Tổng quan kết quả hoạt động của ngành Thanhtra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 46)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tổng quan kết quả hoạt động của ngành Thanhtra

Những năm qua ngành thanh tra đã tăng cường chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ thanh tra trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng. Nhằm phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và cơ chế, chính sách; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơng tác cải cách hành chính, phịng, chống tham nhũng, lãng phí. Kết quả cụ thể năm 2015, 2016 và 10 tháng đầu năm 2017 như sau:

Năm 2015, toàn ngành Thanh tra đã triển khai hơn 6.500 cuộc thanh tra hành chính và gần 245.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã chấn chỉnh quản lý, hồn thiện cơ chế chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện sai phạm về kinh tế hơn 97.000 tỷ đồng; sai phạm về quản lý, sử dụng hơn 16.400 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước trên 24 nghìn tỷ đồng. Cơng tác tiếp cơng dân có những chuyển biến tích cực, các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã giải quyết gần 27.000 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt 84%. Qua giải quyết đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước và trả lại cho công dân 129 tỷ đồng, 159 ha đất. Về cơng tác phịng, chống tham nhũng, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 38 vụ, 71 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền trên 44 tỷ đồng. Măm 2016, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 6.586 cuộc thanh tra hành chính và 252.592 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế 59.403 tỷ đồng, 4.000 ha đất; đã kiến nghị thu hồi 37.957 tỷ đồng, 1.267 ha đất; ban hành 162.894 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 5.403 tỷ đồng; chấn chỉnh quản lý, hồn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực. Kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 1.812 tập thể, 2.762 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 89 vụ việc, 102 người.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, công tác thanh tra, 6 tháng đầu năm, thanh tra các bộ, cơ quan ngang bộ triển khai 6.557 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính, 65 cuộc thanh tra trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu

nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng tại 653 đơn vị và tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 11 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, thu hồi và xử lý khác 202,6 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 100%). Qua thanh tra hành chính và chuyên ngành phát hiện sai phạm về kinh tế số tiền là 8.853,5 tỷ đồng, đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 4.017,5 tỷ đồng, ban hành 397 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt hành chính 6 tỷ đồng.

2.2.2. Kinh nghiệm về công tác thanh tra nhà nƣớc một số địa phƣơng

2.2.2.1. Kinh nghiệm thanh tra của tỉnh Kiên Giang

Từ năm 2014 - 2016, ngành Thanh tra tỉnh Kiên Giang đã triển khai và kết thúc 450 cuộc thanh tra trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phịng… Qua đó, kiến nghị thu hồi cho ngân sách 381 tỷ đồng, 5.589 ha đất, chuyển cơ quan điều tra xử lý số tiền sai phạm 13,05 tỷ đồng, giao cơ quan Thuế thu 170,82 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính bằng nhiều hình thức 692 tập thể, 1.256 cá nhân, xử lý bằng pháp luật 15 vụ/48 đối tượng. Đáng chú ý, qua công tác thanh tra, kiểm tra, ngành Thanh tra Kiên Giang đã phát huy kịp thời những mặt tiến bộ, khắc phục hạn chế của các đơn vị được thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt, ngành đã góp phần chấn chỉnh, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, chủ động phịng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật. Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh đề xuất UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 05, tạo điều kiện để hội nông dân các cấp tham gia giải quyết KN có liên quan đến nơng dân; tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho 4.709 lượt cán bộ cơ sở về chun mơn nghiệp vụ, trình tự thủ tục giải quyết khiếu kiện hành chính lần đầu, hịa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở. Chính vì vậy, cơng tác giải quyết khiếu kiện hành chính lần đầu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đạt trên 98%, hòa giải tranh chấp đất đai tại chỗ đạt 85%, trong đó hịa giải thành cơng đạt từ 65 - 75%.

Thanh tra tỉnh Kiên Giang luôn đặc biệt chú trọng đến cơng tác phịng chống tham nhũng, thường xuyên tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm sốt cơng tác thu chi ngân sách nhà nước của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Thông qua công tác thanh tra kinh tế - xã hội, giải quyết khiếu nại, tố cáo, toàn ngành đã phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, hành vi tham ơ, lập quỹ trái phép, thanh - quyết tốn khống để vụ lợi cho tập thể, cá nhân, số tiền là 13,05 tỷ đồng. Tính đến nay, thanh tra các cấp cùng cơ quan cảnh sát điều tra, viện Kiểm sát nhân dân đã xử lý thu hồi được 12,235 tỷ đồng, đạt 93,75%, chuyển hồ sơ sang

cơ quan điều tra khởi tố, điều tra theo quy định pháp luật 15 vụ/48 đối tượng.

2.2.2.2. Kinh nghiệm thanh tra của tỉnh Hải Dương

Trong thời gian qua, ngành Thanh tra Hải Dương liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giúp cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ngành đánh giá được thực trạng tình hình chấp hành chính sách, pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các cơ quan, đơn vị được thanh tra. Đồng thời tham mưu, đề xuất nhiều giải pháp giúp cấp ủy, thủ trưởng các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý, điều hành kinh tế - xã hội, đặc biệt là những đề xuất giải quyết các vụ khiếu kiện phức tạp, đơng người xảy ra ở một số nơi, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thanh tra tỉnh Hải Dương đã tiến hành thanh tra trong nhiều lĩnh vực tra, trong đó có nhiều cuộc thanh tra chuyên đề, thanh tra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ giao như thanh tra việc quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản; thanh tra ngành Thuế; thanh tra cổ phần hoá. Riêng Thanh tra tỉnh đã tổ chức thanh tra, giải quyết có hiệu quả một số vụ việc có tính chất phức tạp theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh như: Vụ đấu thầu khu đơ thị mới phía Đơng TP Hải Dương, thực hiện xây dựng dự án hạ tầng kỹ thuật khu phố thương mại và siêu thị Chợ Cuối; thanh tra đấu thầu ở Bệnh viện Đa khoa huyện Bình Giang… Qua đó, phát hiện sai phạm với tổng số tiền 100,2 tỷ đồng; đã thu và giảm quyết toán được trên 60 tỷ đồng. Kiến nghị thu hồi hơn 27,8 nghìn m2 đất các loại; khôi phục quyền lợi cho 13 người và kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 225 người; chuyển cơ quan điều tra xem xét và xử lý hình sự 3 vụ.

Về cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, toàn ngành đã tiếp 33,5 nghìn lượt người, nhận 19,9 nghìn đơn thư các loại; đã chủ động xem xét, xác minh, kết luận kiến nghị để thủ trưởng các cấp, ngành ra quyết định giải quyết 4.350/4.587 vụ việc thuộc thẩm quyền. Chất lượng tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo ngày càng được nâng lên, hạn chế được tình trạng chuyển đơn lịng vịng, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết. Đến nay, nhiều điểm khiếu kiện phức tạp, đông người đã cơ bản ổn định, cơng dân đã đồng tình với chủ trương, chính sách của Nhà nước…

Để nâng cao hiệu lực cá hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh Hải Dương đã xây dựng và ban hành các tiêu chí thi đua trong lĩnh vực tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC); tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản

quản lý Nhà nước về KN,TC, xử lý sau thanh tra và phòng, chống tham nhũng (PCTN). Toàn ngành đã tiếp 33,5 nghìn lượt người, nhận 19,9 nghìn đơn thư các loại; đã chủ động xem xét, xác minh, kết luận kiến nghị để thủ trưởng các cấp, ngành ra quyết định giải quyết 4.350/4.587 vụ việc thuộc thẩm quyền. Chất lượng tiếp dân và giải quyết KN,TC ngày càng được nâng lên, hạn chế được tình trạng chuyển đơn lịng vịng, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết. Đến nay, nhiều điểm khiếu kiện phức tạp, đông người đã cơ bản ổn định, công dân đã đồng tình với chủ trương, chính sách của Nhà nước…

Kết quả của các phong trào thi đua của Thanh tra tỉnh Hải Dương đã tác động chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức ngành Thanh tra trong công tác thi đua khen thưởng. Việc xây dựng chương trình kế hoạch cơng tác thi đua hàng năm cụ thể, sát với tình hình thực tế và gắn với phong trào thi đua yêu nước của mỗi địa phương, đơn vị. Thông qua công tác thi đua, ngành Thanh tra tỉnh Hải Dương đã từng bước đổi mới phương thức hoạt động, có biện pháp sáng tạo, phong phú, phù hợp để tổ chức thực hiện. Đặc biệt là đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thanh tra các cấp, làm cho hoạt động của ngành tuân thủ theo pháp luật, có phương pháp cơng tác sâu sát, hiệu quả hơn, chất lượng chuyên môn được nâng cao hơn. Đồng thời, thực hiện tốt việc tổng kết, đánh giá phong trào thi đua, bình bầu, xếp loại thi đua và đề nghị khen thưởng kịp thời, tạo động lực cho phong trào thi đua đạt kết quả cao.

2.2.2.3. Kinh nghiệm thanh tra của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Hàng năm, UBND huyện căn cứ hướng dẫn của Thanh tra tỉnh chỉ đạo Thanh tra huyện khảo sát, nắm bắt tình hình,... để xây dựng kế hoạch thanh tra phù hợp tình hình thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung thanh tra các lĩnh vực: quản lý đầu tư xây dựng; quản lý sử dụng đất đai; tài chính ngân sách, quản lý tài sản cơng; việc thực hiện các chương trình dự án, chương trình mục tiêu quốc gia ... Thơng qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các sai phạm; kiến nghị sửa đổi những bất cập trong công tác quản lý và cơ chế, chính sách; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơng tác cải cách hành chính, phịng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Giai đoạn 2014-2016, Huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang triển khai 14 cuộc, trong đó: 13 cuộc theo kế hoạch, 01 cuộc đột xuất.

Trong quá trình thanh tra đã phát hiện có 31/51 đơn vị có vi phạm. - Phát hiện vi phạm số tiền 2.437 triệu đồng.

- Những vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra: Chủ yếu liên quan đến quản lý đất đai, quản lý đầu tư, quyết tốn, nghiệm thu cơng trình XDCB và việc sử dụng các kinh phí trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của các đơn vị, tổ chức cá nhân được giao.

- Xử lý kinh tế: Xử lý thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền 773 triệu đồng; xử lý khác về kinh tế là 1.686 triệu đồng.

- Xử lý hành chính: đã thực hiện xử lý kiểm điểm đối với 38 tập thể, 72 cá nhân đã để xảy ra vi phạm.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng công tác thanh tra hành chính tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Nâng cao chất lượng công tác thanh tra trong lĩnh vực kinh tế - xã hội xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế - xã hội. Qua công tác này, không những giúp các cơ quan quản lý đánh giá được việc thực hiện các chính sách, pháp luật của các đối tượng thanh tra mà cịn xem xét tính hợp lý của cơ chế, chính sách và pháp luật hiện hành. Qua công tác thanh tra hành chính hàng năm cho thấy, để một cuộc thanh tra hành chính có chất lượng, hiệu quả cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Thứ nhất, đối với công tác khảo sát: Khi được phân cơng khảo sát nắm tình hình, thanh tra viên cần phải thu thập đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; xác định tính chất, yêu cầu, mục đích của cuộc thanh tra; dự kiến thời gian tiến hành thanh tra. Qua đó giúp thanh tra viên có thể nhận định, đánh giá khái quát tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra, khi thanh tra sẽ đi sâu được vào những nội dung trọng tâm, trọng điểm mà khơng lúng túng, bị động, ít tốn thời gian. Mỗi cán bộ, thanh tra viên đều cần phải nghiên cứu quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của cuộc thanh tra, nghiên cứu nguồn gốc tài liệu làm căn cứ tham mưu cho lãnh đạo ra quyết định thanh tra. Phân tích những trọng tâm, trọng điểm, phương pháp tiến hành cuộc thanh tra.

Nghiệp vụ thanh tra là nghiên cứu tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật, vì vậy hàng năm khi có chỉ đạo của cấp trên về chuyên đề được thanh tra hoặc thanh tra theo kế hoạch, trước tiên cán bộ thanh tra phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các văn bản quy phạm pháp luật, hiệu lực của các loại văn bản được áp

dụng qua từng giai đoạn, phải cập nhật, sưu tầm các loại văn bản có liên quan cần thiết phục vụ cho cuộc thanh tra, nghiên cứu phát huy những kiến thức pháp luật đã tổng hợp được để khi tiến hành thanh tra sẽ tốn ít thời gian, hiệu quả cao hơn.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch thanh tra: Kế hoạch thanh tra là cụ thể hoá

nội dung thanh tra. Kế hoạch càng chi tiết, cụ thể thì càng dễ dàng thực hiện cơng việc thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra sẽ căn cứ vào nội dung của kế hoạch để tiến hành các biện pháp nghiệp vụ thanh tra, thu thập tài liệu, chứng cứ, phân tích chứng minh, kết luận từng nội dung đã nêu trong kế hoạch và cũng là cơ sở để thành viên Đoàn thanh tra kiểm tra lại trong quá trình thanh tra đã thực hiện đúng, đủ nội dung của quyết định thanh tra, không đi lệch hướng.

Xây dựng kế hoạch thanh tra rất quan trọng trong việc tiến hành thanh tra và hình thành báo cáo kết quả thanh tra. Mặc khác, xây dựng kế hoạch thanh tra cũng nhằm tránh hiện tượng lạm quyền trong thanh tra, khơng thực hiện ngồi những nội dung đã nêu trong quyết định thanh tra (trừ trường hợp những nội dung liên quan, tính chất phức tạp, được sự chỉ đạo của người có thẩm quyền).

Thứ ba, xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo: Báo cáo

theo đề cuơng mà Đoàn thanh tra yêu cầu là nội dung quan trọng, không thể thiếu. Đây là văn bản có giá trị pháp lý được lưu giữ trong hồ sơ cuộc thanh tra. Đề cương yêu cầu phải gợi ra được những nội dung thật sát với nội dung thanh tra (bám sát kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra). Trong đề cương không để lộ những vấn đề vi phạm của đối tượng mà Đoàn thanh tra đang nghi ngờ hoặc đã nắm được, những trọng điểm, trọng tâm và phương pháp tiến hành thanh tra để hạn chế sự che giấu, đối phó của đối tượng thanh tra.

Qua báo cáo của đối tượng thanh tra, Đồn thanh tra có thể nắm tổng qt đặc điểm tình hình, đây cũng là căn cứ để đối chiếu với các tài liệu hồ sơ khác như hồ sơ chứng từ, sổ sách kế tốn có liên quan để kết luận vụ việc chính xác, khách quan. Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo nên gửi trước cho đối tượng thanh tra. Cần phải tạo cho đối tượng thanh tra một thời gian để chuẩn bị, để khi Đồn cơng bố quyết định, kế hoạch thanh tra, họ phải gửi cho Đoàn thanh tra.

Việc xây dựng đề cương cụ thể, rõ ràng, bám sát nội dung kế hoạch thanh tra, giúp cho đối tượng thanh tra báo cáo đầy đủ theo yêu cầu của Đoàn, đúng thời gian quy định, giúp rút ngắn được thời gian thanh tra. Khi đã có báo cáo của đối tượng thanh tra, Đồn thanh tra có thời gian nghiên cứu sâu hơn từng vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)