tâm, thực hiện, song cũng còn nhiều mặt hạn chế, biểu hiện cụ thể như: số lượng các cuộc thanh tra hành chính hàng năm được tiến hành đơn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận là không nhiều; chất lượng việc đơn đốc, kiểm tra cịn chưa cao; quá trình thực hiện còn lúng túng, chưa sâu; trong khi đó ý thức tự giác chấp hành của một số đối tượng thanh tra chưa được nghiêm túc. Do đó phần nào ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả cơng tác thanh tra hành chính ở huyện.

Số liệu tổng hợp ở bảng 4.13 cho thấy năm 2014, số cuộc thanh tra được tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận là 6 cuộc, chiếm 75% tổng số cuộc thanh tra; năm 2015 là 6 cuộc, chiếm 75% và năm 2016 là 8 cuộc, chiếm 88,9%. Những năm qua, các cuộc thanh tra kinh tế xã hội ở huyện được tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân, một phần là do có sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo UBND huyện, Thanh tra huyện, nhằm tăng cường công tác quản lý, đảm bảo các kết luận thanh tra được thực hiện nghiêm túc. Mặt khác, những quy định của pháp luật trước đây, mặc dù đều đã có quy định ghi nhận trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đối với việc tổ chức, chỉ đạo thi hành các kết luận thanh tra, song còn chung chung, chưa cụ thể, phần lớn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của thủ trưởng đơn vị, chưa có chế tài ràng buộc trách nhiệm, do đó việc đơn đốc, kiểm tra thực

hiện kết luận thanh tra ở huyện năm 2014, 2015 tuy đã đạt tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, khi Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị về thanh tra. Qua đó đã quy định cụ thể về quy trình, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm của những người có liên quan, đây là cơ sở rất quan trọng giúp cho các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tổ chức thực hiện một cách thuận lợi. Chính vì vậy năm 2015 việc đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra ở huyện đạt tỷ lệ cao, song vẫn còn 11,1% số cuộc thanh tra trong năm chưa được đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra theo quy định. Bên cạnh đó, trong q trình thực hiện quy định ở huyện cũng gặp khơng ít khó khăn đặc biệt là yếu tố con người. Theo quy định thì người ra quyết định thanh tra phải phân cơng cán bộ, thanh tra viên thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra theo quy trình, trong khi đó biên chế lực lượng thanh tra lại không được bổ sung, do đó việc thực hiện quy định về đơn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra ở huyện Lục Ngạn cịn gặp nhiều khó khăn và chưa được triệt để.

Bảng 4.13. Đôn đôc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau TTr

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Cuộc % Cuộc % Cuộc % * Tổng số cuộc Thanh tra 8 100 8 100 9 100 - Số cuộc tiến hành đôn đốc, kiểm

tra thực hiện kết luận 6 75 6 75 8 88,9

- Số cuộc chưa tiến hành đôn đốc,

kiểm tra thực hiện kết luận 2 25 2 25 1 11,1 Nguồn: Thanh tra huyện Lục Ngạn

Theo lĩnh vực thanh tra, kết quả việc đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra như sau: lĩnh vực thanh tra công tác quản lý đất đai, có tổng số 5 cuộc, trong đó có 4 cuộc thực hiện đơn đốc, kiểm tra thực hiện kiết luận, 1 cuộc không thực hiện; lĩnh vực thanh tra cơng tác quản lý ngân sách, có tổng số 14 cuộc, trong đó có 13 cuộc thực hiện đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận, 1 cuộc không thực hiện; lĩnh vực thanh tra công tác quản lý đầu tư XDCB, tổng số 5 cuộc thực hiện đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận; lĩnh vực thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế có 1 cuộc thực hiện đơn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận (xem bảng 4.14).

Bảng 4.14. Đôn đôc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau TTr theo nội dung thanh tra

ĐVT: Cuộc Nội dung Tổng số cuộc thanh tra Số cuộc tiến hành đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận Số cuộc chƣa tiến hành đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận

1- Thanh tra công tác quản lý đất đai 5 4 1 2- Thanh tra công tác quản lý ngân sách 14 13 1 3- Thanh tra công tác quản lý đầu tư

XDCB

5 5 5

4- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế

1 1 0

Nguồn: Thanh tra huyện Lục Ngạn

Thực tế một số cuộc thanh tra không phát sinh những vấn đề phải xử lý sau thanh tra, thường chỉ có kiến nghị chấn chỉnh trong công tác quản lý; mặt khác một số cuộc thanh tra có sai phạm nhưng đối tượng thanh tra đã tự giác khắc phục ngay trong q trình thanh tra, do đó khơng thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận đối với các cuộc thanh tra này.

4.1.3. Kết quả cơng tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế - xã hội

4.1.3.1. Kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm

Căn cứ chương trình, kế hoạch thanh tra đã được UBND huyện ban hành, hàng năm Thanh tra huyện đã chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức các cuộc thanh tra hành chính trên các lĩnh vực theo kế hoạch.

Số liệu tổng hợp ở bảng 4.15 cho thấy hàng năm việc triển khai tiến hành các cuộc thanh tra theo kế hoạch tỷ lệ hoàn thành trong năm, như sau: năm 2014, số cuộc thanh tra hoàn thành trong năm là 7/8 cuộc, đạt 87,5% so với kế hoạch; năm 2015, số cuộc thanh tra hoàn thành trong năm là 7/8 cuộc, đạt 87,5% so với kế hoạch và năm 2016 số cuộc thanh tra hoàn thành trong năm là 9 cuộc, đạt 100% so với kế hoạch. Như vậy, năm 2014 có 1 cuộc thanh tra ngân sách phải chuyển sang năm 2015 và năm 2015 có 1 cuộc thanh tra ngân sách phải chuyển sang năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu là do địa bàn huyện rộng, lực lượng cán bộ thanh tra còn thiếu; trong năm một số cán bộ, thanh tra viên phải tham gia các

đoàn xác minh đơn khiếu nại, tố cáo của cơng dân và các đồn kiểm tra, giám sát của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện.

Bảng 4.15. Kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra tại huyện Lục Ngạn giai đoạn 2014 - 2016

Nội dung

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Kế hoạch (cuộc) Thực hiện (cuộc) %/thực hiện KH Kế hoạch (cuộc) Thực hiện (cuộc) %/thực hiện KH Kế hoạch (cuộc) Thực hiện (cuộc) %/thực hiện KH Tổng số 8 7 87,5 8 7 87,5 9 9 100 1- Thanh tra công

tác quản lý đất đai 1 1 100 2 2 100 2 2 100 2- Thanh tra công tác quản lý ngân sách 5 4 80 4 3 75 5 5 100 3- Thanh tra công tác quản lý đầu tư XDCB 1 1 100 2 2 100 2 2 100 4- Thanh tra việc

chấp hành pháp

luật về thuế 1 1 100 0 0 0 0 0 0 Nguồn: Thanh tra huyện Lục Ngạn

Do đó các cuộc thanh tra theo kế hoạch chưa được triển khai thường xuyên, liên tục. Mặt khác sự phối hợp, tham gia của các ngành liên quan còn chưa được đồng bộ, hiệu quả; phần nào ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các cuộc thanh tra theo kế hoạch trong năm.

4.1.3.2. Kết quả thanh tra phát hiện sai phạm về kinh tế

Một trong những tiêu chí đánh giá kết quả công tác thanh tra trong lĩnh vực kinh tế - xã hội là việc kịp thời phát hiện các sai phạm về kinh tế và kiến nghị xử lý theo quy đinh của pháp luật. Việc xử lý kịp thời các sai phạm về kinh tế, không chỉ thu hồi tiền nộp ngân sách nhà nước, mà thơng qua đó, phát hiện những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý, cũng như những thiếu hụt về cơ chế, chính sách. Từ đó có những kiến nghị kịp thời nhằm bổ sung, hồn thiện chính sách; có biện pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước. Mặt khác, đây cũng là cơ sở để ngành thanh tra xem xét, chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo nâng cao chât lượng công tác thanh tra.

Bảng 4.16. Kết quả thanh tra phát hiện sai phạm về kinh tế Chỉ tiêu Năm 2014 Chỉ tiêu Năm 2014 (Tr.đ) Năm 2015 (Tr.đ) Năm 2016 (Tr.đ) 2015/2014 (%) 2016/2015 (%) BQ (%) Tổng số phát hiện sai phạm về kinh tế 640 293 195 45,78 66,55 56,16 - Kiến nghị thu hồi 497 293 195 58,95 66,55 62,75 - Đã thu hồi được 497 293 195 58,95 66,55 62,75 Nguồn: Thanh tra huyện Lục Ngạn

Những năm qua, các cuộc thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn, đều đã kịp thời phát hiện sai phạm về kinh tế, trung bình hàng năm từ gần 200 đến trên 640 triệu đồng. Sos liệu trong bảng 4.16 cho thấy: số tiền sai phạm phát hiện qua thanh tra hành chính hàng năm ở huyện có xu hướng giảm dần, cụ thể, năm 2014, tổng số tiền sai phạm phát hiện qua thanh tra là 640 triệu đồng, năm 2015 là 293

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)