Tài sản, thiết bị Đơn vị tính Năm 2017
1. Phòng làm việc - Số lượng - Diện tích Phịng M2 4 90 2. Máy móc, thiết bị - Máy tính Bộ 07 - Máy in Chiếc 05
- Máy điều hòa Chiếc 04
- Quạt Chiếc 04
- Máy ảnh Cái 02
- Máy ghi âm Cái 02
3. Tài sản khác - Bàn ghế làm việc - Tủ tài liệu Bộ Cái 07 08
Nguồn: Thanh tra huyện Lục Ngạn
4.2.4. Sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Thanh tra cấp trên và của lãnh đạo huyện
UBND huyện, ngoài việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo các quy định của pháp luật hiện hành, sự chỉ đạo, định hướng công tác của ngành chun mơn cấp trên, hàng năm cịn phải thực hiện các nhiệm vụ khác do Huyện ủy, UBND huyện giao. Do đó, sự chỉ đạo, hướng dẫn của ngành thanh tra cũng như của lãnh đạo huyện có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, hiệu quả công tác thanh tra hàng năm.
Thực tế, hàng năm ngồi nhiệm vụ thanh tra hành chính, Thanh tra huyện cịn có trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện trong công tác quản lý nhà nước về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; cơng tác phịng, chống tham nhũng ở địa phương; và các nhiệm vụ được giao như: cơng tác giải phóng mặt bằng; tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành do huyện thành lập…do đó việc tập trung cho cơng tác thanh tra hành chính là gặp nhiều khó khăn.
Cơng tác hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành thanh tra cấp trên, những năm qua chưa được thường xuyên, kịp thời; chưa có nhiều các cuộc hội thảo hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, trao đổi về kinh nghiệm trong thanh tra hành chính trên các lĩnh vực liên quan.
4.2.5. Sự phối hợp của đối tƣợng đƣợc thanh tra
Những năm qua, công tác thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn khơng có tình trạng các đối tượng thanh tra khiếu nại, tố cáo về kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra cũng như về các hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra. Tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ của đối tượng thanh tra cũng còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo theo quy định. Thể hiện rõ nhất là việc các đối tượng thanh tra chấp hành các yêu cầu của đồn thanh tra chưa nghiêm, nhiều trường hợp có biểu hiện chây ỳ, né tránh như: chậm hồn thành báo cáo theo u cầu; khơng cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho đồn thanh tra; khơng bố trí cán bộ làm việc với đoàn thanh tra theo yêu cầu. Không thực hiện hoặc kéo dài thời gian thực hiện các kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra theo quy định. Đây là những cản trở không nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn, thời gian qua, cần có những giải pháp khắc phục triệt để.
Xem bảng 4.25 thấy, kết quả khảo sát đối với 145 đối tượng gồm: cán bộ, TTV Thanh tra huyện; lãnh đạo Thanh tra tỉnh, UBND huyện, các cơ quan liên quan và đối tượng thanh tra, đánh giá về sự phối hợp của đối tượng thanh tra, theo các tiêu chí: tốt, khá, trung bình, kém, như sau:
- Đối với việc thực hiện báo cáo theo yêu cầu: kết quả khảo sát có 82,76% ý kiến đánh giá tốt, 10,34% ý kiến đánh giá khá, 1,38% ý kiến đánh giá trung bình, 0,69 ý kiến đánh giá kém và 4,83% không ý kiến.
Bảng 4.25. Đánh giá về sự phối hợp của đối tƣợng thanh tra Nội dung (n = 145) Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Kém Khơng ý kiến Ý kiến T lệ % Ý kiến T lệ % Ý kiến T lệ % Ý kiến T lệ % Ý kiến T lệ % 1. Việc thực hiện báo cáo
theo yêu cầu 120 82,76 15 10,34 2 1,38 1 0,69 7 4,83 2. Việc cung cấp thông tin, tài liệu 81 55,86 45 31,03 11 7,59 3 2,07 5 3,45 3. Việc chấp hành thời gian, bố trí cán bộ làm việc với đoàn TTr 96 66,21 36 24,83 5 3.45 0 0 8 5,52 4. Việc chấp hành kiến nghị, kêt luận thanh tra
76 52,41 48 33,10 10 6,9 2 1.38 9 6,21
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Kết quả đánh giá sự phối hợp của đối tượng thanh tra cho thấy: tùy thuộc từng nội dung thực hiện có mức độ đánh giá khác nhau, những về cơ bản còn nhiều ý kiến đánh giá sự phối hợp của đối tượng thanh tra chỉ ở mức khá, trung bình, thậm chí có cả ý kiến đánh giá kém, nhất là đối với việc cung cấp tài liệu cho đoàn thanh tra của đối tượng thanh tra.
4.2.6. Sự phối hợp của các cơ quan liên quan
Bên cạnh những yếu tố tác động từ đối tượng thanh tra, công tác thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn cịn chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sự phối hợp của các cơ quan liên quan. Trên thực tế, một số cuộc thanh tra hành chính ở huyện hàng năm Thanh tra huyện đều phải trưng dụng cán bộ của các ngành liên quan
đến lĩnh vực thanh tra tham gia đoàn thanh tra, hoặc cần sự phối hợp của các ngành trong việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến ngành quản lý. Một phần là do lực lượng cán bộ Thanh tra huyện cịn thiếu, chun mơn về lĩnh vực thanh tra có hạn, khơng sâu; ngồi ra cịn phải thực hiện yêu cầu của lãnh đạo UBND huyện, do dó cần phải trưng dụng cán bộ của các ngành liên quan, cũng như thu thập các thông tin, tài liệu của ngành, nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng các cuộc thanh tra.
Thực tế không phải lúc nào Thanh tra huyện cũng nhận được sự phối hợp tốt của các ngành liên quan. Thể hiện rõ nhất là việc các cơ quan, đơn vị liên quan thường bố trí cán bộ ít việc tại cơ quan tham gia đồn thanh tra, nên khơng đảm bảo năng lực theo yêu cầu; việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan chưa kịp thời, cịn có biểu hiện né tránh, chưa nhiệt tình; bản thân cán bộ của các ngành tham gia đồn thanh tra cũng khơng bố trí thời gian tham gia liên tục, thường xuyên nghỉ để thực hiện các nhiệm vụ khác của cơ quan mình. Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập nêu trên là do chính các cơ quan này thường có mối quan hệ quản lý theo chuyên môn ngành với các đối tượng thanh tra, có trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước ở các lĩnh vực này tại địa phương, do đó tâm lý chung là khơng muốn có nhiều sai phạm trong các hoạt động quản lý của ngành thông qua công tác thanh tra.
4.3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC THANH TRA KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI HUYỆN LỤC NGẠN HỘI TẠI HUYỆN LỤC NGẠN
4.3.1. Đánh giá chung
4.3.1.1. Ưu điểm
UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện đã chỉ đạo thanh tra huyện bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh, của Thanh tra tỉnh và các sở ngành của tỉnh để xây dựng, triển khai công tác thanh tra và đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó, nội dung các cuộc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm theo đúng định hướng. Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra đã được quan tâm và tiến hành có khoa học, tồn diện hơn, đi vào nề nếp, ngày càng bám sát yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý; đã hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra.
Thanh tra huyện Lục Ngạn đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ theo trình tự, thủ tục quy định để tiến hành công tác thanh tra theo thẩm quyền, hầu hết các cuộc thanh tra đem lại hiệu quả tích cực: Qua thanh tra đã phát hiện, chấn
chỉnh, xử lý nhiều vi phạm, đồng thời kiến nghị khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản lý, điều hành, góp phần phịng ngừa vi phạm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo kỷ cương hành chính và sự nghiêm minh của pháp luật; kết quả thanh tra đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của HĐND, UBND huyện trong việc phòng, ngừa vi phạm.
Việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định.
4.3.1.2. Hạn chế
Vẫn còn một số năm việc xây dựng kế hoạch thanh tra chưa sát với thực tế, chưa tồn diện; việc bố trí lực lượng thanh tra của Đồn thanh tra và phương pháp tiến hành thanh tra của một số cuộc thanh tra chưa khoa học;
- Việc chấp hành các quy định về thời hạn trong thanh tra chưa nghiêm, một số trường hợp vi phạm về thời hạn công bố quyết định thanh tra, thời hạn thanh tra, thời hạn ban hành báo cáo kết quả của Đoàn thanh tra và kết luận của người ra quyết định thanh tra.
- Kết quả thanh tra ở một số cuộc chất lượng chưa cao nên hoạt động thanh tra tác động chưa tích cực vào việc nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, một số cuộc thanh tra chưa phát hiện được sai phạm còn hạn chế; tỷ lệ số vụ việc tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh còn thấp; số vụ việc sai phạm chuyển sang cơ quan điều tra còn hạn chế.
- Việc kiến nghị xử lý hành chính trong kết luận thanh tra (đối với một số cuộc) cịn chung chung, chưa chỉ rõ đối tượng có sai phạm dẫn đến việc tổ chức thực hiện gặp khó khăn;
- Việc cơng khai kết luận thanh tra chưa thực hiện đầy đủ theo quy định của Nghị định 86/2011/NĐ-CP. Cụ thể, có kết luận thanh tra chưa được đăng tải trên cổng, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở làm việc của đối tượng thanh tra.
- Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quyết định, kết luận thanh tra chưa thường xuyên, thiếu toàn diện, hầu hết cơ quan thanh tra chỉ chủ yếu quan tâm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nội dung về kinh tế, chưa quan tâm đúng mức đến việc theo dõi, đôn đốc thực hiện các nội dung xử lý khác như việc xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan đến sai phạm; chấn chỉnh công tác quản lý; kiến nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ các văn bản có nội
dung không phù hợp với quy định của pháp luật.
- Việc xem xét xử lý hành chính cịn bị xem nhẹ, số lượng tập thể, cá nhân có sai phạm được xem xét, xử lý bằng các hình thức kỷ luật cịn ít, hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ "kiểm điểm rút kinh nghiệm" nên không đủ sức răn đe.
- Thiếu các biện pháp bảo đảm việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, do vậy nhiều kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra thực hiện dứt điểm nhưng còn chậm, phải đơn đốc nhiều lần, tình trạng tái diễn vi phạm pháp luật cùng loại sau thanh tra diễn ra tương đối phổ biến trên các lĩnh vực.
4.3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, thủ trưởng cơ quan, đơn vị về vai trị, ý nghĩa của cơng tác thanh tra còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đến công tác thanh tra;
- Việc xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm chưa quan tâm đến việc khảo sát nên một số cuộc thanh tra chất lượng không cao;
- Người ra quyết định thanh tra đã quan tâm nhưng vẫn thiếu sát sao trong việc yêu cầu báo cáo tiến độ thanh tra nên chất lượng, hiệu quả của một số cuộc thanh tra không cao. Bên cạnh đó, ý thức, tinh thần trách nhiệm và trình độ chun mơn nghiệp vụ của một bộ phận cơng chức làm cơng tác thanh tra cịn hạn chế, dẫn đến không phát hiện được sai phạm hoặc kết quả phát hiện thấp;
- Công tác tham mưu, phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc kiểm tra, đơn đốc và tổ chức thực hiện các quyết định, kết luận thanh tra đã có hiệu lực pháp luật chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên dẫn đến việc triển khai thực hiện chưa triệt để;
- Công tác phối hợp của cơ quan thanh tra với cơ quan có liên quan trong tham mưu, đề xuất xử lý cán bộ có sai phạm bị phát hiện qua thanh tra chưa tốt dẫn đến việc xem xét xử lý trách nhiệm bị xem nhẹ, thực hiện chưa nghiêm;
- Một số cá nhân, tổ chức phải chấp hành các quyết định, kết luận thanh tra đã có hiệu lực pháp luật thiếu tự giác, nhận thức không đầy đủ về trách nhiệm của mình, có biểu hiện chây ý, cố tình kéo dài thời gian thực hiện.
4.3.2. Giải pháp đề xuất
huyện Lục Ngạn và những địi hỏi phải hồn thiện cơng tác thanh tra trong tình hình mới, tác giả đề nghị một số nhóm giải pháp để thực hiện như sau:
4.3.2.1. Bổ sung quyền và nhiệm vụ cho Thanh tra huyện
Thứ nhất, cần tăng thẩm quyền cho cơ quan thanh tra cấp huyện theo
hướng tăng cường tính độc lập, tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra hiện nay. Để làm được điều này cần nghiên cứu đổi mới cơ cấu tổ chức Thanh tra nhà nước theo hướng đề cao vai trò của Thanh tra tỉnh đối với tổ chức, nhân sự và hoạt động của Thanh tra huyện. Theo quy định hiện nay việc bổ nhiệm, bố trí cán bộ Thanh tra huyện hồn tồn lệ thuộc vào Chủ tịch UBND huyện. Nên hoạt động thanh tra khó có thể độc lập, khách quan khi đối tượng thanh tra chủ yếu là cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính và chủ thể tham gia chủ yếu là người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước. Do đó, cần phải sửa đổi theo hướng tăng cường vai trò của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra cấp trên trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo và bố trí cán bộ của Thanh tra cấp huyện.
Hiện nay, để thực hiện cơng tác thanh tra hành chính ở cấp huyện được thực hiện chủ yếu do Thanh tra huyện. Do vậy, chỉ với cơ quan này thì khơng thể đảm nhận tồn bộ cơng tác thanh tra hành chính của tồn huyện mơt cách đầy đủ, có hiệu quả. Do vậy, cần có những quy định mang tính pháp lý, nhằm đảm bảo có sự hỗ trợ của Thanh tra tỉnh và Thanh tra các sở chun ngành có liên quan trong cơng tác thanh tra hành chính ở huyện hàng năm, đặc biệt có thể tham gia trực tiếp các đồn thanh tra hành chính ở huyện đối với những lĩnh vực mà Thanh tra huyện cịn yếu về chun mơn, nghiệp vụ.
Thứ hai, nhằm phát huy tính chủ động của ngành và khắc phục sự chậm chễ
trong xây dựng và ban hành kế hoạch thanh tra hàng năm, nên giao quyền phê duyệt kế hoạch, chương trình thanh tra hàng năm cho Chánh Thanh tra cấp huyện sau khi đã báo cáo thống nhất định hướng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Vai trò của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chỉ mang tính định hướng công tác thanh tra hàng năm. Thủ trưởng cơ quan thanh tra sẽ chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra sát với thực tế phù hợp với tình hình địa phương, khơng mang tính dàn trải và chịu trách nhiệm về công tác thanh tra trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thứ ba, nên giao cho Trưởng đoàn thanh tra ký kết luận thanh tra. Hiện nay
theo quy định người ra quyết định thanh tra ký kết luận thanh tra, điều này phần nào làm hạn chế tính tích cực, chủ động và chịu trách nhiệm của Trưởng đoàn
thanh tra trong phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm được phát hiện qua thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra là người trực tiếp tiến hành thanh tra nên sẽ nắm chắc diễn biến, tình hình của sự việc, còn người ra quyết định thanh tra do không trực tiếp tiến hành thanh tra nên khơng nắm được tình hình thực tế của cuộc thanh tra dẫn đến thời gian xem xét, ra kết luận kéo dài. Trong khi, thực tế hiện nay kết luận thanh tra vẫn thường được giao cho Trưởng đoàn thanh tra chuẩn bị.
4.3.2.2. Xây dựng kênh thông tin về các văn bản pháp luật
Thanh tra Chính phủ đã có trang web chuyên ngành. Trong đó đã có cập nhật các văn bản có liên quan đến ngành thanh tra. Tuy nhiên, đa số các cơ quan thanh tra trong tỉnh, nhất là Thanh tra huyện hiện nay việc kết nối với mạng