Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và chi ngân sách hàng năm phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 97)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng công tác thanhtra hành chính trong lĩnh vực kinh tế-xã hộ

4.2.3. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và chi ngân sách hàng năm phục

4.2.3.1. Tình hình chi ngân sách cho cơng tác thanh tra hành chính:

Theo quy định, Thanh tra huyện là một trong những cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có vai trị tham mưu cho UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực như: thanh tra kinh tế - xã hội; tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; cơng tác phịng, chông tham nhũng trên địa bàn huyện và các nhiệm vụ khác khi được giao. Do đó, cũng như các phịng, cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND huyện, hàng năm cơ quan Thanh tra huyện được UBND huyện phân bổ nguồn ngân sách đảm bảo chi cho con người và các hoạt động chuyên môn theo quy định về tự chủ quản lý tài chính; cơ quan Thanh tra huyện có chủ tài khoản và con dấu riêng.

Những năm qua, do ảnh hưởng chung từ tình hình kinh tế suy thối, nguồn thu ngân sách của huyện gặp nhiều khó khăn, nên việc phân bổ nguồn ngân sách cho các phòng, cơ quan chuyên mơn thuộc UBND huyện nói chung, cũng như cho cơ quan Thanh tra huyện nói riêng cịn nhiều hạn chế, bất cập. Phần lớn các khoản chi ngân sách hàng năm chủ yếu là để chi lương, và các khoản phụ cấp theo quy định; các khoản chi cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ không nhiều; đặc biệt việc chi cho mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ cơng tác cịn rất hạn chế, chưa có sự đầu tư, quan tâm nhiều của cấp trên.

Bảng 4.23. Tình hình chi ngân sách cho cơng tác thanh tra hành chính hàng năm hàng năm

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/ 2014 (%) 2016/ 2015 (%) BQ (%) Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % * Tổng số: 933 100 917 100 1.092 100 98,29 119 108,68 1- Chi cho con người 550 58,95 635 69,25 780 71,43 115,4 5 122,83 119,14 2- Chi cho hoạt động nghiệp vụ 345 36,98 253 27,59 277 25,37 73,33 109,49 91,41 3- Chi mua sắm 38 4,07 29 3,16 35 3,21 76,32 120,69 98,5 Nguồn: Thanh tra huyện Lục Ngạn

Qua bảng 4.24, cho thấy: việc phân bổ ngân sách cho cơng tác thanh tra hành chính năm 2015 giảm so với năm 2014 là 1,71%; đến năm 2016 tăng so với năm 2015 là 19%. Tuy nhiên, ngân sách hàng năm chủ yếu được sử dụng chi cho con người, cụ thể: năm 2014, ngân sách chi cho con người chiếm 58,95% tổng chi ngân sách được giao, năm 2015 chiếm 69,25% và năm 2016 chiếm 71,43%. Hàng năm nguồn ngân sách chi cho con người đều tăng, bình quân 3 năm tăng 19,14%, song việc tăng chi chủ yếu là do bù tăng lương, phụ cấp theo quy định.

Trong khi đó nguồn ngân sách chi cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm còn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, công tác thanh tra hành chính cụ thể: năm 2014 chi hoạt động chuyên môn là 345 triệu đồng, chiếm 36,98% tổng chi ngân sách cho công tác thanh tra; năm 2015 là 253 triệu đồng, chiếm 27,59% và năm 2016 là 277 triệu đồng, chiếm 25,37%. Đặc biệt là việc chi cho mua sắm tài sản, trang thiết bị hàng năm là rất thấp, năm 2014, tổng chi là 38 triệu đồng, chiếm 4.07% tổng chi ngân sách cho công tác thanh tra; năm 2015, tổng chi là 29 triệu đồng, chiếm 3,16% tổng chi ngân sách cho công tác thanh tra; năm 2016, tổng chi là 35 triệu đồng, chiếm 3,21% tổng chi ngân sách cho công tác thanh tra; nội dung chi chủ yếu là việc sửa chữa, thay thế các phụ kiện máy tính, máy in bị hỏng.

4.2.3.2. Về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị

Điều kiện làm việc và trang thiết bị phục vụ cơng tác thanh tra hành chính cịn khó khăn và thiếu, cụ thể: Phịng làm việc, hiện nay còn thiếu, chật hẹp, chưa đảm bảo điều kiện làm việc một cách hợp lý. Máy tính đã đủ về số lượng, nhưng chất lượng không đảm bảo, do đã được mua sắm từ lâu, thường hay bị hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Đường truyền internet tốc độ chậm, hay bị nghẽn mạng, dung lượng truyền tải thấp khơng đảm bảo tính kịp thời của thông tin trong hoạt động của ngành. Đã được trang bị máy ảnh, máy ghi âm trong hoạt động chuyên môn của ngành, tuy nhiên chưa được ứng dụng thường xuyên, chất lượng không đảm bảo do đã cũ, chưa được thay thế kịp thời nên chưa có hỗ trợ gì nhiều trong cơng tác chun mơn (xem bảng 4.24).

Bảng 4.24. Cơ sở vật chất, trang thiết bị năm 2017

Tài sản, thiết bị Đơn vị tính Năm 2017

1. Phòng làm việc - Số lượng - Diện tích Phịng M2 4 90 2. Máy móc, thiết bị - Máy tính Bộ 07 - Máy in Chiếc 05

- Máy điều hòa Chiếc 04

- Quạt Chiếc 04

- Máy ảnh Cái 02

- Máy ghi âm Cái 02

3. Tài sản khác - Bàn ghế làm việc - Tủ tài liệu Bộ Cái 07 08

Nguồn: Thanh tra huyện Lục Ngạn

4.2.4. Sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Thanh tra cấp trên và của lãnh đạo huyện

UBND huyện, ngoài việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo các quy định của pháp luật hiện hành, sự chỉ đạo, định hướng công tác của ngành chuyên môn cấp trên, hàng năm còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác do Huyện ủy, UBND huyện giao. Do đó, sự chỉ đạo, hướng dẫn của ngành thanh tra cũng như của lãnh đạo huyện có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, hiệu quả công tác thanh tra hàng năm.

Thực tế, hàng năm ngồi nhiệm vụ thanh tra hành chính, Thanh tra huyện cịn có trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện trong công tác quản lý nhà nước về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; cơng tác phịng, chống tham nhũng ở địa phương; và các nhiệm vụ được giao như: cơng tác giải phóng mặt bằng; tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành do huyện thành lập…do đó việc tập trung cho cơng tác thanh tra hành chính là gặp nhiều khó khăn.

Cơng tác hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành thanh tra cấp trên, những năm qua chưa được thường xuyên, kịp thời; chưa có nhiều các cuộc hội thảo hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, trao đổi về kinh nghiệm trong thanh tra hành chính trên các lĩnh vực liên quan.

4.2.5. Sự phối hợp của đối tƣợng đƣợc thanh tra

Những năm qua, cơng tác thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn khơng có tình trạng các đối tượng thanh tra khiếu nại, tố cáo về kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra cũng như về các hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra. Tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ của đối tượng thanh tra cũng còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo theo quy định. Thể hiện rõ nhất là việc các đối tượng thanh tra chấp hành các yêu cầu của đoàn thanh tra chưa nghiêm, nhiều trường hợp có biểu hiện chây ỳ, né tránh như: chậm hồn thành báo cáo theo u cầu; khơng cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho đồn thanh tra; khơng bố trí cán bộ làm việc với đồn thanh tra theo yêu cầu. Không thực hiện hoặc kéo dài thời gian thực hiện các kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra theo quy định. Đây là những cản trở không nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn, thời gian qua, cần có những giải pháp khắc phục triệt để.

Xem bảng 4.25 thấy, kết quả khảo sát đối với 145 đối tượng gồm: cán bộ, TTV Thanh tra huyện; lãnh đạo Thanh tra tỉnh, UBND huyện, các cơ quan liên quan và đối tượng thanh tra, đánh giá về sự phối hợp của đối tượng thanh tra, theo các tiêu chí: tốt, khá, trung bình, kém, như sau:

- Đối với việc thực hiện báo cáo theo yêu cầu: kết quả khảo sát có 82,76% ý kiến đánh giá tốt, 10,34% ý kiến đánh giá khá, 1,38% ý kiến đánh giá trung bình, 0,69 ý kiến đánh giá kém và 4,83% không ý kiến.

Bảng 4.25. Đánh giá về sự phối hợp của đối tƣợng thanh tra Nội dung (n = 145) Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Kém Khơng ý kiến Ý kiến T lệ % Ý kiến T lệ % Ý kiến T lệ % Ý kiến T lệ % Ý kiến T lệ % 1. Việc thực hiện báo cáo

theo yêu cầu 120 82,76 15 10,34 2 1,38 1 0,69 7 4,83 2. Việc cung cấp thông tin, tài liệu 81 55,86 45 31,03 11 7,59 3 2,07 5 3,45 3. Việc chấp hành thời gian, bố trí cán bộ làm việc với đoàn TTr 96 66,21 36 24,83 5 3.45 0 0 8 5,52 4. Việc chấp hành kiến nghị, kêt luận thanh tra

76 52,41 48 33,10 10 6,9 2 1.38 9 6,21

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Kết quả đánh giá sự phối hợp của đối tượng thanh tra cho thấy: tùy thuộc từng nội dung thực hiện có mức độ đánh giá khác nhau, những về cơ bản còn nhiều ý kiến đánh giá sự phối hợp của đối tượng thanh tra chỉ ở mức khá, trung bình, thậm chí có cả ý kiến đánh giá kém, nhất là đối với việc cung cấp tài liệu cho đoàn thanh tra của đối tượng thanh tra.

4.2.6. Sự phối hợp của các cơ quan liên quan

Bên cạnh những yếu tố tác động từ đối tượng thanh tra, cơng tác thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn cịn chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sự phối hợp của các cơ quan liên quan. Trên thực tế, một số cuộc thanh tra hành chính ở huyện hàng năm Thanh tra huyện đều phải trưng dụng cán bộ của các ngành liên quan

đến lĩnh vực thanh tra tham gia đoàn thanh tra, hoặc cần sự phối hợp của các ngành trong việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến ngành quản lý. Một phần là do lực lượng cán bộ Thanh tra huyện cịn thiếu, chun mơn về lĩnh vực thanh tra có hạn, khơng sâu; ngồi ra cịn phải thực hiện yêu cầu của lãnh đạo UBND huyện, do dó cần phải trưng dụng cán bộ của các ngành liên quan, cũng như thu thập các thông tin, tài liệu của ngành, nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng các cuộc thanh tra.

Thực tế không phải lúc nào Thanh tra huyện cũng nhận được sự phối hợp tốt của các ngành liên quan. Thể hiện rõ nhất là việc các cơ quan, đơn vị liên quan thường bố trí cán bộ ít việc tại cơ quan tham gia đồn thanh tra, nên khơng đảm bảo năng lực theo yêu cầu; việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan chưa kịp thời, cịn có biểu hiện né tránh, chưa nhiệt tình; bản thân cán bộ của các ngành tham gia đồn thanh tra cũng khơng bố trí thời gian tham gia liên tục, thường xuyên nghỉ để thực hiện các nhiệm vụ khác của cơ quan mình. Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập nêu trên là do chính các cơ quan này thường có mối quan hệ quản lý theo chuyên môn ngành với các đối tượng thanh tra, có trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước ở các lĩnh vực này tại địa phương, do đó tâm lý chung là khơng muốn có nhiều sai phạm trong các hoạt động quản lý của ngành thông qua công tác thanh tra.

4.3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC THANH TRA KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI HUYỆN LỤC NGẠN HỘI TẠI HUYỆN LỤC NGẠN

4.3.1. Đánh giá chung

4.3.1.1. Ưu điểm

UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện đã chỉ đạo thanh tra huyện bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh, của Thanh tra tỉnh và các sở ngành của tỉnh để xây dựng, triển khai công tác thanh tra và đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó, nội dung các cuộc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm theo đúng định hướng. Cơng tác xây dựng kế hoạch thanh tra đã được quan tâm và tiến hành có khoa học, tồn diện hơn, đi vào nề nếp, ngày càng bám sát yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý; đã hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra.

Thanh tra huyện Lục Ngạn đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ theo trình tự, thủ tục quy định để tiến hành công tác thanh tra theo thẩm quyền, hầu hết các cuộc thanh tra đem lại hiệu quả tích cực: Qua thanh tra đã phát hiện, chấn

chỉnh, xử lý nhiều vi phạm, đồng thời kiến nghị khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản lý, điều hành, góp phần phịng ngừa vi phạm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo kỷ cương hành chính và sự nghiêm minh của pháp luật; kết quả thanh tra đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của HĐND, UBND huyện trong việc phòng, ngừa vi phạm.

Việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định.

4.3.1.2. Hạn chế

Vẫn còn một số năm việc xây dựng kế hoạch thanh tra chưa sát với thực tế, chưa tồn diện; việc bố trí lực lượng thanh tra của Đồn thanh tra và phương pháp tiến hành thanh tra của một số cuộc thanh tra chưa khoa học;

- Việc chấp hành các quy định về thời hạn trong thanh tra chưa nghiêm, một số trường hợp vi phạm về thời hạn công bố quyết định thanh tra, thời hạn thanh tra, thời hạn ban hành báo cáo kết quả của Đoàn thanh tra và kết luận của người ra quyết định thanh tra.

- Kết quả thanh tra ở một số cuộc chất lượng chưa cao nên hoạt động thanh tra tác động chưa tích cực vào việc nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, một số cuộc thanh tra chưa phát hiện được sai phạm còn hạn chế; tỷ lệ số vụ việc tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh còn thấp; số vụ việc sai phạm chuyển sang cơ quan điều tra còn hạn chế.

- Việc kiến nghị xử lý hành chính trong kết luận thanh tra (đối với một số cuộc) cịn chung chung, chưa chỉ rõ đối tượng có sai phạm dẫn đến việc tổ chức thực hiện gặp khó khăn;

- Việc cơng khai kết luận thanh tra chưa thực hiện đầy đủ theo quy định của Nghị định 86/2011/NĐ-CP. Cụ thể, có kết luận thanh tra chưa được đăng tải trên cổng, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở làm việc của đối tượng thanh tra.

- Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quyết định, kết luận thanh tra chưa thường xuyên, thiếu toàn diện, hầu hết cơ quan thanh tra chỉ chủ yếu quan tâm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nội dung về kinh tế, chưa quan tâm đúng mức đến việc theo dõi, đôn đốc thực hiện các nội dung xử lý khác như việc xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan đến sai phạm; chấn chỉnh công tác quản lý; kiến nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ các văn bản có nội

dung khơng phù hợp với quy định của pháp luật.

- Việc xem xét xử lý hành chính cịn bị xem nhẹ, số lượng tập thể, cá nhân có sai phạm được xem xét, xử lý bằng các hình thức kỷ luật cịn ít, hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ "kiểm điểm rút kinh nghiệm" nên không đủ sức răn đe.

- Thiếu các biện pháp bảo đảm việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, do vậy nhiều kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra thực hiện dứt điểm nhưng còn chậm, phải đôn đốc nhiều lần, tình trạng tái diễn vi phạm pháp luật cùng loại sau thanh tra diễn ra tương đối phổ biến trên các lĩnh vực.

4.3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, thủ trưởng cơ quan, đơn vị về vai trị, ý nghĩa của cơng tác thanh tra còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đến công tác thanh tra;

- Việc xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm chưa quan tâm đến việc khảo sát nên một số cuộc thanh tra chất lượng không cao;

- Người ra quyết định thanh tra đã quan tâm nhưng vẫn thiếu sát sao trong việc yêu cầu báo cáo tiến độ thanh tra nên chất lượng, hiệu quả của một số cuộc thanh tra không cao. Bên cạnh đó, ý thức, tinh thần trách nhiệm và trình độ chun mơn nghiệp vụ của một bộ phận công chức làm công tác thanh tra cịn hạn chế, dẫn đến khơng phát hiện được sai phạm hoặc kết quả phát hiện thấp;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)