Đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc thanhtra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 92 - 94)

Nội dung

(n = 145)

Mức độ đánh giá

Tốt Khá Trung bình Yếu Không ý kiến

Ý kiến Tỷ lệ % Ý kiến Tỷ lệ % Ý kiến Tỷ lệ % Ý kiến Tỷ lệ % Ý kiến Tỷ lệ % 1.Tuân theo pháp luật 135 93,1 6 4,1 1 0,7 0 0 3 2,0 2.Chính xác, khách quan, trung thực 129 89 9 6,2 0 0 0 0 7 4,8 3. Công khai, dân

chủ, kịp thời 130 89,6 8 5,5 4 2,7 2 1,4 1 0,7 4.Không trùng

lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung TTr

126 86,9 9 6,2 3 2 0 0 7 4,8

5.Không làm cản trở hoạt động của

đối tượng TTr 124 85,5 11 7,6 6 4,1 3 2 1 0,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI HUYỆN LỤC NGẠN 4.2.1. Cơ chế, chính sách liên quan đến công tác thanh tra

trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, đồng thời căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý, các quy định pháp luật khác để đưa ra những kiến nghị, xử lý các hành vi vi phạm. Hoat động thanh tra có tính chất khá đặc thù, riêng biệt, không giống như hoạt động quản lý hành chính và cũng không phải hoàn toàn là hoạt động tư pháp. Khi cơ quan thanh tra đưa ra các kiến nghị đổi mới về cơ chế, chính sách để điều chỉnh các hoạt động kinh tế xã hội, lúc đó tính hành chính được thể hiện, ngược lại khi áp dụng chế tài pháp luật để xử lý vi phạm phát hiện qua thanh tra thì tính tư pháp lại thể hiện rõ nét hơn. Chính vì sự đặc thù này của hoạt động thanh tra đặt ra đòi hỏi các quy định pháp luật về thanh tra phải có sự phù hợp, chặt chẽ và đầy đủ. Trên thực tế, chúng ta thấy rằng, hệ thống các quy định pháp luật về thanh tra thời gian gần đây ngày càng được đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, song cũng chính là nhằm bảo đảm tính đặc thù của công tác thanh tra.

Tuy nhiên, cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra hiện nay chưa được kiện toàn, còn nhiều hạn chế, bất cập, việc tiến hành của các cơ quan thực thi pháp luật về thanh tra hành chính gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt như những kiến nghị của cơ quan thanh tra về những quy định trái pháp luật phát hiện qua thanh tra; việc trưng tập cán bộ, công chức của các cơ quan, yêu cầu các cơ quan nhà nước liên quan báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động thanh tra phục vụ cho chức năng quản lý nhà nước về thanh tra; việc giải quyết trùng lặp về thời gian, nội dung thanh tra… chưa được quy định hoặc quy định chưa đầy đủ trong hệ thống pháp luật về thanh tra cũng làm cho các cơ quan thanh tra gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Ngoài tác động từ các quy định pháp luật về thanh tra (các quy định liên quan tới thẩm quyền, trình tự thủ tục tiến hành hoạt động thanh tra), thì các quy định pháp luật về nội dung (pháp luật về tài chính, ngân sách, đất đai,...) cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động thanh tra. Điều này được minh chứng qua một số trường hợp khi xử lý kiến nghị của cơ quan thanh tra đã gặp phải vướng mắc do pháp luật chưa có những chế tài cụ thể, chưa quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình quản lý.

Thực trạng công tác thanh tra hành chính tại huyện Lục Ngạn những năm qua, cơ bản đã được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, tuy nhiên thực tế đánh giá cũng còn nhiều ý kiến khác nhau trong việc vận dụng các quy định của pháp luật về thanh tra hành chính ở địa phương.

Nghiên cứu khảo sát 145 đối tượng gồm: cán bộ, TTV Thanh tra huyện; lãnh đạo Thanh tra tỉnh, UBND huyện, các cơ quan liên quan và đối tượng thanh tra, kết quả khảo sát đánh giá, thể hiện qua bảng 4.20 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)