Biểu thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 67)

Đối tƣợng cần thu

thập thông tin

Số

lƣợng Thông tin cần thu thập

Phƣơng pháp thu thập thông tin

A. Thanh tra huyện Lục Ngạn

(Lãnh đạo, cán bộ, TTV Thanh tra huyện)

7 - Tình hình cơng tác thanh tra hành chính của huyện

+ Thực hiện xây dựng phê duyệt kế hoạch thanh tra hành chính hàng năm.

+ Thực hiện quy trình, nội dung thanh tra hành chính

+ Kết quả thanh tra hành chính + Công tác cán bộ

- Đánh giá việc chấp hành quy trình, nội dung thanh tra hành chính. - Đánh giá sự hợp tác của đối tượng thanh tra, sự phối hợp của cơ quan liên quan;

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra hành chính.

Phỏng vấn sâu

B. Lãnh đạo UBND huyện, Thanh tra tỉnh, các cơ quan liên quan (Lãnh đạo, TTV Thanh tra tỉnh; Lãnh đạo UBND huyện; Lãnh đạo và chuyên viên các phịng chun mơn của huyện (Phòng Tài

chính kế hoạch, phịng Kinh tế & Hạ tầng, Phịng Tài nguyên và môi trường); Chi cục

Thuế huyện)

32 - Đánh giá về tình hình cơng tác thanh tra hành chính của huyện + Cơng tác xây dựng phê duyệt kế hoạch thanh tra hành chính hàng năm.

+ Thực hiện quy trình, nội dung thanh tra hành chính

- Đánh giá về việc phát hiện sai phạm qua thanh tra

- Sự hợp tác trong quá trình thanh tra, sự phối hợp của cơ quan liên quan.

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác thanh tra hành chính.

Phỏng vấn bán cấu trúc

C. Đối tượng thanh tra và các đối tượng có liên quan

(Lãnh đạo, cán bộ chuyên môn các xã; Trưởng thôn, đại diện Ban kiến thiết của thôn; lãnh đạo, chuyên môn các đơn vị được thanh tra liên quan.)

106 - Thơng tin chung

- Đánh giá về tình hình cơng tác thanh tra hành chính của huyện - Thực hiện quy trình, nội dung thanh tra hành chính

- Sự hợp tác trong quá trình thanh tra, sự phối hợp của cơ quan liên quan.

- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác thanh tra hành chính.

Phỏng vấn bán cấu trúc

3.2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập số liệu điều tra, tiến hành phân loại để xử lý trên chương trình của máy tính. Sử dụng chương trình này để lựa chọn các tiêu thức phân tổ và tính tốn được các chỉ tiêu: số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối và một số chỉ tiêu khác theo yêu cầu của đề tài đặt ra.

3.2.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối và tương đối để mô tả thực trạng kết quả công tác thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn những năm qua; mô tả thực trạng việc Thanh tra huyện Lục Ngạn thực hiện các giải pháp hồn thiện cơng tác thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

Được sử dụng để đánh giá kết quả cơng tác thanh tra hành chính theo các nội dung như: việc thực hiện chương trình kế hoạch thanh tra, số lượng các cuộc thanh tra hàng năm, những dạng sai phạm chủ yếu qua công tác thanh tra hành chính trên các lĩnh vực được thanh tra. Trên cơ sở đó đánh giá mức độ sai phạm qua các năm, so sánh việc thực hiện chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm, việc thực hiện quy trình thanh tra so với quy định của pháp luật.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện cơng tác thanh tra

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra so với kế hoạch năm; - Số cuộc hoàn thành đảm bảo về thời gian, đúng quy trình; - Số cuộc thanh tra phải gia hạn thời gian.

- Số cuộc thanh tra tiến hành đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận sau thanh tra.

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thanh tra

- Số đối tượng thanh tra sai phạm;

- Các dạng sai phạm chủ yếu của đối tượng thanh tra; - Kết quả phát hiện sai phạm về kinh tế.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

4.1.1. Công tác lập kế hoạch thanh tra hàng năm

Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010, UBND cấp huyện hàng năm đều phải ban hành kế hoạch thanh tra hành chính của huyện, đồng thời chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra đã ban hành. Cơ quan Thanh tra huyện có trách nhiệm tham mưu giúp UBND huyện thực hiện xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm. Việc xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm phải trên cơ sở định hướng, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh và nhiệm vụ chính trị của địa phương.

4.1.1.1. Việc xây dựng kế hoạch thanh tra hành chính

Hàng năm, Thanh tra huyện luôn bám sát vào định hướng, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh Bắc Giang, và căn cứ tình hình thực tế của huyện, tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch thanh tra hàng năm, cụ thể:

Năm 2014, căn cứ Công văn số: 2399/TTCP-KHTCTH ngày 21/10/2013 của Thanh tra Chính phủ và Công văn số 365/TTT-VP ngày 28/10/2013 của Thanh tra tỉnh Bắc Giang về hướng xây dựng kế hoạch công tác thanh tra năm 2014. Qua đó đã chỉ đạo nội dung thanh tra hành chính tập trung vào: “cơng tác

quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, nội dung có trọng tâm, trọng điểm gồm: quản lý, khai thác tài nguyên, khoán sản; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý tài chính- ngân sách, đầu tư mua sắm cơng…”. Trên cơ sở đó, Thanh tra huyện đã

tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch thanh tra năm 2014, trong đó thanh tra hành chính trên các lĩnh vực tổng số là 08 cuộc gồm: Thanh tra công tác quản lý đất đai 01 cuộc; Thanh tra công tác quản lý ngân sách 05 cuộc; Thanh tra công tác quản lý đầu tư XDCB 1 cuộc; Thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế 01 cuộc (xem bảng 4.1).

Năm 2015, căn cứ Công văn số: 2489/TTCP-VP ngày 12/10/2014 của Thanh tra Chính phủ và Cơng văn số: 178/TTT-VP ngày 18/10/2014 của Thanh tra tỉnh Bắc Giang về hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2015. Qua đó đã chỉ đạo nội dung thanh tra hành chính tập trung vào: “cơng tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, nội dung gồm: công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng

đất đai; quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý tài chính- ngân sách, đầu tư mua sắm công; quản lý sử dụng vốn tại các doanh nghiệp…”. Trên cơ sở đó, Thanh tra huyện đã tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch thanh tra năm 2015, trong đó thanh tra hành chính trên các lĩnh vực tổng số là 08 cuộc gồm: Thanh tra công tác quản lý đất đai 02 cuộc; Thanh tra công tác quản lý ngân sách 04 cuộc; Thanh tra công tác quản lý đầu tư XDCB 02 cuộc (xem bảng 4.1).

Năm 2016, căn cứ Công văn số: 2989/TTCP-KHTCTH ngày 20/10/2015 của Thanh tra Chính phủ và Công văn số 329/TTT-VP ngày 26/11/2015 của Thanh tra tỉnh Hưng Yên về định hướng xây dựng chương trình kế hoạch cơng tác thanh tra năm 2016. Qua đó đã chỉ đạo nội dung thanh tra hành chính tập trung vào “công tác quản lý, sử dụng đất đai; Quản lý sử dụng ngân sách, đầu tư

xây dựng cơ bản và một số dự án…”. Trên cơ sở đó, Thanh tra huyện đã tham

mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch thanh tra năm 2016, trong đó thanh tra hành chính trên các lĩnh vực tổng số là 08 cuộc gồm: Thanh tra công tác quản lý đất đai 02 cuộc, Thanh tra công tác quản lý ngân sách 05 cuộc, và Thanh tra công tác quản lý đầu tư XDCB 02 cuộc (Bảng 4.1).

Bảng 4.1. Chƣơng trình, kế hoạch thanh tra hàng năm Nội dung Năm 2014 (Cuộc) Năm 2015 (Cuộc) Năm 2016 (Cuộc) 2015/ 2014 (%) 2016/2 015 (%) BQ (%) * Tổng số 8 8 9 100 112,5 106,3

1- Thanh tra công tác

quản lý đất đai 1 2 2 200 100 150 2- Thanh tra công tác

quản lý ngân sách 5 4 5 80 125 102,5 3- Thanh tra công tác

quản lý đầu tư XDCB 1 2 2 200 100 150 4- Thanh tra việc chấp

hành pháp luật về thuế 1 0 0 0 0 0 Nguồn: Thanh tra huyện Lục Ngạn

Việc xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra hàng năm của huyện Lục Ngạn, cơ bản là đảm bảo về các nội dung thanh tra, lĩnh vực thanh tra theo hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên. Tuy nhiên, thực tế còn thiếu các tiêu chí để lựa chọn đối tượng thanh tra hàng năm. Các đối tượng thanh tra được lựa chọn thường có

tính chất định kỳ, ln phiên. Ngun nhân chủ yếu là do các đối tượng thanh tra hàng năm khơng nhiều, tồn huyện có 30 xã, thị trấn, nên việc chọn các đối tượng thanh tra hàng năm thường còn phải tránh trùng lặp với các đơn vị khác như: Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở chuyên ngành, Ủy ban kiểm tra Huyện ủy, Kiểm toán…Đối với các cuộc thanh tra về thuế, việc lựa chon các đối tượng thanh tra còn phải tránh trùng lặp với kế hoạch kiểm tra của cơ quan Thuế huyện, tỉnh. Ngoài ra việc chọn đối tượng thanh tra còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo, lãnh đạo của lãnh đạo UBND huyện. Do đó có thể thấy, việc lựa chọn các đối tượng thanh tra hàng năm ở huyện những năm qua chỉ có tính chất tương đối.

Về số lượng các cuộc thanh tra hàng năm giao động từ 8 cuộc đến 9 cuộc (xem bảng 4.1). Số cuộc thanh tra về lĩnh vực đất đai, xây dựng cơ bản, thuế hàng năm vẫn đạt tỷ lệ thấp. Về cơ bản với lực lượng cán bộ thanh tra hiện có còn mỏng 07 biên chế, địa bàn rộng với 30 xã, thị trấn cùng với việc còn phải đảm nhiệm các nhiệm vụ khác của ngành, nên việc hoàn thành tốt các cuộc thanh tra theo kế hoạch hàng năm cũng là một áp lực lớn.

4.1.1.2. Thời gian ban hành kế hoạch thanh tra hàng năm

Việc chấp hành thời gian ban hành kế hoạch thanh tra có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện việc chấp hành nghiêm quy định của Luật thanh tra và trách nhiệm tham mưu của cơ quan Thanh tra huyện, song bên cạnh đó cũng là cơ sở, điều kiện để việc triển khai các cuộc thanh tra được thuận lợi.

Những năm qua, Thanh tra huyện đã phối hợp với các cơ quan liên quan, thực hiện vai trò tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm theo quy định, cụ thể: Quyết định số 5786/QĐ-UBND ngày 13/12/2013 về việc phê duyệt công tác thanh tra năm 2014, Quyết định số 6905/QĐ-UBND ngày 11/12/2014 về việc phê duyệt công tác thanh tra năm 2015, Quyết định số 6578/QĐ-UBND ngày 15/12/2015 về việc phê duyệt công tác thanh tra năm 2016.

Như vậy, việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra của huyện trong 3 năm là đảm bảo thời gian theo quy định của Luật thanh tra.

4.1.1.3. Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch thanh tra hành chính

Qua khảo sát 40 đối tượng gồm: cán bộ, TTV Thanh tra huyện; lãnh đạo Thanh tra tỉnh, UBND huyện, các cơ quan liên quan, đã đánh giá một cách khách quan về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra của huyện, kết quả được thể hiện

qua bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2. Ý kiến đánh giá của Thanh tra tỉnh, huyện và cán bộ huyện liên quan về kế hoạch thanh tra của huyện

Diễn giải (n=40) Số ngƣời trả lời (người) T lệ (%) 1. Cách thức lập kế hoạch thanh tra

a. Dựa vào định hướng của TTr Chính phủ 32 80 b. Dựa vào kế hoạch thanh tra của tỉnh 34 85 c. Dựa vào nhu cầu địa phương 40 100

2. ự phù hợp của kế hoạch thanh tra

a. Nội dung phù hợp 35 87,5 b. Mục tiêu phù hợp 38 95 c. Thời gian phù hợp 38 95 d. Phù hợp với nguồn lực của địa phương 34 85

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Như vậy, đánh giá về cách thức lập kế hoạch thanh tra, có 100% ý kiến cho rằng dựa vào nhu cầu địa phương; 85% ý kiến cho rằng dựa vào kế hoạch thanh tra tỉnh; 80% ý kiến cho rằng dựa vào định hướng của Thanh tra Chính phủ. Về sự phù hợp của kế hoạch thanh tra, có trên 87,5% ý kiến cho rằng kế hoạch đã phù hợp về nội dung; có 95 % ý kiến cho rằng đã phù hợp với mục tiêu; có 95% ý kiến cho rằng phù hợp về thời gian và 85% ý kiến đánh giá phù hợp với nguồn lực địa phương.

4.1.2. Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện thanh tra hành chính

4.1.2.1. Tổ chức bộ máy

a. Về biên chế Thanh tra huyện

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Huyện ủy – UBND huyện luôn quan tâm củng cố, từng bước kiện tồn bộ máy hành chính các cấp, đảm bảo số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Thanh tra huyện là một trong những cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, sớm nhận được sự quan tâm, bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ,

công chức, đến nay cơ quan Thanh tra huyện đã được bổ sung nâng tổng số cán bộ cơ quan là 7 người (xem bảng 4.3).

Trong tổng số cán bộ, công chức cơ quan Thanh tra huyện, có 7/7 người là biên chế chính thức, chiếm 100%. Mặc dù đã được bổ sung về lực lượng cán bộ, song hiện tại số lượng cán bộ thanh tra còn thiếu so với yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan Thanh tra. Mặt khác số lượng cán bộ được đào tạo, đảm bảo tiêu chí về nghiệp vụ thanh tra chưa nhiều, cụ thể: Thanh tra viên chính hiện nay chưa có người nào; thanh tra viên là 4 người, chiếm 57,14%; cán bộ thanh tra là 3 người chiếm 42,86%, đây cũng là những khó khăn trong việc phân cơng, xắp xếp cán bộ tham gia các cuộc thanh tra hành chính hàng năm của huyện.

Bảng 4.3. Lực lƣợng, cán bộ, thanh tra viên Thanh tra huyện Lục Ngạn (tính đến 30/12/2016)

Chỉ tiêu

Tổng số ngƣời

Biên chế Hợp đồng Ngƣời Cơ cấu Ngƣời Cơ cấu

7 7 100 0 0

1 - Thanh tra viên chính 0 0 0 0 0 2 - Thanh tra viên 4 4 57,14 0 0 3 - Cán bộ thanh tra 3 3 42,86 0 0

Nguồn: Thanh tra huyện Lục Ngạn

b. Tổ chức bộ máy theo nội dung thanh tra

Theo quy định của pháp luật về thanh tra, thanh tra các cấp có quyền trưng dụng người của các cơ quan liên quan tham gia các đồn thanh tra khi thấy cần có sự hỗ trợ của các chuyên ngành phù hợp, nhằm đảm bảo các nội dung, và nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra. Những năm qua, một số cuộc thanh tra hành chính ở huyện Lục Ngạn, đều có sự phối hợp, hỗ trợ của các ngành liên quan theo từng lĩnh vực thanh tra, cụ thể: thanh tra về cơng tác quản lý đất đai, có sự phối hợp của Phịng Tài ngun và Môi trường (TN&MT) huyện; thanh tra về công tác quản lý ngân sách, có sự phối hợp của Phịng Tài chính – Kế hoạch (TC-KH) huyện; thanh tra công tác quản lý đầu tư XDCB, có sự phối hợp của Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện; thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế, có sự phối hợp của Chi Cục thuế huyện (xem bảng 4.4).

Bảng 4.4. Tổ chức bộ máy thực hiện theo nội dung thanh tra Nội dung Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hợp Nội dung Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hợp

1- Thanh tra công tác quản lý

đất đai Thanh tra huyện Phòng TN&MT huyện 2- Thanh tra công tác quản lý

ngân sách Thanh tra huyện Phòng TC-KH 3- Thanh tra công tác quản lý đầu

tư XDCB Thanh tra huyện Phòng KT&HT, Phòng TC-KH huyện 4- Thanh tra việc chấp hành pháp

luật về thuế Thanh tra huyện Chi Cục thuế huyện

4.1.2.2. Thực hiện quy trình thanh tra hành chính

Để tiến hành cơng tác thanh tra hành chính, các cơ quan thanh tra phải căn cứ vào trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Quy trình thanh tra hành chính đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành làm cơ sở thực hiện, trong đó có quy định chi tiết các bước tiến hành, nội dung và người tổ chức thực hiện. Việc thực hiện quy trình thanh tra có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả của cơng tác thanh tra hành chính.

a. Cơng tác chuẩn bị và quyết định thanh tra hành chính

Căn cứ Kế hoạch thanh tra hành chính hàng năm đã được Chủ tịch UBND huyện phê duyệt, Thanh tra huyện có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)