Giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 104)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp hồn thiện cơng tác thanhtra kinh tế-xã hội tại huyện

4.3.2. Giải pháp đề xuất

huyện Lục Ngạn và những địi hỏi phải hồn thiện cơng tác thanh tra trong tình hình mới, tác giả đề nghị một số nhóm giải pháp để thực hiện như sau:

4.3.2.1. Bổ sung quyền và nhiệm vụ cho Thanh tra huyện

Thứ nhất, cần tăng thẩm quyền cho cơ quan thanh tra cấp huyện theo

hướng tăng cường tính độc lập, tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra hiện nay. Để làm được điều này cần nghiên cứu đổi mới cơ cấu tổ chức Thanh tra nhà nước theo hướng đề cao vai trò của Thanh tra tỉnh đối với tổ chức, nhân sự và hoạt động của Thanh tra huyện. Theo quy định hiện nay việc bổ nhiệm, bố trí cán bộ Thanh tra huyện hồn tồn lệ thuộc vào Chủ tịch UBND huyện. Nên hoạt động thanh tra khó có thể độc lập, khách quan khi đối tượng thanh tra chủ yếu là cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính và chủ thể tham gia chủ yếu là người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước. Do đó, cần phải sửa đổi theo hướng tăng cường vai trò của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra cấp trên trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo và bố trí cán bộ của Thanh tra cấp huyện.

Hiện nay, để thực hiện cơng tác thanh tra hành chính ở cấp huyện được thực hiện chủ yếu do Thanh tra huyện. Do vậy, chỉ với cơ quan này thì khơng thể đảm nhận tồn bộ cơng tác thanh tra hành chính của tồn huyện mơt cách đầy đủ, có hiệu quả. Do vậy, cần có những quy định mang tính pháp lý, nhằm đảm bảo có sự hỗ trợ của Thanh tra tỉnh và Thanh tra các sở chun ngành có liên quan trong cơng tác thanh tra hành chính ở huyện hàng năm, đặc biệt có thể tham gia trực tiếp các đồn thanh tra hành chính ở huyện đối với những lĩnh vực mà Thanh tra huyện cịn yếu về chun mơn, nghiệp vụ.

Thứ hai, nhằm phát huy tính chủ động của ngành và khắc phục sự chậm chễ

trong xây dựng và ban hành kế hoạch thanh tra hàng năm, nên giao quyền phê duyệt kế hoạch, chương trình thanh tra hàng năm cho Chánh Thanh tra cấp huyện sau khi đã báo cáo thống nhất định hướng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Vai trò của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chỉ mang tính định hướng công tác thanh tra hàng năm. Thủ trưởng cơ quan thanh tra sẽ chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra sát với thực tế phù hợp với tình hình địa phương, khơng mang tính dàn trải và chịu trách nhiệm về công tác thanh tra trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Thứ ba, nên giao cho Trưởng đoàn thanh tra ký kết luận thanh tra. Hiện nay

theo quy định người ra quyết định thanh tra ký kết luận thanh tra, điều này phần nào làm hạn chế tính tích cực, chủ động và chịu trách nhiệm của Trưởng đoàn

thanh tra trong phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm được phát hiện qua thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra là người trực tiếp tiến hành thanh tra nên sẽ nắm chắc diễn biến, tình hình của sự việc, còn người ra quyết định thanh tra do không trực tiếp tiến hành thanh tra nên khơng nắm được tình hình thực tế của cuộc thanh tra dẫn đến thời gian xem xét, ra kết luận kéo dài. Trong khi, thực tế hiện nay kết luận thanh tra vẫn thường được giao cho Trưởng đoàn thanh tra chuẩn bị.

4.3.2.2. Xây dựng kênh thông tin về các văn bản pháp luật

Thanh tra Chính phủ đã có trang web chuyên ngành. Trong đó đã có cập nhật các văn bản có liên quan đến ngành thanh tra. Tuy nhiên, đa số các cơ quan thanh tra trong tỉnh, nhất là Thanh tra huyện hiện nay việc kết nối với mạng thông tin internet của ngành còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc cập nhật thông tin đối với các văn bản pháp luật về lĩnh vực thanh tra hiện nay chủ yếu đều tự tìm hiểu trên báo chí, cơng báo, chưa được cập nhật một cách có hệ thống, kịp thời. Trong khi đó do đặc điểm của công tác thanh tra là phải nắm vững những văn bản pháp luật thời điểm trước đây (thời điểm phát sinh vụ việc thanh tra), khơng phải hiện tại. Chính vì thế, người làm cơng tác thanh tra phải tra cứu những văn bản cũ từ công báo, sách, báo chí. Điều này làm mất rất nhiều thời gian, đôi khi lại khơng tìm thấy, gây khó khăn cho việc kết luận, xử lý vụ việc.

Việc trang bị phương tiện kết nối Internet là một yêu cầu tất yếu, khách quan, qua đó người làm cơng tác thanh tra dễ dàng tiếp cận với các văn bản pháp luật qua từng thời kỳ, nâng cao kiến thức trình độ pháp luật của cán bộ thanh tra, thuận lợi trong quá trình kết luận, kiến nghị xử lý. Đồng thời Thanh tra Chính phủ phải cung cấp địa chỉ trang web một cách rộng rãi, công khai và thường xuyên trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong trang web của Thanh tra Chính phủ phải bố trí cơ sở dữ liệu pháp luật khơng chỉ trong lĩnh vực thanh tra mà toàn bộ các lĩnh vực trong xã hội để cung cấp kịp thời việc tra cứu văn bản của các cơ quan thuộc hệ thống.

4.3.2.3. Xây dựng chuẩn mực về công tác thanh tra

Trong thực hiện nghiệp vụ công tác hiện nay, từng thanh tra viên thực hiện nghiệp vụ theo cách mình nhận định, suy nghĩ và đưa ra phương pháp thanh tra cho từng loại đối tượng. Do đó, để đánh giá hiệu quả của một cuộc thanh tra là rất khó. Hiện tại chưa có một quy định chung nhất về cách thức tiến hành thanh tra cho các loại nghiệp vụ thanh tra. Do vậy, để đảm bảo một cuộc thanh tra có hiệu quả, đồng thời để đánh giá cơng việc của thanh tra viên đã làm thì cần

phải có một chuẩn mực chung về cơng tác thanh tra, trong đó hướng dẫn cụ thể thanh tra viên xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình thanh tra cũng như hướng dẫn các bước, trình tự và cơng việc cụ thể mà thanh tra viên phải làm khi tiến hành thanh tra một khoản mục nào đó.

Việc xây dựng chuẩn mực thanh tra phải được thực hiện bởi Thanh tra Chính phủ, nơi mà có thể tổng hợp được các dạng, loại hình thanh tra phát sinh trong thực tế. Khi xây dựng được chuẩn mực thanh tra, thì sẽ nâng cao vai trò của người làm cơng tác thanh tra, nếu như q trình thực hiện các cuộc thanh tra mà người thanh tra viên không làm đúng và đủ các bước, công việc như theo chuẩn mực quy định thì sau này nếu có những sai phạm phát sinh mà qua thanh tra không phát hiện được thì việc xử lý trách nhiệm của người thanh tra viên được thuận lợi dễ dàng. Thực tế hiện nay có những trường hợp qua thanh tra không phát hiện ra được những sai phạm, nhưng một thời gian sau, sai phạm bị phát hiện ra. Lúc này, vì khơng có chuẩn mực chung để xem xét thanh tra viên đã làm hết trách nhiệm chưa, có khách quan khơng trong q trình thực hiện nhiệm vụ. Do đó việc xử lý gặp khó khăn. Khi có được chuẩn mực chung thì thanh tra viên phải thực hiện hết trách nhiệm của mình, tuân thủ đúng những bước, cơng việc, trình tự mà chuẩn mực đã quy định. Có được như vậy thì hiệu quả cơng tác thanh tra hành chính mới được nâng lên và được hồn thiện hơn.

4.3.2.4. Tổ chức thường xuyên các cuộc hội thảo về cơng tác thanh tra

Trong những năm qua, có những dạng vi phạm pháp luật mới phát sinh, các cơ quan thanh tra trở nên lúng túng trong nghiệp vụ thanh tra. Trong khi đó Thanh tra Chính phủ khơng thường xun tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về công tác thanh tra để người làm cơng tác thanh tra có cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệp lẫn nhau nhằm nâng cao nghiệp vụ, trình độ, phục vu tốt hơn trong tình hình mới. Thanh tra tỉnh Bắc Giang có chế độ giao ban 6 tháng đối với thanh tra các huyện và sở, ngành. Tuy nhiên, các cuộc họp giao ban chủ yếu nắm tình hình cơng tác thanh tra, chưa đi sâu vào việc phân tích các hình thức sai phạm hoặc trao đổi nghiệp vụ thanh tra để từ đó nâng cao nhận thức và kiến thức cho thanh tra viên.

Ở địa phương, Thanh tra tỉnh phải thường xuyên mở các lớp tập huấn hoặc các cuộc hội thảo chuyên ngành về lĩnh vực thanh tra mới phát sinh để các cán bộ Thanh tra huyện có dịp học hỏi, nắm bắt những kiến thức, nhận dạng những hình thức sai phạm mới nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thanh tra.

Thanh tra Chính phủ phải thường xun chủ trì tổ chức các cuộc hội thảo chuyên ngành nhằm cung cấp những thông tin mới nhất về họat động của ngành, chia sẽ những kinh nghiệm cũng như diễn biến của tình hình sai phạm trên các lĩnh vực, nhằm tăng cường kiến thức cho cả hệ thống thanh tra từ Trung ương đến cấp huyện, tạo mối đoàn kết thống nhất trong cả hệ thống thanh tra.

4.3.2.5. Xây dựng chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác thanh tra

Theo quy định hiện hành, TTV của hệ thống Thanh tra Nhà nước hưởng lương tương đương lương của chuyên viên thuộc hệ thống tiền lương của cơ quan hành chính nhà nước. Ngồi tiền lương, hiện tại ngạch Thanh tra viên được hưởng phụ cấp nghề với mức 25% trên tiền lương. Xét về tính chất, đặc điểm công việc hiện tại và những yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cho thấy chế độ tiền lương và phụ cấp nghề theo như quy định hiện nay đối với bậc thanh tra viên là còn bất hợp lý. Những khoản lương và phụ cấp nghề hiện tại chưa đảm bảo cho Thanh tra viên yên tâm công tác, chưa tạo động lực, động cơ để thanh tra viên tận tâm, tận lực trong công tác. Trong khi đó với tính chất hoạt động của ngành, lực lượng thanh tra luôn thường trực trước những cám dỗ, thậm chí là những hành vi mua chuộc của các đối tượng thanh tra khi có các hành vi vi phạm pháp luật. Đây là một trong những yếu tố làm cho ngành thanh tra chưa thu hút được nhân lực có trình độ, có tâm huyến phục vụ với ngành. Do đó cần sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ phụ cấp nghề thanh tra cao hơn nữa là yêu cầu cần thiết trong thời gian tới.

4.3.2.6. Thực hiện thiết lập đường dây nóng tại cơ quan Thanh tra huyện

Cơng tác phịng, chống tham nhũng hiện nay được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Trong đó, lực lượng thanh tra là một trong những lực lượng nòng cốt để thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, hiện nay người dân khi muốn phản ánh những sai phạm, tiêu cực, có dấu hiệu tham ơ, tham nhũng thì thường báo cho các cơ quan thơng tin đại chúng để phản ánh mà không biết phải báo cho cơ quan chức năng nào theo số điện thoại nào cho phù hợp tính chất của sai phạm. Dẫn đến, hiện nay việc xử lý tin báo tội phạm trong lĩnh vực kinh tế còn chồng chéo, hoặc khi nhận tin báo mà không đúng với chức năng của cơ quan mình thì các cơ quan nhận tin cũng khơng thông báo đến những cơ quan đúng thẩm quyền, làm cho việc phát hiện xử lý tội phạm về lĩnh vực kinh tế bị hạn chế rất nhiều. Do vậy, Thanh tra huyện phải chủ trì phối hợp với cơ quan Cơng an, Viện kiểm sát để phân loại những dạng sai phạm trong lĩnh vực kinh tế, từ đó sẽ xác định trách

nhiệm xử lý tin báo của từng cơ quan và thiết lập nên đường dây nóng cho các cơ quan. Thanh tra huyện phải lập bộ phận để nhận tin báo từ quần chúng nhân dân. Số điện thoại đường dây nóng phải dễ nhớ, được thông tin tuyên truyền phổ biến đến người dân một cách cơng khai, thường xun và mang tính khích lệ người dân tham gia cung cấp thông tin những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Làm được như thế thì cơng tác phịng chống tham nhũng cũng như hiệu quả hoạt động của ngành thanh tra được nâng lên, có tác dụng ngăn ngừa, phòng chống những sai phạm có thể xảy ra, góp phần thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước của mình.

4.3.2.7. Nhóm giải pháp về nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ và bổ sung biên chế cho hoạt động thanh tra

Thực tế lực lượng cán bộ, thanh tra viên Thanh tra huyện hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu. Để xây dựng cơ quan Thanh tra cấp huyện đảm bảo hoàn thành được nhiệm vụ theo Luật Thanh tra 2010 trong điều kiện hướng đến mục tiêu: tăng cường dân chủ ở cơ sở, thiết lập trật tự kỷ cương, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân thì khơng thể khơng quan tâm chú trọng xây dựng cơ quan Thanh tra cấp huyện về mọi mặt. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động trong thời gian vừa qua, cũng như nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thanh tra trong thời gian tới, tác giả đề xuất các giải pháp sau:

Một vấn đề đặt ra hiện nay đối với ngành thanh tra và các cấp có thẩm quyền, cần từng bước quan tâm tăng cường biên chế, đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Vấn đề cán bộ cần thực hiện như là một chiến lược thường xuyên, dài hơi, đặc biệt là việc tăng biên chế và đối mới cơ cấu chuyên môn của đội ngũ cán bộ thanh tra. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra hành chính. Với nhiệm vụ của ngành hiện nay, thấy cần sớm kiện toàn bộ máy Thanh tra huyện, đảm bảo biên chế tối thiểu từ 8 đến 10 biên chế chính thức.

Song song với việc đảm bảo về số lượng biên chế cần thiết, cần đổi mới phương thức tuyển dụng và bổ nhiệm ngạch thanh tra viên để đảm bảo cho cán bộ, công chức được tuyển dụng vào Thanh tra huyện phải đảm bảo các chức danh cần tuyển dụng, đạt các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, về trình độ chun mơn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công tác thanh tra hành chính ở huyện. Việc tuyển dụng cán bộ Thanh tra huyện phải đảm bảo cơ cấu về chun mơn, nghiệp vụ cụ thể, có đầy đủ chun mơn về ngành luật, tài chính-

kinh tế, quản lý đất đai, quản lý XDCB…đảm bảo ít nhất mỗi một lĩnh vực thanh tra hành chính ở huyện có một cán bộ, thanh tra viên có chun mơn về lĩnh vực đó. Làm được như vậy, Thanh tra huyện mới chủ động trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, hạn chế phụ thuộc vào các ngành chuyên môn phối hợp liên quan, đảm bảo nâng cao chât lượng, hiệu quả cơng tác thanh tra hành chính ở huyện.

Cần quan tâm hơn đến việc bổ nhiệm ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính đối với lực lượng cán bộ Thanh tra huyện, tạo vai trò pháp lý thuận lợi trong thi hành nhiệm vụ. Thực tế hiện nay Thanh tra huyện chỉ có 4 thanh tra viên, trong đó có 1 Chánh thanh tra và 2 Phó chánh thanh tra, nên chỉ có 1 thanh tra viên thường xuyên tham gia các đồn thanh tra, do đó việc phát huy tính pháp lý trong thực thi nhiệm vụ là khó khăn. Lực lượng tham gia đoàn thanh tra thường là cán bộ thanh tra nên trong q trình tác nghiệp khơng phát huy được vai trò pháp lý, thường bị các đối tượng thanh tra xem thường, không chấp hành nghiêm các yêu cầu của đoàn thanh tra, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng cơng tác thanh tra hành chính.

4.3.2.8. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thanh tra

Do tính đặc thù của ngành, yêu cầu khách quan đối với đội ngũ cán bộ, thanh tra viên phải có năng lực phân tích, tổng hợp vấn đề; có khả năng phối hợp tốt, cũng như có thể độc lập trong nghiên cứu và tiến hành thực thi cơng vụ; có khả năng trình bày, kết luận vấn đề một cách logic, rõ ràng, mạch lạc... cả trong trao đổi trực tiếp và trong biên tập văn bản. Thanh tra viên cũng phải thường xuyên cập nhật và nắm vững những kiến thức về pháp luật, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, về khoa học công nghệ phục vụ nhiệm vụ thanh tra. Với những địi hỏi mang tính khách quan này, đội ngũ cán bộ, Thanh tra viên trong hệ thống Thanh tra nhà nước nói chung cũng như đội ngũ cán bộ, Thanh tra viên của Thanh tra huyện Lục Ngạn nói riêng khơng chỉ cần tăng về số lượng, mà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác thanh tra hành chính trong lĩnh vực kinh tế xã hội tại huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)